3.3. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ CỦA HỘ
3.3.3. Hiệu quả của các mô hình nuôi cá
Qua quá trìnhđiều tra và tập hợp số liệu, kết quả nuôi cá trên địa bàn huyện QuảngĐiền được thể hiện ở bảng 14:
Năng suất bình quân chung các hộ điều tra là 1.040,05 kg/ha. Điều này phản ánh đúng về thực tế của địa phương. Nhìn chung, các hộnuôi cá chuyên canh đãđầu tư xây dựng ao hồvớilượngvốn đầutư ban đầu lớn về đê điều và hệ giống cấp nước đầu đủ, môi trường nguồn nước cũng ổn định hơn so các hộ nuôi xen canh. Do đó, rất ít xảy ra tình trạng ngọt hóa hoặc mặn hóa khi chưa đến vụ thu hoạch, hạn chế tình trạng phải thu cá sớm và bán với giá rẻ dễ bị ép giá. Do đó, năng suất bình quân cá đạt được của hình thức nuôi chuyên canh cao hơn so với hình thứcnuôi cá xen canh.
Nhờ điều kiện thuận lợi như trên mà phong trào nuôi cá ở đây phát triển mạnh mẽ nhiều hộ bỏ nuôi tôm sang nuôi cá nước lợ đạt hiệu quả. Cũng chính lý
Đại học Kinh tế Huế
do đó làm cho các chỉ tiêu khác như: giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp tính trên ha củacác hộnuôi ngày càng tăng lên.
Giá trị gia tăng trên 1 ha bình quân chung là 20.824,42 nghìnđồng/ha. Giá trị VA/IC bình quân chung của các hộ nuôi là 0,64, có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ vào sản xuất, các hộ nuôi thu được 0,64 đồng giá trị gia tăng.
MI bình quân chung là 18.066,34 nghìn đồng/ha, trong đó, nuôi chuyên canh là 24.870,59 nghìnđồng/ha,xen canh là 11.262,08 nghìnđồng/ha.
Vềlợi nhuận bình quân ngày-người bình quân chung của các hộ điều tra là 62,30 nghìn đồng. Nuôi xen canh đạt lợi nhận thấp hơn so với nuôi chuyên canh.
Nuôi chuyên canh là 69,70 nghìnđồng, nuôi xen canh là 54,89 nghìnđồng.
Hiện nay, trên địa bàn vùng đầm phá huyện Quảng Điền có 2 mô hình nuôi cá nước lợ chủ yếu là nuôi chuyên cá chuyên canh và nuôi cá xen ghép. Mỗi hình thức nuôi được đầu tư khác nhau do đó hiệu quả kinh tế của 2 hình thức này đạt được cũng khác nhau. Mặt khác những ao hồ chuyển sang nuôi cá theo mô hình chuyên cá và xen ghép cũng đã hạn chế được tình trạng ô nhiễm nguồn nước mang lại bộ mặt mới cho ngành NTTS huyện Quảng Điền. Qua bảng số liệu 15, chúng ta thấy năng suất bình quân chung của hình thức chuyên cá cao hơn xen ghép. Năng suất cá của mô hình nuôi chuyên canh là 1.571,02 kg/ha, mô hình nuôi cá xen ghép là 509,08 kg/ha. Có được kết quả này là do sự đầu tư của chuyên canh cao hơn so với xen canh. Các chỉ tiêu khác như giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận trên 1 ha ở mô hình nuôi chuyên canh đều cao hơn. Do đó, mô hình nuôi chuyên cá hiện nay được xem là phù hợp với điều kiện vùng đầm phá huyện Quảng Điền.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng14: HIỆU QUẢ SẢN XUẤTTRÊN 1 HECTA CỦA 2 MÔ HÌNH NUÔI CÁỞVÙNGĐẦM PHÁ
(Nguồn: số liệu điều tra)
Chỉ tiêu Đvt Xen canh Chuyên canh Bình quân chung
1. Năng suất bình quân Kg/ha 509,08 1.571,02 1.040,05
2.Giá trị gia tăng (VA) 1000 đ/ha 13.382,49 28.266,34 20.824,42
3.Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000 đ/ha 11.262,08 24.870,59 18.066,34
4. Lợi nhuận (P) 1000 đ/ha 7.794,77 19.251,27 13.523,02
5.GO/TC Lần 1,31 1,34 1,33
6.VA/IC Lần 0,67 0,60 0,64
7. MI/TC Lần 0,44 0,44 0,44
8. Lợi nhuận bq 1 ngày–người 1000 đ 54,89 69,70 62,30
9. MI bq 1 ngày người 1000 đ 74,36 89,06 81,71
10. Doanh lợi chi phí sản xuất % 30,63 34,35 32,49
Đại học Kinh tế Huế
Đại học Kinh tế Huế
Xét chỉ tiêu giá trị gia tăng VA của hai mô hình nuôi cá, chúng ta thấy VA của mô hình chuyên canh là 28.266,34 nghìn đồng/ha, VA của mô hình nuôi xen canh là 13.382,49 nghìnđồng/ha.
