CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
4.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỐI VỚI HỘ NUÔI
4.2.1. Về thời vụ.
Việc thả giống theo đúng khung lịch thời vụ phải cụ thể hóa đối với từng vùng nuôi và từng đối tượng nuôi cho phù hợp. Đối với các loài cá sống trong môi trường nước lợ thì nên thả giống khi có điều kiện thời tiết thuận lợi, nhiệt độ nước đạt từ 28-30 0C, để cá giống đạt tỷ lệ sống cao thì số lượng vụ nuôi: 01 vụ chính, đối tượng nuôi: cá nước lợ, tôm sú, cua...
Do đó, phải thả nuôi theo đúng khung lịch thời vụ của UBND huyện hướng dẫn. Phải cụ thể đối với từng vùng và từng đối tượng nuôi nhằm thu hoạch đúng thời vụ như vậy mới mang lại hiệu quả cao và tránh gặp rủi ro.
4.2.2. Về mật độ thả giống.
Tùy thuộc vào hình thức nuôi mà thả giống với mật độ thích hợp. Dối với nuôi xen ghép cá tôm: cá dìa nên thả từ 800-1000 con/ha, cá kình 5000 con/ha.
Đối với nuôi cá chẽm: mật độ thả nuôi thích hợp là 0,4-0,6 con/m2.
Đại học Kinh tế Huế
4.2.3. Về con giống.
- Cần chọn giống đủ tiêu chuẩn về chất lượng, kích cỡ để cá phát triển tốt, giảm hao hụt. Tốt nhất cá giống đưa về phải ươm lại một thời gian rồi thả nuôi tránh hiện tượng sốc môi trường và dễ kiểm soát được số lượng cá trong ao nuôi.
Nên nuôi hỗn hợp nhiều đối tượng trong cùng một ao để tận dụng mặt nước và thức ăn góp phần tăng năng suất.
- Con giống có vai trò quan trọng quyết định đến thành bại của hoạt động NTTS. Do đó, nên mua giống ở những trang trại giống đã được kiểm dịch chặt chẽ, cụ thể:hướng dẫn và tạo điều kiện cho người nuôi cá tiếp cận với nơi sản xuất giống để có thể chọn lựa, quảnlý các cơ sở ươm giống tại chỗ, quản lý và tạo điều kiện để các nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế cao ở vùng đầm phá sinh sản và phát triển để gia tăngnguồn giống mới.
4.2.4. Về thức ăn.
- Tận dụng chế biến các loại thức ăn cho cá tư các sản phẩm nông nghiệp:
cám gạo, rau xanh...
- Nên sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, thức ăn tự chế biến. Vì các loài cá sống trong môi trường nước lợ chỉ ăn các loại thức ăn rong rêu trong hồ nên nuôi cá có thể giảm chi phi thức ăn, hạn chế ô nhiễm môi trường nên lượng thức ăn cho cá là rất ít. Do đó, trong quá trình nuôi cá nên tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, giá rẽ như: rong rêu, tép, cá tạp...với mục đích giảm chi phí sản xuất. Trong nuôi xen ghép cá tôm thì cần phải tăng lượng thức ăn cho ăn vào ban đêm, giảm ban ngày nhằm hạn chế cá cạnh tranh thức ăn với tôm..
- Người nuôi cần có chế độ cho ăn thích hợp, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp, tránh thừa gây lãng phí và ô nhiễm ngồn nước đồng thời tránh thiếu sẽ ảnh hửng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá.
Đại học Kinh tế Huế
4.2.5. Về ao nuôi và xử lý.
- Cần phải chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt các khâu cải tạo đáy ao và xử lý môi trường đối với từng hình thức nuôi. Sau vụ hoặc trước khi bước vào vụ nuôi mới nên thả cá rô phi để làm sạch môi trường đáy ao trước khi thả nuôi.
- Ao hồ phải được hút cạn, vét hết lớp bùn đáy ao và xử lý môi trường trước khi thả nuôi. Đối với những hồ không thể hút khô được thì phải thực hiện theo đúngquy trình cải tạo ướt, nếu giữ nước được thì cho phơi khô đáy ao.
- Kiểm tra môi trường đảm bảo yêu cầu mới tiến hành thả nuôi, kiểm tra môi trường nước hằng ngày để có hướng điều chỉnh và xử lý kịp thời.
4.2.6. Thị trường tiêu thụ.
Hầu hết cá xuất bán trên địa bàn chỉ tiêu thụ nhỏ lẻ, không tập trung. Do đó, thị trường tiêu thụ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động NTTS. Đây là khâu cuối cùng của quá trình nuôi. Trên thực tế, thị trường tiêu thụ các loại thủy sản của vùng khá đa dạng. Đến vụ thu hoạch, người nuôi bán sản phẩm của mình cho các doanh nghiệp, chợ, các chủ nhậu ở địa phương hay bị ép giá. Do vậy, để khắc phục tình trạng trên cần đề nghị các công ty XNK thủy sản trực tiếp ký các hợp đồng với các hộ nuôi, giáp tạo niềm tin để các hộ nuôi yên tâm sản xuất, mở rộng quy mô.
4.2.7.Lao động chăm sóc
Công chăm sóc có ý nghĩa quan trọng. Bất kỳ một hoạt động NTTS nào cũng cần người nuôi cá phải thường xuyên theo dõi ao nuôi từ khi thả đến khi thu hoạch. Người nuôi phải am hiểu kỹ thuật, thường xuyên theo dõi những thay đổi bất lợi của môi trường nước đối với cá để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế thiệt hại. Cá nước lợ phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết và khí hậu. Do đó, cần phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ các biến đổi của khí hậu và môi trường nước để có biện pháp xử lý, đảm bảo cho cá phát triển tốt, phòng trừ dịch bệnh có thể xảy ra ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi.
Đại học Kinh tế Huế