Kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở thị xã hương trà (Trang 40 - 46)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở thị xã Hương Trà

2.1.2. Kinh tế - xã hội

Tình hình dân số và lao động của thị xã

Dân số trung bình của thị xã qua ba năm 2010-2012 có sự biến động rõ rệt theo chiều hướng tăng dần, cơ cấu dân số theo khu vực có thay đổi lớn, tỷ lệ khu vực thành thị tăng cao do thành lập thị xã Hương Trà và 7 phường khu vực nội thị (xem Bảng 1).

Bảng 2: Tình hình dân số của thị xã Hương Trà giai đoạn 2010 – 2012

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 So sánh (%)

SL CC

(%) SL CC

(%) SL CC

(%)

2011/

2010

2012/

2011 I.. Dân số trung bình (người) 112.327 100 112.518 100 113.366 100 100,17 100,75 Phân theo giới tính:

+ Nữ 55.768 49,65 56.363 50,09 56.733 50,04 101,07 100,66

+ Nam 56.559 50,35 56.155 49,91 56.633 49,96 99,29 100,85

Phân theo khu vực:

+ Thành thị 7.616 6,78 8.085 7,19 54.800 48,34

+ Nông thôn 104.712 93,22 104.433 92,81 58.566 51,66

II.. Tỷ suất sinh ( ‰ ) 13,9 15,9 18,4

II. Tỷ suất tử ( ‰ ) 3,9 4,7 4,5

III. Tỷ lệ GTDSTN ( % ) 1,00 1,12 1,384

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã năm 2010, 2011, 2012)

Năm 2012, dân số trung bình của thị xã Hương Trà là 113.366 người tăng 1.039 người so với năm 2010, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 519 người. Trên địa bàn có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Pa ko, Kơ tu, Tà Ôi, Vân Kiều trong đó tỷ trọng dân tộc Kinh chiếm 98,95%. Trong 2 năm 2010 – 2011, nhờ tiếp tục thực hiện tốt công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình nên tỷ suất sinh duy trì được ở mức thấp, tỷ trọng phát triển dân số tự nhiên đảm bảo mục tiêu đề ra. Tuy nhiên đến năm 2012,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

tỷ suất sinh của thị xã đã tăng mức cao nên tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên không đạt kế hoạch đề ra. Cơ cấu dân số theo giới tính trên địa bàn thời gian qua tiếp tục diễn biến theo chiều hướng mất cân bằng giới tính, tỷ lệ nam giới liên tục chiếm dưới 50%

so với tổng dân số.

Bảng 3: Lao động trên địa bàn thị xã Hương Trà

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) SL

(người)

CC (%)

SL (người)

CC (%)

SL (người)

CC (%)

2011/

2010

2012/

2011 Tổng dân số

trong độ tuổi lao động

59.500 59.200 59.640 99,50 100,74

Lao động đang làm việc trong các ngành KT

53.252 100 53.025 100 53.974 100 99,57 101,79 - Nông – lâm –

ngư nghiệp 36.277 68,1 36.345 68,54 36.380 67,40 100,19 100,10 - CN – XD 8.368 15,7 8.140 15,35 7.781 14,42 97,28 95,59 - Dịch vụ 8.607 16,2 8.540 16,11 9.813 18,18 99,22 114,91

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Hương Trà)

Cơ cấu lao động của thị xã Hương Trà giai đoạn 2010 – 2012 theo số liệu thống kê cho thấy chuyển dịch chậm, tỷ trọng lao động trong các ngành phi nông nghiệp tăng từ 31,9% năm 2010 lên 32,6% năm 2012. Điều này cho thấy thời gian qua do bị khủng hoảng tài chính thế giới và khó khăn về nguồn vốn trong nước nên nhiều doanh nghiệp sản xuất không mở rộng được quy mô sản xuất, đặc biệt các nhà máy sử dụng nhiều lao động như: nhà máy xi măng Kim Đỉnh, nhà máy sản xuất gạch men, gạch Long Hồ và các cơ sở chế biến đá xây dựng sản xuất giảm sút nên đã giảm một lượng lớn công nhân… làm cho tỷ trọng ngành CN – XD năm 2012 giảm 1,28% so với năm 2010. Bên cạnh đó, lao động ngành dịch vụ tăng 1,98% năm 2012 so với năm 2010. Là một địa phương tiếp giáp với thành phố Huế nên chất lượng lao động được tăng lên so với một số huyện lân cận, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2012 chiếm 40% tăng 10% so với năm 2010.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trước đây, Hương Trà là một huyện, nhưng đến năm 2011, Chính phủ ban hành nghị quyết 99/NQ – CP thành lập thị xã Hương Trà trên cơ sở toàn bộ huyện Hương Trà.

