Kết quả và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua các năm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở thị xã hương trà (Trang 55 - 59)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

2.3. Kết quả và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua các năm

Vốn đầu tư XDCB thông qua hoạt động đầu tư chuyển hóa thành những dạng công trình hạng mục công trình hoàn thành thể hiện ở các TSCĐ mới tăng thêm và và năng lực sản xuất mới. Đó là 2 chỉ tiêu chính thể hiện kết quả của đầu tư XDCB.

Để đánh giá kết quả đầu tư XDCB của thị xã, ta xem xét giá tri TSCĐ mới tăng qua bảng 9.

Bảng 9: Giá trị TSCĐ mới tăng của thị xã giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: Trđ Giá trị TSCĐ

giai đoạn 2010- 2012

2010 2011 2012

Tổng số

Tỷ trọng

(%)

Tổng số 2.756.960,798 100,00 1.101.625,185 887.513,764 767.821,849 1. Giao thông 709.259,417 25,73 201.104,010 152.641,970 355.513,437 2. Nông nghiệp và thủy lợi 351.088,653 12,73 94.509,840 132.000,000 124.578,813 3. Cấp, thoát nước 62.234,661 2,26 4.168,000 27.585,466 30.481,195 4. CN, điện 970.284,000 35,19 692.844,000 263.440,000 14.000,000

5. GD – ĐT 64.368,376 2,33 18.147,928 23.717,895 22.502,553

6. Y tế, vệ sinh môi trường 39.089,387 1,42 451,924 28.637,463 10.000,000 7. Văn hóa, xã hội 86.896,093 3,15 200,000 72.899,000 13.797,093 8. Quản lý nhà nước 16.953,211 0,61 6.382,483 5.621,970 4.948,758

9. Dịch vụ 56.787,000 2,06 23.817,000 20.970,000 12.000,000

10. XDCB khác của dân cư 400.000,000 14,51 60.000,000 160.000,000 180.000,000 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Hương Trà)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy giá trị TSCĐ mới tăng của các ngành kinh tế qua các năm có sự biến động, có ngành tăng có ngành lại giảm. Tuy nhiên, mức tăng (giảm) này không đồng đều nhau qua các năm bởi vì đầu tư XDCB là một lĩnh vực cần phải có một thời gian nhất định để xây dựng, mua sắm, lắp đặt thiết bị... mới có thể hình thành nên TSCĐ để đưa vào quá trình vận hành. Nhìn chung, giá trị TSCĐ tập trung chủ yếu vào ngành CN, điện, giao thông, nông nghiệp – thủy lợi, XDCB khác của dân cư. Đối với ngành CN, điện, mặt dù giá trị TSCĐ giảm qua các năm song đây là ngành có giá trị TSCĐ lớn nhất của cả giai đoạn 2010 – 2012, chiếm 35,19% trong tổng giá trị TSCĐ của cả giai đoạn. Điều này cho thấy thị xã đã và đang tập trung phát triển ngành CN và đồng thời cũng nâng cấp mạng lưới điện đến từng xã, phường trên địa bàn phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân tạo điều kiện tiền đề cho thị xã phát triển theo định hướng cho những năm tiếp theo là tập trung vào phát triển CN chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Tiếp theo là ngành giao thông với tỷ trọng khá cao 25,73% trong tổng cơ cấu giá trị TSCĐ cả giai đoạn. Giá trị TSCĐ ngành này có xu hướng giảm vào năm 2011 và tăng lên cao trong năm 2012 điều này chứng tỏ rằng hệ thống giao thông được quan tâm đầu tư xây dựng mới, nâng cấp. Đối với ngành nông nghiệp, thủy lợi, giá trị TSCĐ cũng đạt mức cao chiếm 12,73% trong tổng giá trị TSCĐ cả giai đoạn, cho thấy thị xã cũng quan tâm đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Đối với XDCB khác của dân cư, giá trị TSCĐ chiếm 14,51% và có xu hướng tăng qua các năm chứng tỏ nhu cầu nhà ở và XDCB khác của người dân tăng cao.

Chính giá trị TSCĐ tăng thêm của các ngành trên đã làm thay đổi bộ mặt hạ tầng cho thị xã, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển cho Hương Trà.

Giá trị TSCĐ tăng thêm của các ngành khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị TSCĐ cả giai đoạn 2010–2012. Vốn đầu tư XDCB tập trung đầu tư cho các ngành trên tạo ra TSCĐ lớn nên vốn chi cho đầu tư xây dựng cho các ngành này ít nên tạo ra TSCĐ thấp.

Cùng với việc đầu tư XDCB tạo ra TSCĐ tăng thêm thì cũng đồng thời tạo ra năng lực sản xuất tăng thêm từ các TSCĐ đó. Dưới đây là bảng năng lực sản xuất tăng thêm theo ngành của thị xã.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 10: Năng lực sản xuất tăng thêm giai đoạn 2010 - 2012

