Với mục tiêu nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường ao nuôi và hạn chế dịch bệnh trong việc nuôi tôm sú của người dân địa phương, hướng tới xây dựng vùng nuôi tôm an toàn, hiệu quả và ổn định huyện Quảng Điền đã thay đổi mô hình mới trong lĩnh vực NTTS bằng biện pháp chuyển dần từ nuôi tôm
Đại học Kinh tế Huế
sang nuôi cá nước lợ có hiệu quả. Đồng thời khi xảy ra dịch bệnh ở tôm người dân vẫn có được thu nhập từ cá thông qua việc áp dụng mô hình nuôi xen ghép.Chủ trương của huyện dựa trên kết quả nuôi trồng thuỷ sản trong vài năm trở lại đây, khi sản lượng cá thu hoạch luôn cao hơn so với tôm. Theo đó, số hộ nuôi cá có lãi cao hơn số hộ nuôi tôm. Hơn nữa, nuôi cá ít xảy ra dịch bệnh, thị trường tiêu thụ ổn định. Chi phí chăm sóc, kỹ thuật, giống không cao hơn so với nuôi tôm. Cụ thể, vụ nuôi 2008, diện tíchnuôi xen cá và chuyên cá toàn huyện hơn 400 ha, tăng 193 ha so với năm 2007; sản lượng 124 tấn, bằng 224% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 927 hộ nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện, có 690 hộ có lãi, chủ yếu là những hộ nuôi xen cá, chuyên cá. 237 hộ còn lại thua lỗ và hoà vốn do nuôi chuyên tôm.
Từ thực tế đó, vụ nuôi này, Quảng Điền hạn chế tối đa diện tích nuôi chuyên tôm, đặc biệt là nuôi tôm sú. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền, diện tích nuôi tôm sú hiện nay trên địa bàn khoảng 93,6 ha, chiếm khoảng 17% trên tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm trước. Theo kế hoạch, trong vòng vài năm tới huyện Quảng Điền sẽ chuyển toàn bộ diện tích nuôi chuyên tôm sang nuôi xen ghép và chuyên cá.
Hiện nay, rất nhiều người nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm sú ở các xã như Quảng An, Quảng Phước… không mặn mà với tôm. Ngoài việc thua lỗ triền miên, nợngân hàng tiền tỷ, điều khiến người nuôi tôm không mặn mà với nghề, là do thị trường đầu ra không ổn định, nguồn giống sản xuất tại chỗ khan hiếm, thường xuyên xảy ra dịch bệnh, tốn công chăm sóc và ô nhiễm môi trường… Vì vậy, khi huyện chủ trương chuyển toàn bộ diện tích nuôi chuyên tôm sang nuôi chuyên cá và xen ghép các đối tượng khác bà con rất phấn khởi.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng7: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN QUA 3 NĂM
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 08/07 09/08
I.Diện tích mặt nước lợ (ha) 1.Cá, tôm ( xen ghép) 2.Cá
3.Tôm
4.Cá nước ngọt 5.Cá lồng
606,6 174,10
23,3 409,2
50,6 737
585,3 382,9 33,2 169,2
89,5 875
640,6 484,1 54,2 102,25
81 875
96,49 260,29 142,49 41,35 176,88 118,72
109,44 126,43 163,25 60,43
90,5 100 II. Sản lượng(tấn)
1.Cá, tôm (xen ghép) 2.Cá
3.Tôm
4.Cá nước ngọt 5.Cá lồng
90,28 30,46 365,5 81,58 262,9
186,59 49,67 215,26
99 335
256,08 109,88
205 146 335,2
206,68 163,07 58,57 121,35 127,42
137,24 221,22 95,23 147,47
100 III. Năng suất (kg/ha)
1.Cá, tôm (xen ghép) 2. Cá
3.Tôm
4.Cá nước ngọt 5.Cá lồng
519 1.307
606 1.612 356,7
487,3 1.496 368 1.106
383
349 2.027 349,6 1.802,5
383,1
93,89 114,46
60,73 68,61 107,37
71,62 135,49
95 162,97
100 (Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Quảng Điền)
Đại học Kinh tế Huế
Nhìn vào bảng 7: về tình hình phát triển ngành thủy sản Quảng Điền qua 3 năm chúng ta thấy:
+Đối với mô hình xen ghép: Tổng diện tích mặt nước lợ theomô hình này liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2009 là 484,1ha, so với năm 2007 tăng 310ha, chiếm 75,6% trong tổng diện tích mặt nước NTTS. Do vậy, sản lượng cũng tăng lên là 90,28 tấn năm 2007, 186,59 tấn năm 2008, tăng 96,31 tấn (năm 2009 so với năm 2008 tăng 37,24%). Tuy nhiên, năng suất đạt được vẫn chưa cao từ 519 kg/ha năm 2007 giảm sụt còn 349kg/ha năm 2009. Nguyên nhân là do tình hình NTTS theo mô hình xen ghép cũng gặp một số khó khăn về điều kiện thời tiết khí hậu có nhiều thay đổi bất lợi, tình trạng ngọt hóa kéo dài làm cá chết hàng loạt, bà con có thả thêm giống bổ sung nhưng không giải quyết được. Bởi vậy năng suất đạt được là chưa cao nhưng nhiều ao hồ đã giảm bớt tình trạng ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh ngày càng hạn chế hơn. Nhìn chung mô hình này là một hướng đi phù hợp với điều kiện của địa phương.
+ Đối với mô hình nuôi chuyên cá (nuôi cá chẽm và nuôi hỗn hợp các loại):
Trong những năm gần đây, nhiều bà con đã mạnh dạn chuyển đổi đối tượng nuôi từ nuôi chuyên tôm không đạt hiệu quả sang nuôi cá nước lợ đạt hiệu quả hơn. Xã Quảng Công, Quảng Phước... là những địa phương đã ứng dụng thành công mô hình nuôi mới này. Diện tích năm 2008 so với năm 2007 tăng 42,49%, diện tích năm 2008 là 33,2 ha đến năm 2009 tăng lên 54,2ha. Sản lượng của nó cũng liên tục tăng, năm 2009 sản lượng đạt 109,88 tấn. So với nuôi chuyên tôm thì nuôi chuyên cá đạt hiệu quả hơn nhiều, quá trình chăm sóc và thu hoạch cùng dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều so với nuôi tôm. Mô hình này càng đạt hiệu quả cần được quan tâm và phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
+ Đối với nuôi tôm: đến năm 2009 nhiều diện tích nuôi tôm đã dược thay thếcho mô hình nuôi mới là nuôi xen ghép và nuôi chuyên cá. Năm 2007 diện tích nuôi tôm là 409,2ha. Những năm sau đó thì ngày càng giảm dần, giảm từ 169,9ha
Đại học Kinh tế Huế
năm 2008 xuống còn 102,25ha năm 2009 (giảm 66,95ha), năng suất sản lượng nuôi tôm trong 3 năm cũng giảm mạnh, sản lượng là 205 tấn và năng suất là 349,6kg/ha.
+ Lĩnh vực nuôi cá nước ngọt và cá lồng:
Trong những năm vừa qua huyện Quảng Điền đã thực hiện các mô hình nuôi cá ao hồ, cá lúa cá lồng đãđạt được những thành tưu đáng kể. Qua 3 năm diện tích nuôi cá nước ngọt có u hướng ngày một tăng lên từ 50,6ha năm 2007 tăng lên 89,5ha năm 2008, năng suất sản lượng tăng lên qua các năm. Năm 2008 trên toàn địa bàn huyện đã có 875 lồng cá với tổng sản lượng đạt được là 383 tấn.