Huy động vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở thị xã hương trà (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

2.2. Thực trạng về đầu tư xây dựng cơ bản ở thị xã Hương Trà

2.2.1 Huy động vốn đầu tư

Trong 3 năm qua từ 2010–2012, tổng vốn đầu tư đã tập trung cho các công trình trọng điểm nhằm đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại IV xây dựng nông thôn mới, phục vụ sản xuất và các công trình văn hóa phúc lợi xã hội theo hướng từng bước đạt tiêu chuẩn quốc gia.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn được huy động từ các nguồn vốn sau:

Bảng 5: Vốn đầu tư XDCB theo nguồn vốn

ĐVT: Trđ Tổng VĐT giai đoạn

2010-2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng số CC

(% ) Tổng số CC

(%) Tổng số CC

(%) Tổng số CC (%) 1.Ngân sách

nhà nước: 1.272.564,001 45,66 337.580,735 30,49 411.693,326 46,26 523.289,940 66,27 - NSTW,

tỉnh 1.195.190,222 326.608,145 386.180,296 482.401,781

- NSĐP 77.373,779 10.972,590 25.513,030 40.888,159

2.Vốn viện

trợ 61.274,115 2,20 2.060,000 0,18 12.905,000 1,45 46.309,115 5,86 3.DN 1.091.902,000 39,18 706.457,000 63,81 345.440,000 38,81 40.005,000 5,07 4.Nhân dân 361.072,000 12,96 61.072,000 5,52 120.000,000 13,48 180.000,000 22,80 Tổng cộng 2.786.812,116 100 1.107.169,735 100 890.038,326 100 789.604,055 100

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Hương Trà giai đoạn 2010-2012)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trong những năm qua, đầu tư phát triển thị xã Hương Trà đã có bước tăng trưởng và cải thiện vượt bậc. Tổng VĐT toàn xã hội thị xã giai đoạn 2006–2010 đạt 5000 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với giai đoạn 2001–2005. Tuy nhiên, trong 3 năm gần đây từ 2010 đến 2012, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, cả nước phải tập trung cho nhiệm vụ ổn định KT vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh XH nên tổng VĐT XDCB chỉ đạt gần 2.800 tỷ đồng, bình quân mỗi năm đạt dưới 1.000 tỷ đồng. Tổng VĐT giai đoạn 2010 – 2012 giảm dần qua các năm ngược lại với xu thế chung của cả nước do nguồn vốn đầu tư trên địa bàn thị xã Hương Trà phụ thuộc phần lớn vào tiến độ triển khai thực hiện các dự án của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong năm 2012, tổng VĐT phát triển chỉ đạt 789.604,055 triệu đồng bằng 71,32% (tức là giảm 28,68%) so với năm 2010. Nguyên nhân cơ bản trước hết là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho các dự án trọng điểm của Hương Trà có quy mô lớn được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho giai đoạn 2007 – 2012 nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp ngoài quốc doanh 3 năm qua là kết quả thực hiện giai đoạn cuối của nhà máy thủy điện Hương Điền để đưa vào vận hành toàn bộ trong năm 2012 nên làm giảm tổng VĐT toàn thị xã. Nguồn VĐT cho phát triển KT – XH và xây dựng đô thị trên địa bàn thị xã chủ yếu vẫn là NSNN – Đây được xem là nguồn vốn quan trọng và chiếm vai trò chủ đạo. Trong giai đoạn 2010 – 2012, vốn NSNN đạt 1.272.564,001 triệu đồng và chiếm 45,66% tổng vốn đầu tư toàn thị xã. Năm 2012, nguồn vốn NSNN chiếm 66,27% trong cơ cấu đầu tư và gấp 1,45 lần so với năm 2010. Trong nguồn vốn NSNN đầu tư, chủ yếu là Ngân sách tỉnh và TW chiếm tỷ trọng đại bộ phận, ngân sách của thị xã đầu tư còn hạn chế do nguồn thu ngân sách trên địa bàn chưa đảm bảo chi thường xuyên, thu cho đầu tư phát triển phụ thuộc vào nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất, thời gian qua do thị trường bất động sản bị đóng băng nên nguồn thu này rất khó khăn.

