3.3. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ CỦA HỘ
3.3.1. Đầu tư nuôi cá của các hộ điều tra
Để đạt được kết quả mong muốn và không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì chi phí sản xuất mà người sản xuất phải bỏ ra là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Nếu biết sử dụng hợp lý chi phí sản xuất, hiệu quả sẽ được nâng cao và thu được lợi nhuận nhiều hơn cho người sản xuất. Do vậy, trong bất kỳ quá trình sản xuất nào chi phí sản xuất cũng đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của người sản xuất.
Như chúng ta đã biết, hoạt động nuôi cá nước lợ ở vùng đầm phá huyện Quảng Điền đều là do các hộ gia đình đầu tư. Nhìn vào bảng 10, chúng ta có thể thấy: Chi phí mà các hộ giađình bỏra để nuôi cá khác lớn. Trung bình cứ một ha nuôi cá, các hộphảibỏra 39.440,20 nghìn đồng/ha. Nếu như các hộnuôi xen canh chỉ đầu tư 24.207,05 nghìn đồng/ha thì các hộ nuôi chuyên canh đầu tư đến 54.673,35 nghìnđồng/ha.
Chi phí trung gian chiếmtỷtrọng lớnnhấttrong tổng chi phí của hoạt động nuôi cá nước lợ. Mỗiha nuôi cá tiêu tốnmột lượng chi phí trung gian là 33.442,32 nghìn đồng, chiếm 84,55% tổng chi phí. Chi phí trung gian bao gồm: chi phí mua giống, thức ăn, phòng bệnh, xử lý ao hồ, công laođộng thuê ngoài, vậttư tu bổvà các chi phí khác. Trong chi phí trung gian, chi phí thức ăn chiếmtỷtrọngcao nhất trong tổng chi phí sản xuất của các hộnuôi. Chi phí thức ăn bình quân chung mỗi ha là 22.020,26 nghìn đồng, chiếm 63,26% tổng chi phí, trong đó, thức ăn tươi là 8.228,9 nghìnđồng, chiếm25,48% tổngchi phí.
Trong các yếu tố đầu vào của hoạt động nuôi cá, con giống có vai trò đặc biệt quan trọng. Chi phí mua giống cho mỗi ha là 7.519,83 nghìn đồng/ha, chiếm
Đại học Kinh tế Huế
22,31% tổng chi phí. Qua quá trình điều tra thực tế cho thấy: mật độ thả giống có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nuôi cá. Tuy nhiên, một số hộ nuôi do thiếu kiến thức kỹ thuật và vì mục đích muốn thu được lợi nhuận cao đã thả giống cá quá dày, có hộ thả giống cá lên đến 04 con/m2. Do đó, không chỉ tăng chi phí sản xuất mà còn làm ảnh hưởng đến các loại cá khác, làm cá chậm lớn và dễ bị dịch bệnh khi gặp sự cố sẽ rất khó giải quyết kịp thời. Bởi vậy, trong bất cứ trường hợp nào bà con cũng cần phải thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Sau 2 đến 3 năm nuôi cá nước lợ nhiều hộ đã tích lũy được ít nhiều kinh nghiệm trong việc chọn giống và đã nuôi thành công trên ao hồ của mình
Hằng năm, do điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, nhiều đê điều bao quanh thường bị hư hỏng cần phải được tu bổ và sữa chữa thường xuyên nên chi phí tu bổcũng lớnhơn nhiều. Trướckhi bắt đầuvụnuôi, các hộphảimua tređóng cọc, thuê lao động đắp lại ao. Do đó, chi phí vật tư tu bổ bình quân chung là 407,64 nghìnđồng/ha.
Sau mỗi vụ nuôi ở đáy ao thường tích tụ một lớp mùn bã, xác động thực vật...Do đó, cần phải nạo vét và phơi khô đáy ao. Tuy nhiên, hầu hết các ao nuôi trên địa bàn huyện Quảng Điền là ao hạ triều nên việc phơi kho đáy ao là không dễ. Bởi vậy, chi phí xử lý ao tương đối lớn, bình quân chung là 1.513,54 nghìn đồng/ha. Trong đó, nuôi xen canh có chi phí xử lý ao khá cao 2148,1 nghìn đồng, chiếm10,81%, nuôi chuyên canh chiếm1,87%.
