3.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI CÁ
3.4.1. Phân tổ các hộ nuôi cá chuyên canh theo năng suất
Để nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi cá nước lợ nói riêng và hoạt động NTTS nói chung thì điều kiện quan trọng trong quá trình nuôiđó là các yếu tố đầu vào, có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như lợi nhuận cảu các hộ nuôi. Do đó, khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng chúng tôi đã tiến hành phân tổ các hộ nuôi cá của hai hình thức chuyên canh và xen canh theo năng suất, kết quả được thể hiện qua bảng sau:
Nhìn vào bảng phân tổ các hộ nuôi cá chuyên canh theo năng suất chúng ta thấy, trong tổng số 30 hộ nuôi cá chuyên canh thì tổ 2 có 10 hộ chiếm 33,33%.
Tuy nhiên, năng suất bình quân đạt được là 2.237,33 kg/ha và tập trung ở tổ 4 (chiếm 20,00%).
Ta thấy: năng suất bình quân liên tục tăng từ tổ 1 đến tổ 4, tổ 1 là 504,65kg/ha, tổ 3 tăng cao 3.089,99 kg/ha và đạt năng suất cao nhất là tổ 4 (3.955,39kg/ha). Do đó, nó kéo theo các yếu tố khác cũng có sự chuyển dịch, thay đổi:
- Mật độ con giống có xu hướng giảm từ tổ 1 (3,24con/m2) đến tổ 4 còn (1,52 con/m2). Do mật độ thả giống cá của các ngư hộ thường cao hơn nhiều so với yêu cầu kỹ thuật về mật độ thả. Qua quá trình điều tra thực tế, đa số các hộ nuôi chưa thả đúng mật độ nuôi phù hợp. Vì muốn thu lợi nhuận cao mặc khác do thảvới mật độ quá dày dẫn đến tình trạng cá chết và chậm lớn, cạnh tranh nhau về thức ăn.
Đại học Kinh tế Huế
- Thức ăn cũng có xu hướng thay đổi. Đối với thức ăn tươi thì có xu hướng tăng dần từ tổ 1 đến tổ 3 (12.871,29 nghìn đồng/ha và tổ 4 (52.838,27 nghìn đồng/ha). Đối với thức ăn công nghiệp có xu hướng giảm từ tổ 3 (19.653,47 nghìn đồng/ha) đến tổ 4 ( 7.950,62 nghìnđồng/ha). Bên cạnh đó, lượng thức ăn này cũng có xu hướng tăng từ tổ 1 (7.046,98 nghìn đồng/ha) đến tổ 2 (15.053,47 nghìn đồng/ha). Đối với thức ăn khác ở đây có xu hướng tăng dần từ tổ 1 (1.476,51 nghìn đồng/ha) đến tổ 4 (3.950,62 nghìnđồng/ha). Trong tất cả các yếu tố đầu vào cóảnh hưởng đến năng suất thì yếu tố về thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp. Đặc biệt, các giống cá nước lợ như: cá chẽm, rô phi... là các giống cá ăn tạp do đó thức ăn tươi đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong khẩu phần ăn của cá. Đặc điểm các nước lợ là ăn các loại rong rêu, mùn bã, cám gạo chất khuẩn trong ao hồ.
Do đó, trong quá trình cho ăn thức ăn tươi sẽ không sợ gây ô nhiễm nguồn nước.
Điều quan trọng là phải cho ăn vào đúng giai đoạn cá đang sinh trưởng và phát triển. Nếu vào giai đoạn này lượng thức ăn tươi này giá rẻ thì nên choăn nhiều hơn.
Ngoài ra, trong quá trình nuôi cá còn phải bổ sung thêm lượng thức ăn CN.
Những hộ nuôi cá kình, dìa rô phi thì thức ăn chủ yếu là loại thức ăn này. Do đó, lượng thức ăn CN tập trung vào tổ 2 và tổ 3 là nhiều nhất, là thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Lượng thức ăn tươi và thức ănCN tỷ lệ nghịch nhau. Khi thức ăn tươi tăng thì thức ăn CN giảm xuống và nhược lại. Để thấy rõ hơn về vấn đề này, chúng ta xét tổ 1, là tổ có năng suất bình quân thấp nhất so với các tổ khác, với chi phí thức ăn tươi là 2.348,99 nghìn đồng/ha và thức ăn CN là 7.046,98 nghìn đồng/ha trong khi mức bình quân chung lai cao hơn nhiều. Như vậy, có thể thấy tổ 1 là tổ tập trung chủ yếu là các hộ nuôi cá kình, dìa, rô phi.
Đối với tổ 2,3 và tổ 4 thì có sự chênh lệch vê thức ăn CN. Tổ 4 có chi phí chung về thức ăn cao nhất, do đó, năng suất bình quân đạt được cũng rất cao 3.955,39 kg/ha. Tuy nhiên, chỉ có 20% trong tổng số 30 hộ đạt được kết quả này.