Vốn NSNN tăng qua các năm cho thấy tỉnh và địa phương đã đặc biệt quan tâm và hỗ trợ để đầu tư xây dựng công trình tạo ra các TSCĐ tạo điều kiện thúc đẩy KT – XH của thị xã ngày càng phát triển hơn góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc TW.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, VĐT của khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao trong tổng VĐT.

Trong 3 năm qua, tổng VĐT của các doanh nghiệp tư nhân đạt 1.091.902 triệu đồng, chiếm 39,18%. Tuy nhiên do ảnh hưởng của tình hình tài chính trong nước, nhất là lãi suất vay vốn ngân hàng tăng cao, làm cho hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn, nhiều dự án đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký lên đến 5.000 tỷ đồng đến nay mới chính thức được triển khai như: dự án xây dựng khu phức hợp xử lý và tái chế chất thải rắn của công ty Lemna – Tập đoàn Hoa Kỳ (Tổng VĐT là 25 triệu USD), dự án dây chuyền 5 nhà máy xi măng Kim Đỉnh của công ty hữu hạn Lucks – xi măng Việt Nam (Tổng VĐT 2.120 tỷ đồng), nhà máy xi măng Long Thọ II của tổng công ty sông Hồng công suất 350.000 tấn/năm (Tổng VĐT đăng ký 763,645 tỷ đồng), dự án xây dựng khu du lịch tổng hợp biển xã Hải Dương của công ty cổ phần Song Phú và công ty cổ phần Kim Thành (Tổng VĐT là 800 tỷ đồng)… VĐT của các doanh nghiệp qua 3 năm có xu hướng giảm do các doanh nghiệp chỉ tập trung đầu tư vốn vào các khu CN và trong khoảng thời gian này thì hầu như các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế của cả nước nói chung gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao do đó vốn huy động từ các doanh nghiệp ít. Tuy khối lượng vốn huy động giảm đi nhưng tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng vốn đầu tư vẫn khá lớn.

Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân cư trong địa bàn là một trong những nguồn vốn khá quan trọng đối với sự nghiệp phát triển KT – XH của thị xã. Vốn trong dân là nguồn vốn được huy động từ dân cư, phường xã, hợp tác xã. Qua những năm gần đây, nguồn vốn này ngày càng tăng, góp phần đáng kể vào việc đầu tư phát triển của Hương Trà. Vốn ở khu vực này ngày càng tăng, chứng tỏ thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa đầu tư, phát huy tinh thần tự chủ của dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng.

Một nguồn vốn cũng có vai trò quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển của thị xã đó là nguồn vốn viện trợ. Nhìn chung nguồn vốn này tăng qua các năm song vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tư, chỉ tập trung vào các hoạt động rà phá bom mìn, phòng chống bão lụt và biến đổi khí hậu thông qua các dự án nhỏ.

Trong 3 năm qua các dự án đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) quy mô lớn đã có tác động đến xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thị xã.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn trong những năm gần tuy đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng khó khăn về vốn nên chưa thực hiện.

Theo như thực tế, thu hút nguồn vốn FDI vào địa bàn đến nay chỉ có một doanh nghiệp là công ty hữu hạn Lucks – Xi măng Việt Nam đã đầu tư xây dựng 2 dây chuyền nhà máy xi măng Kim Đỉnh tại phường Tú Hạ và Hương Vân từ năm 1996 với công suất 500 tấn/năm. Giai đoạn 2005–2008 đầu tư thêm dây chuyền 3 (364 tỷ đồng) nâng công suất lên 1,2 triệu tấn/năm và dây chuyền 4 (763 tỷ đồng) nâng công suất lên 2,4 triệu tấn/năm. Đến nay dây chuyền 5 (2120 tỷ đồng) do khó khăn về vốn và thị trường nên chưa triển khai được.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở thị xã hương trà (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)