Bài học kinh nghiệm đầu tư XDCB cho phát triển kinh tế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở thị xã hương trà (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

1.5. Kinh nghiệm đầu tư XDCB cho phát triển kinh tế của thế giới và trong nước

1.5.2. Bài học kinh nghiệm đầu tư XDCB cho phát triển kinh tế ở Việt Nam

Một ví dụ điển hình là tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh Vĩnh Phúc. Sau 15 năm tái lập (1997-2012), từ một địa phương thuần nông, còn nhiều khó khăn Vĩnh Phúc đã trở thành tỉnh có GTSX công nghiệp lớn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 42,9 triệu đồng/người/năm, gấp 15 lần thời điểm tái lập tỉnh. Cơ cấu kinh tế theo khu vực: tỷ trọng khu vực kinh tế có VĐT nước ngoài (FDI) tăng nhanh từ 8,6% năm 1997 lên 39,9% năm 2011; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước hoạt động ngày càng hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, đến năm 2011 chiếm 41,6% cơ cấu nền kinh tế; tỷ trọng khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm từ 21,5% năm 1997

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

xuống 18,5% năm 2011. Các lĩnh vực GD - ĐT, dân số, việc làm và giảm nghèo, y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, các hoạt động văn hóa xã hội khác cũng đều đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững, nâng cao từng bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Có sự phát triển vượt bậc đó cũng chính nhờ vào chủ trương đầu tư đúng đắn của tỉnh tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Trước những khó khăn chung của nền kinh tế cả nước và thế giới, tỉnh đã và đang đưa ra những giải pháp khắc phục những điểm còn hạn chế của từng ngành, lĩnh vực. Bên cạnh đó, từng bước bứt phá trong những lĩnh vực đã có thế mạnh, mở rộng xây dựng một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp đã, đang và sẽ đầu tư vào Vĩnh Phúc. Chủ trương của tỉnh ủy đã nêu rõ, tầm nhìn đến năm 2050 Vĩnh Phúc sẽ hướng tới hình thành và phát triển đô thị lớn, bền vững, thành “nơi tất cả những người sống, làm việc, nghỉ dưỡng, tới thăm đều cảm thấy hạnh phúc”. Vậy nên, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tỉnh không ngừng được đầu tư, nâng cấp theo hướng hiện đại với 5 đường vành đai, các tuyến đường sắt và giao thông công cộng: xây dựng tuyến đường sắt nhẹ (LRT) Bắc Nam, xây dựng tuyến đường sắt du lịch Nội Bài – Vĩnh Phúc... Đặc biệt, cơ sở vật chất trường học, các khu vui chơi, văn hóa thể thao, trụ sở các cơ quan QLNN được đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới khang trang hơn. Hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp được đầu tư khá đồng bộ, đến nay đã kiên cố xong toàn bộ kênh loại I, cơ bản xong kênh loại II và trên 30% kênh loại III...

Cam Lâm - một huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa cũng đang có nhiều tiềm năng và cơ hội đầu tư. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa hai trung tâm đô thị lớn của tỉnh là thành phố Nha Trang và thành phố Cam Ranh, gần đường hàng hải quốc tế, hệ thống cảng biển gắn với đầu nút giao thông quan trọng cả về đường bộ, thủy và hàng không lại là một trong những cửa ngõ ra biển của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Đồng thời, huyện có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế như: nuôi trồng thủy lợi, du lịch vườn, du lịch sinh thái biển… Với những lợi thế sẵn có, huyện đã thu hút được nhiều dự án đầu tư đặc biệt là đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Tận dụng được các thế mạnh có sẵn và đưa ra các chính sách, kế hoạch đầu tư kịp thời đúng đắn đã giúp cho Cam Lâm ngày càng được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Huyện đã tập

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

trung kêu gọi và huy động các nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước, từ doanh nghiệp, từ dân, vốn tín dụng liên doanh liên kết với các địa phương ngoài huyện. Các giải pháp cụ thể về huy động VĐT huyện đã đưa ra và áp dụng đó là:

- Về thu hút các dự án đầu tư: Tham mưu với tỉnh xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút nhiều dự án vào các khu CN trên địa bàn; lập danh mục các dự án ưu đãi đầu tư, phối hợp hỗ trợ GPMB, đầu tư hạ tầng thiết yếu, cải cách thủ tục hành chính, tuyển dụng lao động… tạo môi trường pháp lý, điều kiện hạ tầng thuận lợi để hấp dẫn, thu các nhà đầu tư.

- Về giải pháp quy hoạch: tiến hành quy hoạch, bố trí dành quỹ đất hình thành các cụm, khu CN, điểm CN… phù hợp với từng khu vực trên địa bàn xã, thị trấn. Bố trí CN ở ngoại vi đô thị tương lai trên cơ sở tầm nhìn quy hoạch lâu dài, nơi có mặt bằng rộng và điều kiện để phát triển tập trung, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Về chính sách đất đai: thực hiện tốt các chính sách đất đai, công tác đền bù, GPMB, xây dựng khu tái đinh cư để tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư về thủ tục đăng ký kinh doanh, giải quyết kịp thời các thủ tục đầu tư XDCB, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

- Đào tạo lao động CN: tăng cường liên doanh liên kết với các cơ sở trong và ngoài tỉnh để đào tạo lao động đáp ứng yêu cầu phát triển CN – TTCN trên địa bàn.