Sự chênh lệch về thu nhập hỗn hợp giữa hai mô hình nuôi cá mang lại cũng thể hiện khá rõ nét. Đối với mô hình chuyên canh thì MI là 24.870,59 nghìn đồng/ha, Xen canh là 11.262,08 nghìn đồng/ha. Chứng tỏ các hộ nuôi trên địa bàn huyện cũng có được thu nhập từ hai hoạt động nuôi này.
Cả hai mô hình nuôi cá nước lợ đều mang lại hiệu quả cho các hộ nuôi. Chỉ tiêu lợi nhuận của hai mô hình nuôi chuyên canh và xen canh tương đối lớn. Trong đó, nuôi cá chuyên canh thu được lợi nhuận khá cao 19.251,27 nghìn đồng/ha cao hơn so với mô hình nuôi xen canh chênh lệch là 11.456,50 nghìn đồng/ha. Do đó, có thể nhận thấy rằng trong vụ nuôi vừa qua, hoạt động nuôi cá nước lợ ở địa phương đạt hiệu quả tuy không cao nhưng là niềm vui lớn cho bà con nơi đây, giảm số hộ lỗ so với những năm trước đây. Những hộ nuôi cá theo mô hình xen canh có thu được lợi nhuận nhưng không cao, thấp hơn so với nuôi chuyên canh.
Nguyên nhân là do năm 2009, nhiều hộ nuôi gặp khó khăn về thời tiết bất lợi nguồn giống không cung cấp đủ cho bà con nên lợi nhuận mang lại chưa cao.
Chỉ tiêu GO/TC của mô hình chuyên canh là 1,34, có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra, các hộ nuôi thu lại được 1,34 đồng, còn ở mô hình nuôi xen canh, chỉ tiêu này là 1,31 có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra, các hộ nuôi xen canh thu được 1,31 đồng giá trị sản xuất.Đại học Kinh tế Huế
Bảng15: SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA 2 MÔ HÌNH CHUYÊN CANH VÀ XEN CANH.
(Nguồn: số liệu điều tra)
Chỉ tiêu Đvt Xen canh Chuyên canh CC/XC
+/- %
1. Năng suất bình quân Kg/ha 509,08 1.571,02 1.061,94 308,60
2. Giá trị gia tăng (VA) 1000 đ/ha 13.382,49 28.266,34 14.883,85 246,46 3.Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000 đ/ha 11.262,08 24.870,59 13.608,51 220,83
4. Lợi nhuận (P) 1000 đ/ha 7.794,77 19.251,27 11.456,50 246,98
5.GO/TC Lần 1,31 1,34 0,01 -
6.VA/IC Lần 0,67 0,60 -0,07 -
7. MI/TC Lần 0,44 0,44 0 -
8. Lợi nhuận bq 1 ngày-người 1000 đ 54,89 69,70 14,81 126,98
9. MI bq 1 ngày người 1000 đ 74,36 89,06 14,7 119,77
10. Doanh lợi chi phí sản xuất % 30,63 34,35 3,72 -
Đại học Kinh tế Huế
Đối với chỉ tiêu doanh lợi chi phí sản xuất, ở mô hình nuôi chuyên canh, cứ 1 đầu tư 100 đồng chi phí vào nuôi cá sẽ thu về là 34,35 đồng lợi nhuận, còn ở mô hình nuôi xen canh nếu bỏ ra 100 đồng thì thu về được 30,63 đồng lợi nhuận.
Ngoài ra, quá trình phân tích, tổng hợp, tính toán... số liệu cho thấy: lợi nhuận bình quân ngày người ở mô hình nuôi xen canh là 54,89 nghìnđồngvà ở mô hình nuôi chuyên canh là 69,70 nghìnđồng. Do đó, mô hình nuôi chuyên canh đạt hiệu quả hơn so với mô hình nuôi xen canh. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hơn nữa của mô hình nuôi cá nước lợ chuyên canh thì cần phải có chiến lược và giải pháp lâu dài, bên cạnh các yếu tố nguồn lực của địa phương cần phải nâng cao nănglực sản xuất của các hộ nuôi trồng nơi đây, cần có sự quân tâm của các cấp chính quyền địa phương giúp đỡ thêm về vốn, giống cá, tổ chức tập huấn về kỹ thuật cũng như cách thức xử lý phòng ngừa rủi ro trong quá trình nuôi nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Nhìn chung, trong thời gian gần đây, vùng đầm phá huyện Quảng Điền có sự chuyển đổi hình thức nuôi và đối tượng nuôi từ nuôi tôm sang nuôi chuyên canh cá và xen ghép. Sởdĩnhư vậylà do:
- Hiệu quả kinh tế nuôi cá mang lại ngày càng cao, thị trường đầu ra ổn định hơn. Năng suất của quá trình nuôi cao, chi phí cho hoạt động nuôi thấp hơn so với các đối tượng khác, là động lực quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình nuôi cá nước lợ trên vùng đầm phá.
- Quá trình chuyển đổi đối tượng nuôi từng bước chuyển đổi phương thức nuôi như trên sẽ đảm bảo tính bền vững, an toàn và hiệu quả cho người nuôi nói riêng và NTTS huyện Quảng Điền nói chung.
- Đa dạng hóa các nguồn lợi tự nhiên và cân bằng môi trường vùng đầm phá trả lại cho vùng đầm phá sự phong phú đa dạng vốn có của nó.