CÁC GIẢI PHÁP TỔNG HỢP MANG TÍNH VĨ MÔ

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi cá nước lợ ở vùng đầm phá huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 77 - 81)

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ

4.3. CÁC GIẢI PHÁP TỔNG HỢP MANG TÍNH VĨ MÔ

4.3.1. Tiến trình quy hoạch tổng thể và quy hoạch lại vùng nuôi.

Tính đến hiện nay, mốt số vùng ở huyện Quảng Điền đã được quy hoạch.

UBND huyện cùng với phòng nông nghiệp đang tìm ra các giải pháp trong vấn đề quy hoạch tuy nhiên còn gặp không ít khó khăn. Do đó, muốn quy hoạch tổng thể vùng nuôi trồng thuỷ sản, phát triển NTTS theo hướng an toàn, hiệu quả và bền vững thì phải tiến hành quy hoạch vùng nuôi đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn để lập quy hoạch chi tiết cho vùng nuôi một cách hợp lý, đảm bảo môi trường vùng nuôi tiến tới quy hoạch tổng thể vùng nuôi trên địa bàn các xã .

Quy hoạch tổng thể vùng nuôi là giải pháp đi trước mang tính cơ sở để hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi cá nước lợ nói riêng phát triển lâu dài bền vững và đảm bảo cân bằng sinh thái vùng đầm phá tam giang.

4.3.2. Xây dựng hệ thống thủy lợi, đê ngăn mặn và ao nuôi phù hợp với nuôi cá nước lợ.

Xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh có vai trò quan trọng không chỉ trong sản xuất nông nghiệp mà cả đối với ngành NTTS. Trong quá trình quy hoạch tổng thể điều kiện đầu tiên là phải có hệ thống thủy lợi hợp lý để tạo môi trường thông thoáng giữa các ao nuôi tránh những ảnh hưởng của thiên tai, khí hậu diễn biến thất thường. Trong tình trạng ô nhiễm như hiện nay, nếu việc thay đổi nguồn nước diễn ra thường xuyên sẽ có tác dụng lớn, tránh ô nhiễm ao nuôi.

4.3.3. Tăng cường bảo vệ môi trường vùng đầm phá, bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng dầm phá.

Địa bàn hoạt động nhiều là trên phá Tam Giang, chủ yếu là nghề kéo xiếc điện, giã cào; còn vùng sông hồ và nội đồng thì chủ yếu là nghề kích điện. Nhìn chung việckhai thác thuỷ sản bằng xung điện mang tính huỷ diệt hiện vẫn còn phổ biến trên địa bàn. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp và còn gặp nhiều khó khăn,

Đại học Kinh tế Huế

trong lúc đó một số xã lại thiếu quan tâm trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Do đó, để bảo vệ môi trường vùng đầm phá cần phải:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, phát động toàn dân tham gia công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đấu tranh chống các hành vi khai thác thủy sản mang tính hủy diệt. Có sự phối hợp và triển khai đến tận thôn.

- Tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm tra, phối kết hợp chặt chẽ với lực lượng chuyên ngành, chính quyền địa phương và quần chúng nhân dân. UBND các xã, thị trấn phải xem đây là công việc thường xuyên, có kế hoạch triển khai thực hiện thật cụ thể, từng bước ngăn chặn và hạn chế dần tình trạng khai thác mang tính hủy diệt này.

- Kiên quyết xử lý nghiêm đối với các đối tượng xem thường pháp luật, nhất là các trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã xử lý mà còn tái phạm.

4.3.4. Thực hiện đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi.

Những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã không còn phù hợp với tình hình môi trường của vùng. Do đó, đại bộ phận người nuôi luôn mong muốn có đối tượng và phương thức nuôi mới để thay thế hình thức nuôi chuyên tôm thiếu an toàn và gặp nhiều rủi ro. Để đảm bảo tính bền vững và an toàn nên sử dụng các mô hình nuôi mới nhằm đa dạng hóa vùng nuôi và đối tượng nuôi: mô hình nuôi tôm xen cá kình, mô hình nuôi chuyên cá chẽm, mô hình nuôi hỗn hợp cá kình, đối, dầy,...sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Bên cạnh việc áp dụng các mô hình trên cần phải kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường, hạn chế dịch bệnh.