Ưu điểm của hoạt động nuôi cá nước lợ là có thể tận dụng mặt nước nuôi trồng thuỷsản để nuôi kết hợpnhiều giống cá nước lợ vớinhau. Bên cạnh đó, tận dụng được nguồn thức ăn thừa. Dođó, vấn đề ô nhiễm nguồn nước rất ít khi xảy ra. Các ngư hộchỉphòng bệnh cho cá bằngviệcbón các loại vôi và nuôi rong câu trong ao hồngoài ra không dùng thêm các loạichấtdiệtkhuẩnnào khác. Do vậy,
Đại học Kinh tế Huế
Bảng10: CHI PHÍ SẢNXUẤTTRÊN 1 HECTA NUÔI CÁỞVÙNGĐẦMPHÁ HUYỆNQUẢNG ĐIỀN
(Nguồn: số liệu điều tra)
Chỉ tiêu Xen canh Chuyên canh Bình quân chung
1000 đ % 1000 đ % 1000đ %
Tổng chi phí sản xuất 25.452,05 100,0 56.035,35 100,00 39.440,20 100,00 I.Chi phí trung gian (IC)
1.Giống 2.Thức ăn -Thức ăn tươi - Thức ăn CN -Thức ăn khác 3.Xử lý ao hồ
4.Dịch vụ thuê ngoài 5.Vật tư tu bổ
6. Phòng bệnh 7.Dầu bơm nước
8.Công lao động thuê ngoài 9.Chi phí khác
19.864,35 4.342,20 11.303,67
117,04 10.393,95
792,68 2.148,1 73,89 674,52
35,67 1245 315,92 970,38
82,45 21,86 56,90 1,04 91,95
7,01 10,81
0,37 3,39 0,18 4,89 1,59 4,89
47.020,28 10.697,45 32.736,85 16.340,76 13.765,52 2.630,57
878,98 79,62 140,76
24,2 1362 443,95 1.118,47
86,64 22,75 69,62 49,92 42,5 8,03 1,87 0,17 2,21 0,05 2,43 0,94 2,38
33.442,32 7.519,83 22.020,26
8.228,9 12.079,74
1.711,63 1.513,54 76,755 407,64 29,935 1303,5 379,94 1.044,43
84,55 22,31 63,26 25,48 48,23 7,52 6,34 0,27 2,8 0,12 3,68 1,27 3,64
II.KH TSCĐ 2.120,41 8,76 3.395,75 6,21 2.758,08 7,49
III.Chi phí công lao độngGĐ 2.222,29 9,22 4.257,32 7,85 3.239,81 8,54
Đại học Kinh tế Huế
chi phí phòng bệnh cho cá khôngđáng kể so với chi phí thức ăn và chi phí giống.
Chi phí phòng bệnhbình quân chung là 29,935 nghìnđồng, chiếm0,12 % tổngchi phí sảnxuất.
Cùng với việc đầu tư máy móc thiết bị, dụng cụ ngư lưới phục vụ cho quá trình nuôi trồng thì các hộ nuôi còn phải chi trả thêm một lượng chi phí về nguyên liệu dầu bơm nước cho việc xử lý ao hồ và thay nước trong ao. Lượng nhiên liệu này được dùng cho hoạt động xử lý ao hồ ban đầu khi nạo vét ao, thu hoạch cá, thay nước để tạo khí cho ao cá. Chi phí này chiếm tỷ trọng không lớn lắm, bình quân chung của các hộ điều tra là 1.303,5 nghìnđồng/ha.Năm 2009, được sự quan tâm giúp đỡ của Nhà Nước và chính quyền địa phương đã được ủng hộ chi phí xăng dầu cho bà con yên tâm sản xuất và tạo niềm tin cho bà con NTTS trên vùng đầmphá, mỗi hộ nhận được 800 nghìn đồng tiền xăng dầu nên đã phần nào giảm bớt được chi phí cho người dân.
Trong hoạt động nuôi cá, các TSCĐ bao gồm máy nổ, may bơm nước, ghe xuồng....Các chi phí này cần được tính khấu hao hằng năm. Do chi phí đầu tư ban đầu lớn nên chi phí khấu hao tài sản cố định lớn bình quân mỗi ha là 2.758,08 nghìnđồng.