Kết hợp đào tạo bằng nhiều hình thức như: đào tạo chính quy, tại chỗ, vừa học vừa làm. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư dạy nghề, nâng cao trình độ cho công nhân. Đối với cơ sở sản xuất địa phương, hằng năm tổ chức đào tạo cán bộ quản lý và đào tạo nghề cho người lao động.

Đây chỉ là một số địa phương tiêu biểu gặt hái được những thành tựu về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực tế vẫn còn nhiều địa phương khác của nước ta vẫn còn gặp khó khăn trong vấn đề huy động VĐT. Từ kinh nghiệm của một số trên thế giới trong việc huy động và sử dụng vốn phát triển kết cấu hạ tầng là bài học quý cho Việt Nam hiện nay. Với nguồn vốn huy động và khai thác được, chúng ta phải biết sử dụng nó vào mục đích đúng đắn, những hoạt động đầu tư nào cần thiết ưu tiên là trước, tránh tình trạng thất thoát lãng phí vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB. Qua nghiên cứu tình hình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn của một số

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

nước Châu Á có chế độ chính trị khác nhau, ta thấy rằng muốn phát triển KT – XH nhất thiết phải xây dựng cơ sở hạ tầng và qua đó đưa đất nước đi lên.

Vì vậy, để thu hút được các nguồn vốn bên ngoài NSNN vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tập trung tháo gỡ những rào cản để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn tư nhân nước ngoài. Thời gian qua, việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài còn hạn chế, chưa đạt hiệu quả cao do một số nguyên nhân chủ quan: các quy định về đầu tư tư nhân trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng chưa đầy đủ, rõ ràng; thiếu minh bạch trong lựa chọn dự án và nhà đầu tư; thiếu sự cam kết và hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước và các cơ quan chức năng trong quá trình triển khai… Tóm lại, đối với tư nhân nước ngoài cần có 3 điểm chính phải chú ý: xúc tiến đầu tư tốt, chính sách rõ ràng hấp dẫn, quỹ đất sạch.

Thứ hai, các ngành, các cấp, các địa phương cần đẩy mạnh hoàn thiện các quy hoạch quan trọng, như: quy hoạch không gian phát triển KT - XH, không gian hạ tầng và đô thị, sử dụng đất... Quy hoạch phải đi trước một bước, làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch đầu tư phát triển KT - XH. Có quy hoạch tốt mới có dự án tốt và khi đó mới có nhà đầu tư tốt, thu hút các nguồn lực xã hội và nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đúng nơi, đúng chỗ, phân bổ phù hợp để phát huy hiệu quả cao nhất.

Thứ ba, cần mở rộng các kênh đầu tư mới trong xã hội, phải có các cơ chế chính sách đột phá nhằm huy động được khối tư nhân tham gia tích cực hơn trong phát triển kết cấu hạ tầng. Để huy động được, cần cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến đầu tư... Điều quan trọng là cần xây dựng một chiến lược và có cơ chế hiệu quả để xã hội hóa và huy động tối đa nguồn vốn tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tìm kiếm các mô hình PPP hợp lý đang là giải pháp hữu hiệu nhất để thu hút mạnh nguồn vốn từ xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả hình thức hợp tác này, trước mắt nên sửa đổi, bổ sung Quyết định 71/2010/QĐ - TTg, ngày 9/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (văn bản pháp lý duy nhất hiện nay điều chỉnh PPP) theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn để hấp dẫn nhà đầu tư hợp tác với Nhà nước xây dựng kết cấu hạ tầng. Theo đó, cần mở rộng lĩnh vực và

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

danh mục dự án đầu tư PPP, khắc phục vướng mắc về chi phí chuẩn bị đầu tư đối với các dự án PPP từ vốn ngân sách, có cơ chế ưu đãi đầu tư...

Thứ tư, Nhà nước cần chuyển vai trò từ tham gia đầu tư trực tiếp sang duy trì một môi trường đầu tư hấp dẫn, ổn định với hệ thống luật pháp đầy đủ điều chỉnh các quan hệ đầu tư theo các hình thức PPP, BT, BOT... Nhà nước chỉ tập trung GPMB và đầu tư vào các công trình khó huy động các nguồn lực xã hội. Bên cạnh đó, Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính, rà soát loại bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp. Cùng với đó là thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, trung tâm dịch vụ hành chính công... làm cho môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và ổn định.

PV (12/2012) PV (3/2012) Trịnh Mạnh Linh (7/2013) Xuân Tuyến - Nhật Bắc (12/2012)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở thị xã hương trà (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)