Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành kinh tế quốc dân ở thị xã Hương Trà

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở thị xã hương trà (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

2.2. Thực trạng về đầu tư xây dựng cơ bản ở thị xã Hương Trà

2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành kinh tế quốc dân ở thị xã Hương Trà

Đánh giá tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB theo ngành kinh tế giúp chúng ta biết được quy mô khối lượng vốn phân bổ vào các ngành kinh tế để từ đó đánh giá được ảnh hưởng của các ngành tới sự phát triển KT – XH của thị xã (Xem bảng 6).

Bảng 6: Vốn đầu tư XDCB của thị xã Hương Trà theo ngành kinh tế

ĐVT: Trđ Chỉ tiêu

Tổng VĐT giai đoạn 2010-2012

2010 2011 2012

Tổng số Tỷ trọng (% )

Tổng VĐT 2.786.812,116 100 1.107.169,735 890.038,326 789.604,055 1.Giao thông 717.935,585 25,76 201.154,010 154.532,644 362.248,931 2.Nông nghiệp, thủy lợi 355.003,653 12,74 94.509,840 132.385,000 128.108,813 3.Cấp thoát nước 62.234,661 2,23 4.168,000 27.585,466 30.481,195 4.Công nghiệp, điện 970.584,000 34,83 693.144,000 263.440,000 14.000,000 5.Giáo dục, đào tạo 70.245,203 2,52 23.342,478 23.717,895 23.184,830 6.Y tế, vệ sinh môi

trường 39.089,387 1,40 451,924 28.637,463 10.000,000

7.Văn hóa, xã hội 87.396,093 3,14 200,000 72.899,000 14.297,093 8.Quản lý nhà nước 17.536,534 0,63 6.382,483 5.870,858 5.283,193 9.Dịch vụ 56.787,000 2,04 23.817,000 20.970,000 12.000,000 10. XDCB khác của

dân cư 410.000,000 14,71 60.000,000 160.000,000 190.000,000 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Hương Trà giai đoạn 2010 - 2012)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trong giai đoạn 2010 – 2012, VĐT phát triển của thị xã đã ưu tiên tập trung cho ngành sản xuất CN và phân phối điện, nước, nâng cấp mở rộng hệ thống giao thông đồng thời cũng đã quan tâm đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn và phúc lợi xã hội. Bên cạnh đó thì một số lĩnh vực vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức như:

vệ sinh môi trường, quản lý Nhà nước và hạ tầng dịch vụ.

Ngành CN, điện: Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất CN giai đoạn 2010–2012 tuy chiếm tỷ trọng lớn nhất (34,83%) trong cơ cấu VĐT nhưng lại giảm dần qua các năm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nhờ kết quả đầu tư những năm trước, trong thời gian qua đã đưa vào hoạt động nhiều nhà máy quan trọng như: Nhà máy thủy điện Hương Điền, nhà máy sản xuất ống cấp thoát nước, nhà máy sản xuất chăn, ga, gối, đệm và hóa mỹ phẩm công ty TNHH Văn Gia, nâng công suất nhà máy sản xuất bao bì nhựa góp phần lấp đầy cụm CN Tứ Hạ (Giai đoạn 1). Để tạo điều kiện thu hút đầu tư từ nguồn vốn ngân sách tỉnh đã tiến hành quy hoạch chi tiết cụm CN Bình Điền 30,7 ha, quy hoạch mở rộng cụm CN Tứ Hạ (Giai đoạn 2) lên 55 ha. Các cụm làng nghề như: mộc mỹ nghệ Xước Dũ đã thu hút các doanh nghiệp và hộ sản xuất vào đầu tư đã lắp đầy diện tích giai đoạn 1. Vốn đầu tư XDCB huy động cho ngành CN, điện chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu VĐT. Hệ thống lưới điện của thị xã Hương Trà luôn không ngừng được đầu tư xây dựng, cải tạo và phát triển. Ngoài mục đích phục vụ sinh hoạt, điện phục vụ cho việc sản xuất cho các khu CN trên địa bàn.