Với sự phấn đấu nỗ lực của thị xã, tình hình KT - XH của thị xã đã có sự chuyển biến tiến bộ và đang đi vào ổn định. Nhìn chung nền kinh tế của thị xã trong những năm qua có bước tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - CN, TTCN – nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 – 2012 đạt 19,8% cao so với giai đoạn 2007 – 2009 (15,82%). Tổng GTSX năm 2010 (giá so sánh) tăng gấp 1,7 lần so với năm 2007; thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 1350 USD/người/năm cao hơn so với các năm trước.

Bảng 4: Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế thị xã Hương Trà giai đoạn 2010–2012 (Theo giá cố định năm 1994)

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 So sánh (%) Nhịp độ

tăng trưởng bình quân 2010 - 2012 (%) SL

(tỷđ)

SL (tỷđ)

SL (tỷđ)

2011/

2010

2012/

2011

2012/

2010 Nông, lâm,

ngư nghiệp 211,556 218 223,800 103,05 102,66 105,79 +2,85

- NN 169,644 172,6 175,100 101,74 101,45 103,22 +1,6

+ Trồng trọt 119,667 126,2 128,500 105,46 101,82 107,38 +3,6

+ Chăn nuôi 49,977 46,4 46,6 92,84 100,43 93,24 -3,45

- Lâm nghiệp 11,39 12,7 14,2 111,50 111,81 124,67 +11,65

- Thủy sản 30,522 32,7 34,5 107,14 105,50 113,03 +6,3

CN-XD 489,372 643,811 778 131,56 120,84 158,98 +26,1

- CN 306,872 393,811 470 128,33 119,35 153,16 +23,75

- XD 182,5 250 308 136,99 123,20 168,77 +29,9

Dịch vụ 447,1 535,1 645,2 119,68 120,58 144,31 +20,10

Tổng cộng 1.148,028 1.396,911 1.647 121,68 117,90 143,46 +19,8 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Hương Trà) Ngành Nông – lâm – thủy sản vẫn duy trì được tốc độ bình quân hằng năm 2,85% cao hơn bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 0,4%. Tuy nhiên thời gian qua ngành

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

chăn nuôi vẫn tiếp tục gặp khó khăn, số lượng gia súc giảm qua các năm do dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá thức ăn gia súc tăng cao làm cho tốc độ giảm của ngành bình quân là 3,45%/năm. Ngành thủy sản được xem là ngành mũi nhọn của Hương Trà nhưng tốc độ tăng trưởng chậm do chủ yếu đánh bắt ven bờ, nuôi trồng thủy sản thiếu quy hoạch nên gặp nhiều rủi ro làm cho ngành Nông – lâm – thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng không cao và cơ cấu nội bộ ngành chưa có chuyển dịch tích cực.

Ngành CN – XD thời gian qua tiếp tục đột phá, góp phần quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị xã Hương Trà theo hướng CNH – HĐH. Tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 26,1%/năm, tuy giảm 5,4% so với bình quân giai đoạn 2006 – 2010 (31,5%) nhưng vẫn ở mức cao. Trong đó, CN – TTCN tăng bình quân 23,75%/năm nhờ giai đoạn này các nhà máy thủy điện bắt đầu khai thác tối đa công suất, một số nhà máy mới đã đi vào hoạt động như: nhà máy sản xuất chăn, ga, gối, đệm và hóa mỹ phẩm của công ty TNHH Văn Gia; nhà máy sản xuất sản phẩm vệ sinh cao cấp cho người già, trẻ em, phụ nữ của công ty cổ phần TMDV Uni Royal, tại cụm CN Tứ Hạ có thị trường tiêu thụ ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi tình hình thế giới. Ngành xây dựng được tập trung đầu tư nên phần lớn kết cấu hạ tầng KT – XH đúng tiêu chuẩn đô thị loại IV để tiến tới (năm 2011) thành lập thị xã Hương Trà nên đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm cao (29,9%/năm).

Ngành dịch vụ tiếp tục giữ được tốc độ tăng xấp xỉ tốc độ tăng cao hơn bình quân của toàn bộ nền kinh tế (giai đoạn 2010 – 2012 ngành dịch vụ tăng bình quân 20,1%/năm, còn toàn bộ nền kinh tế tăng 16,8%/năm). Hoạt động thương mại phát triển khá đồng đều, mạng lưới chợ nông thôn, kinh doanh xăng dầu, nhà máy, cửa hàng, siêu thị nhỏ được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng đáp ứng nhu cầu thị trường. Giá trị hàng hóa trên địa bàn tham gia xuất khẩu đến năm 2012 ước tính đạt khoảng 8 triệu USD tăng gấp 2 lần so với năm 2010. Một số điểm du lịch được đầu tư khai thác như:

