Với lợi thế, tiềm năng và sự đa dạng, phong phú về thủy hải sản đã mở ra tiềm năng lớn về khai thác và hoạt động NTTS gắn với phát triển du lịch sinh thái của vùng đầm phá huyện Quảng Điền. Do đó, trong những năm qua tổng sản lượng thuỷ sản huyện Quảng Điền luôn có sự gia tăng. Nếu như năm 2007 tổng sản lượng là 3.868,3 tấn thì chỉ 2 năm sau sản lượng đã tăng lên 4.697,9 tấn.Năm 2009 toàn huyện có 953 hộ nuôi nước lợ, trong đó có khoảng 788 hộ có lãi và hoà vốn (chiếm 82,7%), 165 hộ lỗ (chiếm 17,3%, giảm 8,3%). Đây là sự phát triển vượtbậccủa huyệntrong hai lĩnhvực đánhbắtthuỷsản và nuôi trồngthuỷsản.
Về lĩnh vực khai thác:
Là một huyện ven biển và có hệ đầm phá rộng lớn. Lĩnh vực khai thác thủy sản của huyện có vai trò quan trọng đưa tổng sản lượng thủy sản đạt 4697,9 tấn (năm 2009). Trong đó, đánh bắt biển có tổng sản lượng là 2680 tấn chiếm 84,65%
(2007) tăng lên 3305 tấn chiếm 88,25%. Như vậy, lĩnh vực khai thác, đánh bắt biển đãđóng góp khôngnhỏ vào sự phát triển kinh tế chung của huyện. Trong khi đó, hoạt động khai thác sông đầm ven phá lại không ổn định, (năm 2007 so với 2009 giảm 3,6%). Nguyên nhân là do các ngư dân trong vùng khai thác quá bừa bãi, tràn lan trong điều kiện nguồn tài nguyên có hạn dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên. Mặt khác, tinh thần ý thức của người dân các xã ven biển cũng như các xã lân cận chưa cao, vì kinh tế thu nhập và kế mưu sinh hằng ngày họ sẵn sàng dùng các loại phương tiện, dụng cụ khai thác mang tính huỷlàm cho cá và thủy sản chết hàng loạt.
Đại học Kinh tế Huế
Cùng với đánhbắt, nuôi trồng thủy sản đã trởthành một ngành kinh tếquan trọng của huyện Quảng Điền. Để hạn chế tình trạng khan hiếm nguồn tài nguyên và nguồn lợi thủy hải sản do khai thác quá mức và để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của bộ phận dân cư thì ngành NTTS ra đời và có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển ngành thủy sản.
Bảng5: CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN 3 NĂM
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Sản lượng(tấn)
% Sản lượng
( tấn)
% Sản lượng
(tấn)
% Tổng sản lượng
thủy sản
3.868,3 100 4.039,5 100 4.697,9 100
1. NTTS
-NTTS nước ngọt
- NTTSnước lợ
702,3 344,5 357,8
18,15 42,94 50,95
869,5 472,9 396,6
21,52 54,39 45,61
952,9 510 442,9
20,28 53,52 46,48
2. KT thủy sản -đánh bắt biển -đánh bắt sông đầm
3.166 2.680 486
79,78 84,65 15,35
3.170 2.697,1
472,9
78,48 66,77 11,71
3.745 3.305 440
79,72 88,25 11,75 (Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành thủysản huyện Quảng Điền qua 3 năm)
Qua số liệu bảng 5, ta thấy: tổng sản lượng NTTS nước ngọt liên tục tăng qua các năm. Năm 2007, tổng sản lượng nuôi trồng nước ngọt là 344,5 tấn chiếm 42,95% tăng lên 510 tấn chiếm 53,52% năm 2009. Có được điều này là do trong những năm qua, nhờ biếttậndụng những ưu thếcủa mình, huyện luôn chủtrương mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷsản, không chỉ các loại thuỷsản trên phá Tam Giang mà còn tận dụng các ao hồ, ruộng trũng, diện tích mặt nước trên các con sông để nuôi các loài thuỷ sản nước ngọt. Do đó, sản lượng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng cơcấusảnlượng.
Đại học Kinh tế Huế
Đối vớilĩnhvực nuôi trồng thủy sản nước lợ. Nhìn vào bảngsốliệu ta thấy:
từ 2007 đến 2009, nuôi trồng thuỷsản nước lợ đã đạt được những thành tựu đáng kể, sản lượng tăng qua các năm. Với tổng sản lượng thủy sản năm 2007 là 357,8 tấn chiếm 50,95% tổng sản lượng nuôi trồng thuỷsản, đến năm 2008 đạt 396,6 tấn chiếm 45,61%, năm 2009 chiếm 46,48%. Có được kết quả này do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nhữngchính sách can thiệpkịp thờicủa Nhà Nước trong việccho vay vốn với lãi suất thấp thông qua hội Phụnữ, hội Nông dân...Bên cạnh đó, Nhà Nước cũng đã hỗ trợ, giúp đỡngười dân về tiềnxăng dầu trong quá trình sản suất làm cho phong trào nuôi trồng thuỷsản nước lợ năm 2009 phát triển mạnh mẽ cả vềquy mô lẫn chấtlượng. Nhờ đó, sản lượng của ngành nuôi trồng thuỷsản nước lợ trên đầmphá Tam Giang không ngừng tăng lên, tạo niềmtin phấn khởicho bà con yên tâm tiếptụcsản xuất.