Chỉ tiêu Đơn vị tính Giai đoạn

2010 – 2012 1. CN

- Nhà máy thủy điện Hương Điền MW 81

- Nhà máy cấp nước sinh hoạt Tứ Hạ M3/ Ngày. Đêm 32.000

- Nhà máy may CN xuất khẩu Tứ Hạ Triệu sp/năm 5

- Sản xuất ống cống thoát nước 1000md 80

- Gia công giấy vệ sinh cao cấp Tấn 500

- Gạch siêu nhẹ 1000 viên 2.000

- Phân hữu cơ vi sinh Tấn 7.000

2. NN

- Số trạm bơm điện tưới xây dựng mới/công suất Trạm/ha 2/150

- Số km kênh mương Km 65,9

- Đê điều được nâng cấp Km 7

3. Giao thông

- Đường bê tông, nhựa hóa Km 84,33607

- Cầu, cống Cái 16

4. Y tế xã hội

- Bệnh viện tuyến thị xã Giường bệnh 170

- Trạm y tế phường xã Giường bệnh 199

- Số xã, phường đạt chuẩn y tế Số xã, phường 6

5. GD – ĐT

- Mầm non Học sinh 4.972

- Học sinh tiểu học Học sinh 9.769

- Học sinh THCS Học sinh 8.153

- Học sinh THPT Học sinh 4.539

- Số trường đạt chuẩn quốc gia Số trường 26

6. Quản lý nhà nước m2 nhà 4.763,4

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Hương Trà)

Đối với ngành CN:Với sự ưu tiên vốn XDCB cho ngành CN theo hướng CNH – HĐH trong 3 năm qua đã đầu tư xây dựng đưa vào hoạt động nhiều nhà máy sản xuất CN cơ bản lấp đầy cụm CN Tứ Hạ giai đoạn 1 đã làm cho GTSX của ngành tăng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

nhanh. Các sản phẩm chủ yếu của ngành CN thuộc doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng phong phú và đa dạng

Đối với ngành nông nghiệp:có sự quan tâm đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nên thị xã đã xây dựng mới trạm bơm điện đã phục vụ cho tưới tiêu, kiên cố hóa gần 66 km kênh mương thủy lợi, nâng cấp trên 5 km giao thông nội đồng.

Giao thông: được xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp được các tuyến đường làm tăng số km đường lên đáp ứng nhu cầu đi lại và sản xuất của người dân. Giao thông nội thị được đầu tư theo hướng đồng bộ tạo bộ mặt đô thị ngày càng khang trang.

Đối với lĩnh vực y tế và GD – ĐT: đã nâng cấp và xây dựng mới các bệnh viện, trạm xá, trường học đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và học tập của nhân dân và học sinh trên địa bàn.

Đối với lĩnh vực quản lý Nhà nước: thị xã tập trung vốn đầu tư xây dựng các trụ sở làm việc của các ban ngành cấp xã, thị xã đã tăng thêm 4.763,4 m2 nhà làm việc đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính.

2.3.2. Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thị xã

Do phạm vi nghiên cứu hạn hẹp trên địa bàn cấp thị xã nên cũng không có số liệu đầy đủ để tính chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư như: hệ số gia tăng VĐT (ICOR).

Do vậy, dựa vào số liệu thu thập được chỉ tính toán được chỉ tiêu hệ số huy động TSCĐ:

Hệ số huy động TSCĐ (H)

Đây là chỉ tiêu thông dụng phản ánh hiệu quả đầu tư XDCB, dựa vào số liệu thống kê bảng 5 và bảng 9 ta có:

Bảng 11: Hệ số huy động TSCĐ giai đoạn 2010–2012

2010 2011 2012 Giai đoạn

2010-2012 Vốn đầu tư thực hiện (I) (Trđ) 1.107.169,735 890.038,326 789.604,055 2.786.812,116 Gía trị TSCĐ (FA) (Trđ) 1.101.625,185 887.513,764 767.821,849 2.756.960,798

Hệ số huy động TSCĐ (H) 0

Từ kết quả tính toán bảng trên ta thấy hệ số huy động TSCĐ tương đối cao và có sự biến động không đáng kể. Năm 2010, hệ số huy động TSCĐ H là xấp xỉ 0,995

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

có nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư thì tạo ra 0,995 đồng TSCĐ còn 0,005 đồng vốn mất mát trong quá trình thực hiện đầu tư. Đến năm 2011, hệ số H tăng lên xấp xỉ 0,9972 có nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư thì tạo ra 0,0028 đồng TSCĐ điều này có thể lý giải vì trong năm 2011 Hương Trà tập trung mọi nguồn lực và sức lực để thực hiện mục tiêu Hương Trà phấn đấu được lên cấp thị xã trên cơ sở xác lập toàn bộ địa giới hành chính huyện nên công tác quản lý cũng như tiến độ thực hiện nghiêm túc nhưng đến năm 2012 thì hệ số H có chiều hướng giảm xuống còn xấp xỉ 0,9724 nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư tạo ra 0,9724 đồng TSCĐ còn 0,0276 đồng vốn mất mát trong quá trình thực hiện đầu tư. Nhìn chung, hệ số huy động TSCĐ (H) đều nhỏ hơn 1, riêng năm 2011 H xấp xỉ gần bằng 1 điều này cho thấy rằng mức độ TSCĐ được đưa vào quá trình sản xuất càng nhiều và tình trạng lãng phí trong hoạt động đầu tư đang được khắc phục dần dần, tình trạng ứ đọng vốn ít đi. Tổng thể chung cho cả giai đoạn 2010 – 2012 thì H cao (0,9893) điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn đầu tư XDCB cũng như việc quản lý thi công công trình tương đối tốt để tạo ra các TSCĐ phục vụ cho sự phát triển của địa bàn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở thị xã hương trà (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)