Tình hình về trình độ năng lực của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi cá nước lợ ở vùng đầm phá huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 41)

3.2. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

3.2.1. Tình hình về trình độ năng lực của các hộ điều tra

Nhìn chung hoạt động NTTS nói chung và hoạt động nuôi cá nước lợ nói riêngở vùng đầm phá huyện Quảng Điền đều do các hộ gia đình trực tiếp sản xuất.

Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều phụ thuộc vào quyết định của chủ hộ. Do đó, vai trò của chủ hộ rất quan trọng và cóảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất, quyết định sự thành bại cũng nư nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi cá nước lợ. Năng lực của chủ hộ nuôi cá bao gồm các yếu tố như: tuổi, trình độ văn hóa, kinh nghiệm...của chủ hộ. Số lao động trong gia đình cũng nói lên khả năng đầu tư công chăm sóc thu hoạch của hộ gia đình đối với hoạt động nuôi cá.

Đây là những yếu tố không thể thiếu khi nghiên cứu năng lực của chủ hộ cũng như nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hoạt độngnuôi cá.

Bảng8: NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

Chỉ tiêu Đvt Xen canh Chuyên canh BQC

1.Số hộ Hộ 45 30 -

2.Tuổi Tuổi 50,80 56,40 53,60

3.Trìnhđộ văn hóa Lớp 4,30 5,90 5,10

4.Số năm nuôi cá năm 1,80 1,90 1,85

5.Số lần tập huấn Lần 1,60 2,00 1,80

6.Lao động bq 1 hộ L đ/hộ 2,10 1,90 2,00

(Nguồn: Sốliệu điềutra)

Đại học Kinh tế Huế

Từ kinh nghiệm nuôi trồng những năm trước đây, nhiều chủ hộ đã tự học hỏi kinh nghiệm, đọc sách báo và nghe đài... đã mạnh dạn chuyển dần đối tượng nuôi sao cho có hiệu quả phù hợp với tình hình của địa phương. Phong trào nuôi cá nước lợ tuy chỉ mới ra đời từ 3 năm trở lại nhưng kết quả mà nó mang lại là rất đáng tự hào. Không chỉ mang lại nguồn lợi thủy sản phong phú cho địa phương mà còn có tác dụng giảm ô nhiễm môi trường vùng đầm phá giúp tăng cường giao lưu buôn bán với các vùng khác trong khu vực.

Về tuổi của chủ hộ: những chủ hộ nuôi cá nước lợ ở huyện Quảng Điền có tuổi trung bình là 53,6 tuổi. Qua quá trìnhđiều tra cho thấy,đa số chủ hộ là những người có nhiều kinh nghiệm trong nuôi sản xuất, nuôi trồng, yêu nghề và có đầy đủ sức khỏe để chăm sóc cũng như đảm đương các công việc trongquá trình nuôi.

Bên cạnh đó, nhiều hộ cũng đã tích lũy lượng vốn để đầu tư cho hoạt động NTTS cho những vụ tiếp theo.

Để tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp đầu tư hợp lý trong quá trình nuôi cá thì yếu tố trình độ văn hóa cũng khá quan trọng, có ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu cũng như vận dụng các lợi thế tiềm năng vào trong sản xuất.

Đặc biệt nuôi cá không chỉ đòi hỏi về quy trình kỹ thuật mà còn phụ thuộc vào kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm nuôi trồng của chủ hộ. Do đó, trình độ văn hóa có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động NTTS nói chung và nuôi cá nói riêng của vùng đầm phá. Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy: trình độ văn hóa bình quân chung là 5,1, trong đó, nuôi chuyên canh là 5,9, nuôi xen ghép là 4,3. Nhìn chung, đây là hai mô hình nuôi mới ra đời tuy nhiên đã được đông đảo bà con lựa chọn và tiến hành nuôi trồng thu được nhiều kết quả. Đó là điều kiện giúp ngành nuôi cá nước lợ phát triển. Bên cạnh đó, mô hình nuôi chuyên canh đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với nuôi xen ghép, các hộ nuôi xen ghép (nuôi cá nước lợ với các đối tượng khác) thì ítđòi hỏi kỹ thuật hơn nhưng phải chú ý đến các thay đổi về môi trường khí hậu thời tiết. Vấn đề đâu tư