Lưới điện đã phủ kín các xã, đến tận các thôn xóm và các hộ dân nông thôn, bình quân mỗi xã có từ 3 – 10 trạm biến áp và 10 – 20 km đường dây trục chính và các đường phân nhánh. Chiều dài đường dây hạ áp 0,4 kV hiện có khoảng 267,11 km, đường dây trung áp các loại (theo phụ lục 1). Trong những năm qua, được sự quan tâm, giúp đỡ của của tỉnh và ngành điện đầu tư xây dựng và phát triển lưới điện địa bàn thị xã. Các công trình điện hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng đã đảm bảo nguồn cung cấp điện được nâng cao rõ rệt về chất lượng và số lượng đáp ứng nhu cầu phát triển KT – XH của thị xã trong giai đoạn hiện nay và thời gian sắp tới. Đặc biệt trong 3 năm qua thị xã đang thực hiện Dự án năng lượng nông thôn II (REII) đầu tư xây dựng mới và cải tạo lưới điện trung áp, hạ áp của 6 xã trên địa bàn, đã thực hiện xong với tổng chiều dài đường dây hạ áp được đầu tư cải tạo, xây dựng mới 71,15 km, đường dây

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

trung áp cải tạo, xây dựng mới 18,43 km và xây dựng mới 35 trạm biến áp. Trong giai đoạn 2010–2011, ngành điện cũng triển khai thực hiện dự án thành phần lưới điện phân phối nông thôn (RD) cho 7 xã, phường trên địa bàn thị xã đã được đầu tư cải tạo, xây dựng mới 8,17 km đường dây trung áp; 0,47 km đường dây hạ áp và xây dựng mới thêm 15 trạm biến áp (chi tiết theo phụ lục 2). Việc thực hiện và hoàn thành các dự án trên sẽ góp phần hiện đại hóa lưới điện nông thôn của thị xã, sẽ giảm tổn thất điện năng, đáp ứng được nhu cầu cung ứng và sử dụng điện đòi hỏi ngày một tăng của các địa phương trong thị xã. Tập trung phát triển cho sản xuất CN, điện, nước đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã theo hướng CNH – HĐH và tạo động lực để phát triển đô thị.

Ngành giao thông: Thời gian qua, đầu tư của thị xã cho giao thông được chú trọng và chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu VĐT. Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng ngành này chủ yếu là NSNN, nguồn vốn trong dân chiếm tỷ trọng thấp. Năm 2012, tổng VĐT cho giao thông là 362.248,931 triệu đồng tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010 do nguồn vốn TW đầu tư nâng cấp tuyến đường phía Tây thành phố Huế qua địa bàn. Hệ thống giao thông được tập trung mọi nguồn lực để đầu tư tạo được bộ khung quan trọng để phát triển KT – XH và xây dựng đô thị. Trong 3 năm qua đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều công trình quan trọng như: Nâng cấp đường phía Tây thành phố Huế đi qua địa bàn, đưa vào hoạt động đường và cầu Tam Giang nối vùng đồng bằng và vùng biển, hoàn thành xây dựng mới cầu Bao Vinh, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ 4 – tỉnh lộ 12 B, đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông khu vực nội thị, các dự án giao thông thuộc công trình xây dựng nông thôn mới, dự án giao thông nông thôn WB3…

tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi buôn bán, giao lưu của người dân trong và ngoài địa bàn.

Ngành nông nghiệp, thủy lợi: Nhận thức được nông nghiệp là ngành quan trọng đối với nền kinh tế góp phần ổn định đời sống nhân dân. Thị xã Hương Trà đã huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư nông nghiệp và thủy lợi. Nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này chiếm tỷ trọng khá lớn, cụ thể là năm 2010 chiếm 8,54% đến năm 2012 thì chiếm 16,22% trong tổng VĐT. Các công trình thủy lợi phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp đã được chú trọng đầu tư xây dựng và đang bước vào thời kỳ phát

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

huy tác dụng, đã tạo điều kiện khai hoang, tăng vụ, tăng khả năng sản xuất của đất, chủ động trong việc tưới tiêu. Trong những năm qua thị xã đã xây dựng, nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống kênh mương thủy lợi và công trình ngăn mặn ở phá Tam Giang, công trình khẩn cấp chống sạt lở bờ sông và củng cố các tuyến đê ngăn mặn ở Hải Dương, Hương Vinh, nâng cấp kiên cố hóa đê Tây Phá Tam Giang, tu bổ hệ thống đê bao nội đồng, hoàn thành tiểu dự án thủy lợi Tây Nam Hương Trà.