- Phối hợp với trung tâm khuyến N-L-N, trạm khuyến N-L-N tích cực tìm các đối tượng và phương thức nuôi mới có hiệu quả, góp phần thực hiện việc đa dạng hóa đối tượng nuôi, tìm ra nhiều đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên. Tiếp tục quảng bá và nhân rộng các mô hình nuôiđã có hiệu quả trên địa bàn.

Đại học Kinh tế Huế

4.3.5.Đối với khai thác bền vững phá tam giang.

- Triển khai kế hoạch giải tỏa, sắp xếp lại nò sáo, đáy và chuyển đổi nghề nghiệp trên phá Tam Giang.

- Khuyến khích phát triển nghề chuôm, là nơi trú ẩn của các loài cá có giá trị sinh sản và phát triển để đa dạng nguồn giống phục vụ cho công tác đa dạng hóa đối tượng nuôi.

- Từng bước hướng dẫn cho các cá nhân, hộ gia đình tham gia khai thác thủy sản trên phá Tam Giang tập hợp trong một tổ chức chi hội nghề cá cấp cơ sở, từng bước phát triển hệ thống nghề cá dựa vào cộng đồng. Đẩy mạnh việc củng cố và thành lập các chi hội nghề cá để không ngừng nâng cao việc quản lý và ý thức của nhân dân trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

4.3.6. Tập huấn nâng cao năng lực, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, mô hình mới vào sản xuất

Tiếp tục chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho ngư dân. Trong đó, chú trọng đến kỹ thuật nuôi xen ghép, nuôi hỗn hợp, nuôi các đối tượng mới và xử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường, hạn chế dịch bệnh. Trong vụ nuôi, cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên tiếp cận, bám sát cơ sở để chỉ đạo hướng dẫn nhất là khi có dịch bệnh xảy ra.

4.3.7. Chính sách hỗ trợ.

Để có điều kiện triển khai thực hiện tốt mùa vụ nuôi thì nhất thiết phải có các chính sách hỗ trợ giúp ngư dân có điều kiện thuận lợi, an tâm phát triển sản xuất. Các chính sách hỗ trợ như:

- Hỗ trợ giống và chỉ đạo kỹ thuật để nhân rộng mô hình nuôi cá chẽm 35ha ngày càng có hiệu quả trên địa bàn, hỗ trợ chuyển đổi đối tượng nuôi nước lợ.

- Lập quy hoạch, kế hoạch sắp xếp nò sáo, chuyển đổi nghề nghiệp trên phá Tam Giang. Đầu tư kinh phí để triển khai công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và mua các dụng cụ đo môi trường.Tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho mỗi xã, thị trấn có

Đại học Kinh tế Huế

NTTS nước lợ ( trừ Quảng Lợi) hợp đồng 1 kỹ sư NTTS, hỗ trợ hoạt động của các tổ nuôi trồng.

4.3.8. Tăng cường vai trò quản lý, công tác quản lý trên phá Tam Giang.

- Thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn nông dân chủ động thực hiện tốt quy chế bảo vệ môi trường.

- Trong vụ nuôi tổ chức họp dân theo từng tổ vào những lúc cần thiết để vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt biện pháp bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh lây lan.

- Củng cố và kiện toàn nâng cao trách nhiệm các tổ hợp tác trong nuôi trồng thủy sản nhằm hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong tổ chức sản xuất và giữ gìn môi trường. Tổ viên phải đóng góp kinh phí để lập quỹ dự phòng nhằm hỗ trợ lẫn nhau khi xảy ra rủi ro.

4.3.9. Đẩy mạnh công tác khuyến ngư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật - Tổ chức tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho ngư dân. Hướng dẫn cho nhân dân thực hiện đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi mới, thả nuôi với mật độ hợp lý.

- Trong vụ nuôi, các cán bộ kỹ thuật thường xuyên tiếp cận, bám sát cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn giúp dân về quy trình kỹ thuật và xử lý kịp thời khi có tình hình bệnh xảy ra.

- Tích cực khảo nghiệm, thực hiện các mô hình để tìm chọn các đối tượng, các phương thức nuôi mới có hiệu quả nhằm làm cơ sở cho nhân dân triển khai thực hiện. Tiếp tục triển khai mô hình nuôi cá chẽm ở xã Quảng Công, Quảng Phước với diện tích 35ha.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi cá nước lợ ở vùng đầm phá huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)