Trong cơ cấu sản lượng thủy sản qua 3 năm, tỷ trọng khai thác thủy sản biển tăng lên và tỷ trọng khai thác ở sông đầm giảm xuống là biểu hiện của việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng ngày càng tiến bộ hơn, đạt hiệu quả và hướng đến phát triển bền vững của vùng đầm phá huyện Quảng Điền. Bên cạnh đó, tỷ trọng nuôi trồng nước lợ cũng có xu hướng tăng lên. Đây là tin mừng cho ngành NTTS của vùng đầm phá huyện Quảng Điền.
So với toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện Quảng Điền có tổng số hộ nuôi chiếm số lượng khá lớn trong những năm vừa qua. Từ khi mới ra đời, NTTS đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nên bà con nhân dân trên địa bàn huyện đã mạnh dạn mở rộng diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản nước lợ lên hơn 700ha. Do quá trình phát triển diện tích nuôi một cách ồ ạt, môi trường nước ở khu vực nuôi ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, kéo theo dịch bệnh xảy ra đã làm cho nhiều người dân bị thua lỗ kéo dài.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng6:CƠ CẤU HỘ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN QUA 3 NĂM
Loại hộ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số lượng (hộ)
Cơ cấu (%)
Số lượng (hộ)
Cơ cấu (%)
Số lượng (hộ)
Cơ cấu (%)
Tổng số 984 100 862 100 953 100
1. hộ lãi 256 26,02 307 35,62 528 55,41
2. hộ hòa vốn 272 27,64 322 37,35 260 27,28
3. hộ lỗ 456 46,34 233 27,03 165 17,31
(Nguồn:báo cáo tổng kết ngành thủy sản huyện Quảng Điền qua 3 năm) Năm 2007, trong tổng số 984 hộ nuôi trồng thủy sản thì có 456 hộ lỗ, chiếm 46,34%. Trong 3 năm 2007-2009 thì đây là năm có tỷ lệ hộ lỗ cao nhất. Sau khi nuôi chuyên tôm không đạt hiệu quả, bà con nợ nần chồng chất, nảy sinh tâm lý chán nản của một số hộ nuôi. Đây cũng là năm nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi đối tượng nuôi, phương thức nuôi. Do đó, tỷ lệ hộ lỗ thấp hơn những năm trước, tỷ lệ hộ lãi chiếm 26,02%. Nhìn chung, phong trào NTTS của huyện Quảng Điền năm 2007 chưa đạt kết quả tốt. Do đó, nhiều hộ đã bỏ ao của mình, không canh tác trong năm 2008, tổng số hộ nuôi giảm xuống còn 862 hộ nuôi (giảm 122 hộ). Tuy nhiên, kết quả nuôi trong năm 2008 đạt hiệu quả hơn so với năm trước, tổng số hộ lãi đã giảm xuống còn 27,03%, số hộ hòa vốn và lãi tăng chiếm 72,97% cao hơn so với năm 2007.
Đến năm 2009, một số hộ đã trở lại canh tác hoặc chuyển nhượng ao của mình cho người khác, số hộ nuôi đã tăng lên nâng tổng số hộ nuôi năm 2009 lên 953 hộ. Tuy vẫn còn thấp so với 2007, song đã có sự gia tăng, số hộ lãi là 528 hộ chiếm 55,41%, hộ hòa vốn 27,28%, số hộ lỗ là 165 hộ chiếm 17,31%. Qua quá trình điều tra và báo cáo của địa phương thì các hộ nuôi đạt được kết quả trên, chính là nhờ:
Đại học Kinh tế Huế
- Hầu hết các hộ nuôi đã thấy được vai trò quan trọng của mô hình nuôi xen ghép đạt hiệu quả.
- Bà con đều thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật nuôi đó là cải tạo, xử lý đáy ao, môi trường nước và thả nuôi nhiều đối tượng trong cùng một ao nuôi với mật độ thích hợp.
- Công tác quản lý vùng nuôi, quản lý và xử lý dịch bệnh chặt chẽ hơn.
- Việc áp dụng phương thức nuôi xen ghép, đã làm hạn chế ô nhiễm môi trường ao nuôi, thu được thêm nguồn thu từ việc nuôi cá nước lợ.
- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật, cán bộ quản lý vùng nuôi nhìn chung được tăng cường nhiều hơn.
Một vài tồn tại:
- Tình trạng thua lỗ trong những năm trước đây đã làm hạn chế khả năng tự đầu tư, tâm lý bà con không dám mở rộng quy mô sản xuất, không thực hiện đúng quy trình nuôi như cải tạo, xử lý, chọn con giống, không dám cho ăn vì chi phí thức ăn quá cao, sợ lỗ nên năng suất và sản lượng thu dược không cao.
- Các giống cá nước lợ (cá kình, cá dìa...) là giống tự nhiên phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên rất khó khăn trong việc đảm bảo số lượng và chất lượng con giống.
- Nguồn giống cá khan hiếm (cá dìa) nên nhiều bà con muốn nuôi nhưng không có giống. Đây là giống cá có giá trị kinh tế cao, được nhiều người ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng của nó, giá bình quân một con là 8-9 nghìn.
- Ý thức tự giác và tính cộng đồng của các hộ nuôi vẫn còn hạn chế.