CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.3. Tình hình kinh tế
Đại học Kinh tế Huế
Quảng Điền là một vùng đất thấp trũng, vựa lúa của tỉnh, chiếm diện tích hơn 8684ha. Đây là địa bàn quần tụ dân cư rất sớm đời sống cư dân chủ yếu là kinh tế nông nghiệp như các xã Quảng Thọ, Quảng Phước, Quảng Phú, Quảng An, Quảng Thành....Bên cạnh đó, huyện cũng đãđẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế-xã hội như: tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, tạo nền tảng cho quá trình đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đảm bảo giao thông giữa các vùng trong huyện và nối thông với tỉnh lỵ và các đô thị lân cận; đảm bảo chủ động về thuỷ lợi trong sản xuất nông nghiệp.
Dựa vào bảng số liệu, ta thấy tổng giá trị sản xuất của huyện Quảng Điền có sự gia tăng qua 3 năm từ 2006 đến năm 2008. Đạt 615.698 triệu đồng năm 2008, tăng 11,1% so với năm 2007.
Có được sự gia tăng này, một phần lớn là nhờ sự gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ. Giá trị sản xuất của 2 ngành này tăng lên rất nhanh. Đối với lĩnh vực dịch vụ: năm 2006 đạt 136.859 triệu đồng đến năm 2008 đạt 240.008 tăng 19,8%. Có được điều này là do mức sống của người dân tăng lên, hệ thống đường xá giao thông vận tải thuận lợi giúp giao lưu buôn bán dễ dàng hơn. Đối với lĩnh vực nông nghiệp tuy vẫn đạt giá trị cao nhưng đã có sự giảm dần qua 3 năm. Với phương châm chuyển dịch kinh tế tư nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và dịch vụ cho nên lĩnh vực nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực từ 224.593 triệu đồng giảm xuống còn 168.528 triệu đồnghay tốc độ phát triển giảm dần (năm 2007 so với năm 2006 giảm xuống 25,4% và năm 2008 so với năm 2007 đã có sự gia tăng nhưng không lớn (0,6%). Nguyên nhân là do dịch cúm gia cầm gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của người dânvà tình hình sâu bệnh trên các đồng ruộng ngày càng nhiều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa và các loại hoa màu khác.
Đại học Kinh tế Huế
Tốc độ gia tăng của các ngành công nghiệp-TTCN năm 2007 so với năm 2006 tăng 34,2% và năm 2008 so với năm 2007 tăng 14,5%. Ngành lâm nghiệp có xu hướng giảm dần, năm 2007 so với năm 2008 giảm 34,8%, năm 2008 so với năm 2007 cũng giảm nhưng với tốc độ chậm hơn(1,4%). Nguyên nhân là do có sự chuyển dịch cơ cấu ngành (chuyển từ nông lâm ngư nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ). Ngành thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn do tình hình NTTS của nhiều hộ dân bị thất bại trong nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ không nuôi trồng nữa mà chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh khác có hiệu quả, tình hình dịch bệnh và ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng gây khó khăn cho nhiều hộ nuôi.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng4:CƠ CẤU TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT HUYỆN QUẢNG ĐIỀN QUA 3 NĂM
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07
Tổng số
1. Nông nghiệp 2. Lâm nghiệp 3. Thủy sản
4. Công nghiệp- TTCN 5. Xây dựng cơ bản 6. Dịch vụ
529.700 224.593 2.554 66.594
32.093 67.007 136.859
554.243 167.576 1.666 64.197
43.060 77.408 200.336
615.698 168.528 1.643 64.397
49.305 91.817 240.008
104,6 74,6 65,2 96,4
134,2 115,5 146,4
111,1 100,6 98.,6 100,3
114,5 118,6 119,8
(Nguồn:Phòng thống kê huyện Quảng Điền)
Đại học Kinh tế Huế
Nhìn chung, ngành thủy sản có xu hướng giảm xuống nhưng không đáng kể, năm 2007 so với năm 2006 giảm 3,6%. Tuy nhiên, đến năm 2008 ngành thủy sản ngày càng lấy lại chỗ đứng của mình. Một phần là do huyện đãứng dụng kịp thời các mô hình nuôi mới (nuôi xen ghép-chuyên cá) đạt hiệu quả. Hai nữa là bộ phận lớn bà con yêu ngành nghề mặc dù làm ăn thất bại nhưng họ vẫn luôn gắn với ao hồ cửa mình.
Đối với lĩnh vực XDCB: Những năm trở lại đây, cơ sở hạ tầng của huyện có sự thay đổi rất lớn. Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ cũng có những bước phát triển đáng kể. Tốc độ gia tăng năm 2008 so với năm 2007 là 16,8% cụ thể là đã tập trung khôi phục làng nghề truyền thống như đan lát (Bao La, Thủy Lập), bún, bánh (Ô Sa), nón lá (Phú Lễ)…. Như vậy, sự phát triển kinh tế của huyện Quảng Điền đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp vào sự phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong những năm tiếp theo, địa phương cần cố gắng hơn nữa nhằm phát huy lợi thế của mình, đồng thời cần khắc phục những khó khăn yếu kém để nền kinh tế của huyện phát triển nhanh hơn.
Đại học Kinh tế Huế
CHƯƠNG III