Đại học Kinh tế Huế

chăm sóc chưa được các chủ hộ quan tâm nên hiệu quả đạt được chua cao. Bởi vậy, trình độ văn hóa là điều kiện thận lợi để hoạt động sản xuất nuôi cá nước lợ ngày càng đạt kết quả tốt.

Hoạt động nuôi cá nước lợ không đòi hỏi vốn lớn và rất ít gặp rủi ro hơn so với nuôi tôm. Do đó, các chủ hộ nuôi tôm không đạt hiệu quả tư những năm về trước có thể áp dụng mô hình nuôi mới này. Cũng như các địa phương khác trong tỉnh Thừa Thiên Huế, hoạt động nuôi cá theo hai mô hình nuôi chuyên canh cá và nuôi xen ghép chỉ mới xuất hiện trong 3 năm trỏ lại và đến bây giờ phát triển khá mạnh mẽ. Do đó, số năm kinh nghiệm của các hộ nuôi cá là không nhiều, bình quân là 2 năm. Trong đó, số năm kinh nghiệm nuôi cá theo mô hình chuyên canh là 1,90 năm, của các hộ nuôi theo mô hình xen ghép là 1,80 năm. Bởi số năm kinh nghiệm không lớn nên kinh nghiệm nuôi trồng vẫn còn hạn chế cần có sự giúp đỡ của chính quyền cũng như tổ chức các lớp tập hấn để bà con có thể hiểu biết thêm về kỹ thuật cũng như nâng cao kiến thúc vào sản xuất của gia đình mình. Trên thực tế, khi bước vào vụ nuôi, các hộ thường được tổ chức tập huấn để nâng cao kỹ năng và áp dụng đúng khung lịch thời vụ vào nuôi trồng tuy nhiên có một số hộ không tham gia, chỉ tiến hành nuôi dựa theo kinh nghiệm từ các vụ trước. Do đó, các chủ hộ nên tham gia tích cực hơn giúp hoạt động sản xuất của mình đạt kết quả và bền vững hơn.

Vớidiện tích nuôi trồng bình quân 1 ha của mô hình chuyên cá là 15,7 ha, xen cá là 31,4ha (bảng 9) cho nên mỗi hộ ở vùng đầm phá huyện Quảng Điền chỉ dựa vào lực lượng lao động trong gia đình là chủ yếu. Các khâu thả giống, chăm sóc thu hoạch trong hoạt động nuôi cá cũng không cần quá nhiều lao động. Do đó, lao động trong gia đình có thể đảm đương các công việc trong nuôi cá. Lực lượng lao động trung bình của huyện Quảng Điền là 2 lao động/ hộ, trong đó, nuôi chuyên cá là 1,9 lao động/hộ, xen canh là 2,1 lao động/hộ, đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu lao động của toàn bộ quá trình sản xuất. Hoạt động nuôi cá có thời gian

Đại học Kinh tế Huế

khá dài, đối với loại cá chẽm thì thời gian nuôi từ 9-12 tháng. Do đó, lao động nhàn rỗi đối với bà con nuôi loại cá này là không có, tuy nhiên họ cũng có thể làm các công việc khác trong quá trình nuôi trồng đóng góp thu nhập cho gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, đối với nuôi cá theo mô hình xen ghép thì thời gian nuôi là từ 3 tháng đến 4 tháng nên thời gian còn lại lao động khá nhàn rỗi. Bởi vậy, chính quyền địa phương cần quan tâm tạo cơ hội việc làm cho bà con NTTS giúp họ tăng thêm thu nhập cho gia đình, cải thiện cuộc sống.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi cá nước lợ ở vùng đầm phá huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)