Ngành cấp thoát nước: VĐT vào các ngành khác có xu hướng ngày càng giảm. Riêng vốn huy động đầu tư cho hệ thống cấp thoát nước lại tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng trong cơ cấu VĐT nhỏ. Hệ thống thoát nước của thị xã tuy chưa được đầu tư đồng bộ nhưng đã kết hợp thoát nước tự nhiên, thoát cục bộ đáp ứng được yêu cầu trước mắt. Các tuyến đường thoát nước trong khu dân cư ở các phường, xã chủ yếu là mương đất, một số xã sử dụng mương thủy lợi để thoát nước. Nước thải sinh hoạt của dân, các cơ quan và các công trình công cộng đã được xử lý qua bể tự hoại. Triển khai thực hiện công trình hệ thống xử lý nước thải làng bún Vân Cù bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh. Các cơ sở sản xuất mới xây dựng có trạm xử lý nước thải trên 80%. Trong thời gian qua, đã chú trọng đầu tư nối mạng cấp nước máy CN cho các phường, xã đặc biệt là cấp nước sinh hoạt cho các xã vùng sâu vùng xa và các khu tái định cư, nâng số hộ sử dụng nước sạch lên 98,5%.

Đối với XDCB khác của dân cư: Vốn đầu tư có xu hướng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng khá không nhỏ trong cơ cấu vốn XDCB. Trong giai đoạn này vốn chủ yếu được đầu tư để xây dựng nhà ở, các khu dân cư đảm bảo phục vụ nơi sinh sống của người dân.

Đối với ngành dịch vụ: Vốn đầu tư XDCB cho ngành này có xu hướng giảm qua các năm và chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu vốn XDCB. Vốn được đầu tư để xây dựng các chợ, các dịch vụ khác phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Trong 3 năm qua, các dự án đầu tư kinh doanh dịch vụ đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư như: Dự án xây dựng khu du lịch tổng hợp biển xã Hải Dương của công ty TMDV Kinh Thành, công ty cổ phần Song Phú; Dự án khu du lịch sinh thái về nguồn chưa đưa vào hoạt động nên tỷ trọng vốn đạt thấp.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngành y tế: Đầu tư vào y tế giảm qua các năm có thể do thị xã đang phải tập trung vốn cho CN, điện, giao thông và một số ngành quan trọng khác để phát triển KT - XH. Tỷ trọng của VĐT cho y tế cũng chiếm tỷ lệ thấp. Vốn XDCB chủ yếu được huy động để nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới bệnh viện, trạm y tế. Tuy nguồn VĐT chi cho ngành này hạn hẹp nhưng cũng thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới sức khỏe của người dân. Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng 3 năm qua ngành y tế đã có bước phát triển toàn diện. Đã hoàn thành, đưa vào vận hành bệnh viện đa khoa Bình Điền, trạm xá xã, phường được tầng hóa và đồng bộ theo hướng đạt chuẩn quốc gia, xây dựng mới trung tâm y tế dự phòng…

Ngành GD – ĐT: được quan tâm và đầu tư có trọng tâm trọng điểm. Đây là ngành có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển KT - XH của thị xã nói riêng và cả nước nói chung. VĐT cho ngành GD - ĐT biến động không đáng kể qua các năm, tập trung xây dựng trường học và mua sắm các thiết bị cần thiết phục vụ tốt cho dạy và học. Trong 3 năm qua đã đầu tư gần 100 phòng học, 19 nhà công vụ cho giáo viên, 2 khu nhà. Đặc biệt, đã quan tâm đầu tư công trình vệ sinh trường học, nâng số trường đạt chuẩn quốc giá lên chiếm 39,4 % trong tổng số trường học trên địa bàn.

Ngành văn hóa xã hội: cũng được thị xã quan tâm đầu tư, tuy vốn XDCB cho ngành này giảm qua các năm nhưng tỷ trọng vốn chiếm phần tương đối trong tổng vốn đầu tư XDCB. Các thiết chế văn hóa từ thị xã đến phường, xã được chú trọng đầu tư theo quy hoạch, tạo ra các không gian công cộng, các điểm vui chơi phục vụ nhu cầu sinh hoạt và giải trí cho nhân dân. Thị xã đã tiến hành triển khai cải tạo lại sân bóng đá, chỉnh trang khu vực cổng sân bóng đá thị xã, xây dựng công viên trung tâm Hương Trà.

Đối với lĩnh vực quản lý Nhà nước:VĐT cho lĩnh vực này có xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn XDCB. Trong giai đoạn này thì thị xã đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất hệ thống quản lý Nhà nước góp phần cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao hiệu quả công tác của cơ quan quản lý Nhà nước. Thị xã đã tập trung đầu tư xây dựng các trụ sở làm việc cơ quan Đảng và chính quyền cấp thị xã, cải tạo, nâng cấp, xây dựng các trụ sở làm việc của các sở ban ngành triển khai tốt các dự án do các đơn vị khác quản lý trên địa bàn.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở thị xã hương trà (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)