Trong quá trình diễn ra hoạt động nuôi, công lao động chủ yếu là do gia đình tự có. Tuy nhiên, khi tiến hành tu bổ ao hồ đầu vụ, lực lượng lao động gia đình không đáp ứng đủ nên các hộ phải thuê thêm lao động bên ngoài. Bình quân công lao động thuê là 80 nghìn đồng/công. Ngoài ra,nuôi cá nước lợ thu hoạch dễ dàng hơn so với thu hoạch tôm nên khi thu hoạch đa số hộ không thuê thêm lao động mà chỉ thu hoạch thông qua việc đổi công với nhau, mượn bà con bạn bè giúp đỡ nên chi phí công lao động thu hoạch là không tính đến.Mặtkhác, nuôi cá nước lợ không đòi hỏi đầu tư công chăm sóc lớn. Chi phí công lao động gia đình bình quân chung của các hộ nuôi là 3.239,81 nghìnđồng/ha.
Đại học Kinh tế Huế
Các cấp chính quyền trung ương và địa phương đã có nhiều hỗ trợ đặc biệt đóng góp phần nào khó khăn cho bà con. Mặt khác để khuyến khích các hộ nuôi cá tiến hành nuôi trồng chính quyền địa phương đã miễn thuế, phí và lệ phí cho các hộ nuôi nên chi phí này bằng không.
Thực tế hiện nay ở vùng đầm phá huyện Quảng Điền nói riêng và vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai nói chung, nhiều diện tích nuôi chuyên tôm bị ô nhiễm nặng đã được chuyển sang nuôi chuyên cá đạt hiệu quả, nhiều ao hồ đã được tu bổ và sữa chữa...nhằm đáp ứng cho việc nuôi cá xen ghép với các đối tượng khác và tiến tới nuôi chuyên cá.
Đểthấyrõ hơn vềtình hình đầutư nuôi cá nước lợ của các hộ điềutra cũng như tình hình thựctếcủa địaphương, chúng ta có thể quan sát số liệu ở bảng11:
Quan sát bảng11 ta thấy có sự chênh lệch khá lớn về chi phí sản xuất giữa hai mô hình nuôi cá: chuyên cá và xen cá. Các hộ nuôi chuyên canh sẽ đầu tư nhiều hơn cho hoạt động nuôi trồng của mình nên chi phí cũng lớn hơn, khoảng chênh lệch này là 30.583,30 nghìn đồng. Do đó, chi phí trung gian của mô hình nuôi cá chuyên canh là cao hơn so với nuôi xen cá. Ở nuôi chuyên cá, chi phí này là 47.020,28 nghìn đồng, chiếm 86,64% tổng chi phí, còn nuôi xen ghép, chi phí này là 19.864,35 nghìnđồng, chiếm 82,45% tổng chi phí.
Có sự khác biệt về chi phí trung gian là do có sự chênh lệch của các chi phí thành phần, cụ thể:
Ở mô hình nuôi chuyên cá chi phí con giống là 10.697,45 nghìn đồng/ha.
Tuy nhiên, ở mô hình nuôi xen cá thì chi phí con giống cho hoạt động nuôi cá là thấp hơn, đó là 4.342,20 nghìn đồng/ha. Nguyên nhân: là do mật độ nuôi cá ở mô hình nuôi xen ghép thấp hơn so với nuôi chuyên cá nên lượng giống thả cũng ít hơn. Nuôi xen ghép ngoài đối tượng là các loại cá còn nuôi xen các loại khác như:
tôm, cua...nên mật độ thấp. Bên cạnh đó, các giống cá nước lợ nuôi xen ghép chủ yếu là cá dìa, cá kình...có nguồn gốc tự nhiên nên chi phí con giống cũng rẻ hơn nhiều.
Đại học Kinh tế Huế
Trong chi phí trung gian, thì chi phí thức ăn ở mô hình nuôi chuyên cá là 69,62%, còn ở xen ghép là 56,90%. Điều này cho thấy, các hộ nuôi chuyên canh đã mạnh dạn đầu tư về thức ăn cho cá. Đối với nuôi cá chuyên canh thì lượng thức ăn tươi là cao hơn so với nuôi xen ghép, nuôi chuyên canh chiếm 49,92% trong tổng số thức ăn, nuôi xen ghép chiếm 1,04%. Do đó, có thể nhận thấy rằng nuôi chuyên canh cho ăn thức ăn tươi nhiều hơn so với các loại thức ăn khác, còn nuôi xen canh thì không cần phải cho cá ăn thức ăn tươi mà chỉ ăn thức ăn công nghiệp.