Khu du lịch sinh thái Về nguồn (phường Hương Hồ), Khu Cồn Tè – Rú Chá (Xã Hương Phong), Khu du lịch Dịch vụ Lim Bằng (xã Hương Thọ)... Dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông phát triển mạnh, đến nay tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng chiếm 5%. Dịch vụ vệ sinh môi trường đô thị đươc tăng cường, đã có 15/16 phường, xã được thu gom xử lý rác thải thông qua công ty vệ sinh môi trường thành phố Huế. Dịch vụ tài chính ngân hàng được mở rộng. Chất lượng các dịch vụ GD, y tế, văn hóa, thể dục thể thao được nâng lên. Các dịch vụ có lợi thế của Hương Trà được khai thác ngành càng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

hiệu quả, qua đó đã khẳng định được vị thế hàng đầu của ngành dịch vụ.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao qua các năm trong điều kiện bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn cho thấy sự cố gắng nỗ lực vươn lên của thị xã Hương Trà, để đạt được những thành tựu trên là do 3 nguyên nhân chủ yếu: thứ nhất, thị xã đã chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thứ hai, thị xã đã huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển; thứ 3 là thị xã đã chú ý phát triển nguồn nhân lực.

Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế (theo giá thực tế) (%)

Cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng định hướng, theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, CN – XD và giảm dần tỷ trọng Nông – lâm - ngư nghiệp. Tỷ trọng các ngành dịch vụ - CN – XD – Nông nghiệp trong tổng giá trị tăng thêm của thị xã (GDP) năm 2010 là 41,5% - 35,5% - 23% đến năm 2012 là 42,4% - 39,5% - 18,1% điều này cho thấy cơ cấu kinh tế Hương Trà đang dịch chuyển theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp đến năm 2012 đã chiếm 81,9% tăng 4,9% so với năm 2010 và tăng 22,7% so với năm 2005 đáp ứng được tiêu chí phát triển đô thị. Sản xuất CN các năm qua duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, giải quyết việc làm ổn định và thu nhập cho nhiều lao động địa phương, cơ cấu sản phẩm CN đã chuyển biến tích cực, sản xuất vật liệu xây dựng thủ công và chế biến thô giảm dần, sản phẩm ứng dụng công nghệ mới và phục vụ xuất khẩu tăng nhanh; một số sản phẩm mới như: khăn giấy và giấy vệ sinh cao cấp, bao bì nhựa, ghế đan xuất khẩu đã được tiêu thụ mạnh trên thị trường trong và ngoài nước. Các thế mạnh về dịch vụ của Hương Trà được khai thác ngày càng hiệu quả. Cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch còn chậm nhưng đã đi vào chiều sâu Năm 2010

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

và chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả. Điểm nổi bật trong thời gian qua là dịch vụ thương mại vẫn chiếm ưu thế, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân hằng năm trên 20%, dịch vụ giao thông vận tải phát triển ngày càng đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị, dịch vụ vệ sinh môi trường đô thị được chú trọng và ngày càng đi vào nề nếp. Nông – lâm - ngư nghiệp phát triển theo hướng toàn diện, mặc dù phải chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp cho các nhu cầu CN, xây dựng đô thị nhưng hằng năm Hương Trà vẫn duy trì được tổng diện tích gieo trồng hơn 10.500 ha, ổn định diện tích gieo trồng lúa nước 2 vụ 6.000 ha hình thành được vùng sản xuất rau an toàn tập trung 100 ha, vùng lạc 800 ha, vùng cây ăn quả đặc sản bưởi thanh trà 350 ha và vùng cao su 2300 ha. Thị xã đã chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhất là cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, từng bước đẩy mạnh sản xuất, hàng hóa dich chuyển cơ cấu cây trồng theo nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao. Nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng đa dạng hóa đối tượng, phương thức nuôi và ứng dụng khoa học công nghệ trong đó nuôi nước lợ 306,93 ha, nuôi nước ngọt 140 ha chủ yếu là đánh bắt ven bờ. Đã chú trọng khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xã hội

Các lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm, công tác giáo dục, y tế, văn hóa thông tin và bảo vệ tài nguyên môi trường được chú trọng. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, huy động các nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề, cho vay vốn tín dụng ưu đãi, miễn giảm học phí cho con em hộ nghèo, cận nghèo, các xã bãi ngang ven biển, đầm phá... nhờ vậy, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 7% (năm 2012). Mạng lưới GD - ĐT được đầu tư xây dựng theo hướng đạt chuẩn quốc gia đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng GD toàn diện. Trong năm 2012, đã có thêm 5 trường đạt chuẩn quốc gia gồm: 3 trường TH, 2 trường THCS nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 26 trường chiếm 39,4%, tiếp tục duy trì đạt chuẩn phổ cập GD TH đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Mạng lưới trường lớp đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. 100% số xã, thị trấn đã được công nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Tỷ lệ huy động học sinh đến trường hằng năm đạt tỷ lệ cao. Chất lượng giáo dục ở các cấp, ngành học được nâng lên. Cơ sở trang thiết bị vật chất phục vụ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

dạy và học được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học. Làm tốt công tác khám chữa bệnh, giám sát, phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao phục vụ nhân dân, nhất là trong các dịp lễ tết. Công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường được tăng cường, một số địa phương thu gom, xử lý rác thải hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở thị xã hương trà (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)