Đại học Kinh tế Huế
Các hộ nuôi tổ 4 thức ăn chủ yếu là lượng thức ăn tươi, so với bình quân toàn vùng có sự chênh lệch lớn, cụ thể thức ăn tươi là 52.938,27 nghìnđồng/ha cao hơn so với toàn vùng là 30.218,75 nghìn đồng/ha. Qua điều tra cho thấy, đa số các hộ nuôi còn ít hiểu biết về cơ cấu hàm lượng thức ăn nên năng suất đạt được của tổ 1 và tổ 2 chưa cao. Tuy nhiên, đã có một số họ nuôi qua kinh nghiệm từ bản thân, bạn bè các học hỏi các chuyên gia đã vận dụng tốt cơ cấu hàm lượng thức ăn thích hợp vào nuôi cá nên năng suất đạt được khá cao, tổ 3,4 năng suất trên 3000kg/ha.
Song song với hai loại thức ăn chính cho cá thì hầu hết các hộ nuôi còn bổ sung thêm lượng thức ăn khác, chủ yếu là phụ phẩm thích hợp đối với cá nước lợ, giảm bớt chi phí thức ăn tươi và công nghiệp. Giá trị lượng thức ăn này cũn tăng dần từ tổ 1 đến tổ 4, góp phần tăng năng suất cá.
-Chi phí xử lý ao trước và trong quá trình nuôi ít có sự biến độnglớn giữa các tổ, thấp nhất là tổ 4 (617,28 nghìn đồng/ha và cao nhất là tổ 2 (1.004,32 nghìn đồng/ha). Chi phí xử lý cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi cá nước lợ. Bất kỳ hoạt động NTTS nào khâu xử lý ao hồ trước và trong khi nuôi có vai trò quan trọng xuyên suốt trong quá trình nuôi. Khoảng chi phí này giữa các tổ không có sự chênh lệch lớn lắm, chủ yếu là xử lý ao nuôi trước khi bước vào vụ. Do đó, mỗi ao hồ có chi phí xử lý bình quân trên ha xấpxỉ bằng
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 17: PHÂN TỔCÁC HỘNUÔI CHUYÊN CANH THEO NĂNG SUẤTNĂM 2009.
T T tổ
Phân tổ theo năng
suất (kg/ha)
Số hộ Năng
suất BQ kg/ha
Mật độ bq 1 con
giống (con/m2)
Thức ăn (1000 đ/ha) Xử lý ao (1000 đ/ha)
Công lao động (ngày-người/ha)
Hộ % TA tươi TA CN TA khác
1 2 3 4
< 450 450-800 800-1870
>1870 Toàn vùng
5 10
9 6 30
16,67 33,33 30,00 20,00 100,00
504,65 3.399,31 3.089,99 3.955,39 2.237,33
3,24 2,63 2,43 1,52 2,45
2.348,99 0 12.871,29 52.938,27 22.719,52
7.056,98 15.053,99 19.653,47 7.950,62 12.426,26
1.476,51 2.483,80 2.326,73 3.950,62 2.559,42
687,92 1.004,32
915,84 617,28 806,34
201,01 252,27 363,37 302,22 279,72 (Nguồn: số liệu điều tra)
Đại học Kinh tế Huế
nhau. Đặc biệt nuôi cá nước lợ ít xảy ra dịch bệnh nên chi phí phòng bệnh là không đáng kể chủ yếu là xử lý ao hồ trước khi bước vào vụ nuôi. Quá trình xử lý được bà con thực hiện tốt không chỉ ngăn ngừa dịch bệnh mà còn có tác dụng tẩy phèn chua (điều chỉnh nồng độ PH). Để tạo màu nước và giúp làm sạch ao các tổ đã tận dụng các loại rau câu cấy với mật độ vừa phải giúp giảm bót chi phí xử lý ao tăng năng suất.
- Ngày công lao động có xu hướng tăng dần từ tổ 1 (201,01 ngày người/ha đến tổ 4 (302,22 ngày người/ha).
Ngày công lao động gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi cá nước lợ. Công lao động được thể qua ngày công gia đình xử lý ao, công gia đình chăm sóc và thu hoạch. Chính vì vậy, ngày công lao động có chiều hướng tăng khi năng suất tăng. Chẳng hạn, tổ 1 có năng suất thấp tương ứng với số ngày công gia đình cũng thấp (201,01 ngày người/ha). Tổ 3,4 có năng suất bình quân cao dođó, ngày công lao động cũng cao 363,37 ngày người/ha (tổ3) và 302,22 ngày người/ha (tổ4). So với ngày công lao động toàn vùng thì ngày công lao động cao hơn nhiều (gần 100 ngày). Ngoài ra, tổ 3,4 là những hộ nuôi cá nước lợ quanh năm nên công chăm sóc nhìn chung cũng dài hơn so với các hộ nuôi khác.
Như vậy, các yếu tố đầu vào có vai trò quan trọng tăng năng suất và cũng là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi cá nước lợ trên vùng đầm phá huyện Quảng Điền. Do đó, để tăng năng suất thì phải tăng các yếu tố chi phí đầu vào. Nhưng để đạt được năng suất cao thì phải biết tăng chi phí đầu vào phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cá và phải tùy vào điều kiện tình hình của địa phương để tăng năng suất hay giảm loại chi phí nào để thu được lợi nhuận cao