Qua điều tra thực tế cho thấy: các ngư hộ nuôi chuyên canh, đặc biệt là nuôi cá chẽm sử dụng thức ăn tươi là chủ yếu vì đây là loại thức ăn giá rẻ. Trong khi nuôi có nuôi thêm giống cá dìa, kình nênđã hạn chế được ô nhiễm nguồn nước, giúp cá nhanh lớn sinh trưởng phát triển nhanh. Ngoài ra, trong quá trình nuôi người ta có bổ sung thêm lượng thức ăn công nghiệp. Tuy thức ăn này có giá thành cao nhưng lượng thức ăn này sẽ bổ sung dinh dưỡng giúp cá phát triển tốt hơn. Lượng thức ăn giành cho cá chủ yếu là các loại bột nổi. Đối với nuôi xen ghép thì thức ăn của cá chủ yếu là các loại rong rêu, mùn bã,...còn thức ăn công nghiệp chiếm số lượng không đáng kể.
Khi bắt đầu bước vào vụ nuôi các hộ đều đã trang bị máy móc thiết bị nên không cần phải thuê thêm nên chi phí dịch vụ thuê ngoài của hai mô hình này xấp xỉ ngang bằng nhau. Đối với mô hình chuyên canh là 79,62 nghìn đồng, mô hình xen ghép là 73,89 nghìnđồng.
Nhìn chung, các khoản chi phí trung gian của mô hình chuyên cá lớn hơn so với nuôi xen ghép. Riêng trong công tác xử lý ao hồ và phòng bệnh thì các hộ nuôi cá xen ghép đầu tư nhiều cho việc gia cố đê điều, bón các loại vôi để diệt khuẩn nhiều hơn. Vì không chỉ ảnh hưởng đến cá loại cá mà còn ảnh hưởng đến các đối tượng khác trong quá trình nuôi xen ghép. Nên chi phí nàyở mô hình xen
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 11: SO SÁNH CHI PHÍ SẢNXUẤTTRÊN 1 HECTA NUÔI CÁ GIỮAHAI MÔ HÌNH NUÔI CHUYÊN CANH VÀ XEN CANH.
(Nguồn: số liệu điều tra)
Chỉ tiêu Xen canh Chuyên canh CC/XC
1000 đ % 1000 đ % +/- Lần
Tổng chi phí sản xuất 25452,05 100,0 56035,35 100,00 30583,30 2,20
I. Chi phí trung gian (IC) 1. Giống
2.Thức ăn -Thức ăn tươi - Thức ăn CN - Thức ăn khác 3. Xử lý ao hồ
4.Dịch vụ thuê ngoài 5.Vật tư tu bổ
6. Phòng bệnh 7. Dầu bơm nước
8. Công lao động thuê ngoài 9. Chi phí khác
19.864,35 4.342,20 11.303,67
117,04 10.393,95
792,68 2.148,1 73,89 674,52
35,67 1245 315,92 970,38
82,45 21,86 56,90 1,4 91,95
7,01 10,81
0,37 3,39 0,18 4,89 1,59 4,89
47.020,28 10.697,45 32.736,85 16.340,76 13.765,52 2.630,57
878,98 79,62 140,76
24,2 1.303,50
443,95 1118,47
86,64 22,75 69,62 49,92 42,5 8,03 1,87 0,17 2,21 0,05 2,43 0,94 2,38
27.155,93 6.355,25 21.433,18 16.223,72 3.371,57 1.837,32 -1.269,12
5,73 366,24 -11,45
58,50 128,03 148,09
2,37 2,46 2,89 139,62
1,32 3,32 -0,41
1,08 1,54 0,68 0,49 1,41 1,15
II.KH TSCĐ 2.120,41 8,76 3.395,75 6,21 1.275,34 1,60
III.Chi phí công lao động GĐĐại học Kinh tế Huế2.222,29 9,22 4.257,32 7,85 2.035,47 1,92
ghép là 2.148,10 nghìnđồng, chuyên canh là 878,98 nghìnđồng. Bên cạnh đó các khoản đầu tư chi phí trung gian cao hơn, công lao động mà các hộ nuôi chuyên cá cũng bỏ ra cho hoạt động nuôicá cũng cao hơn, chi phí công lao động gia đình của nuôi chuyên cá là 4.257,32 nghìnđồng/ha, bằng 1,92 lần so với xen ghép.
Tóm lại, chi phí của hoạt động nuôi cá nước lợ tương đối lớn nhưng so với nuôi tôm thì chi phí của nó thấp hơn. Bên cạnh đó, nuôi cá nướclợ còn mang lại hiệu quảkinh tế cao. Do đó, cần được khuyến khích đầutưphát triển.