Tình hình thị trường

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi cá nước lợ ở vùng đầm phá huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 61 - 64)

3.3. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ CỦA HỘ

3.3.4. Tình hình thị trường

Bất kỳ một hoạt động sản xuất nào của nông hộ cũng cần đến các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất. Trong hoạt động sản xuất cá của hộ thì

Đại học Kinh tế Huế

phần lớn các yếu tố đầu vào là mua ngoài và một phần nhỏ là của nông hộ. Qua quá trình sản xuất sản phẩm được đưa ra tiêu thụ thị trường, lượng tiêu dùng trong gia đình chỉ rất nhỏ không đáng kể. Do đó, vai trò của thị trường tiêu thụ là rất quan trọng trong hoạt động sản xuất của nông hộ. Mục đích của hoạt động sản xuất là bán sản phẩm ra thị trường với giá hợp lý, thu được lợi nhuận cho người nuôi.

Tình hình thị trường này bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.

Do đó, để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất cá thì điều quan trọng là phải xác định tình hình thị trường tiêu thụ tại địa phương.

- Dịch vụ và công tác hậu cần nuôi cá: Đây là khâu quan trọng từquá trình nuôi cho đến khi thu hoạch cá. Mỗi một khi thiếu một giai đoạn nào đó thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cá của các nông hộ.

+ Nguồn giống: Các giống cá nước lợ trên địa bàn huyện được phân phối cho các hộ dân dưới 2 dạng như sau: nguồn giống tự nhiên (cá kình, cá dìa) được cungứng bởi một nhóm người sống ở gần biển Thuận An. Vào khoảng tháng 3 âm lịch sau khi các ngư hộ thả giống tôm được 1 tháng thì nhóm người này lên bán.

Bình quân 1kg = 1 rá nhỏ có giá từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng. Bên cạnh đó, những năm gần đây phong trào nuôi cá chẽm cũng phát triển mạnh mẽ. Nguồn giống cá này được các nông hộ mua từ Nha Trang. Bình quân 1 con khoảng 3000- 4000 đồng. Hiện nay, ở một số hộ ở xã Quảng Công đã và đang tiến hành ươm giống cung cấp nguồn giống cho các vùng khác, tuy không nhiều nhưng cũng đã đáp ứng nhu cầu về giống của nhiều hộ dân.

+ Thức ăn: Đối với mô hình nuôi xen ghép thì cá chỉ ăn các loại rông rêu, chất tạp ở trong hồ, trong quá trình cho tôm ăn thì cá sẽ ăn thêm tuy nhiên chỉ là một lượng nhỏ không đáng kể. Đối với nuôi cá chẽm thì thức ăn tươi là chủ yếu, các loại cá biển được cho ăn nhiều nhất, giá của 1kg cá biển bình quân 3000-7000 đồng.Tuy nhiên, trong quá trình nuôi nên bổ sung thêm các thức ăn công nghiệp như các loại bột nổi giành cho cá kình, cá dìa. Nhìn chung giá cả loại thức ăn này

Đại học Kinh tế Huế

khá cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một số hộ nuôi sử dụng các loại thức ăn tươi sẽ tiết kiệm hơn, giá rẻ hơn.

+Công tác khuyến ngư: phòng NN-PTNT huyện Quảng Điền kết hợp với khuyến ngư đã tăng cường đội ngũ kĩ sư có chuyên môn hướng dẫn giúp đỡ kịp thời cho các ngư hộ khi họ gặp sự cố, thường xuyên theo dõi và chỉ đạo bà con thả giống đúng thời vụnhằm thu được kết quả cao nhất.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Người dân chủ yếu bán cho tư thương đến thu mua tại hồ, một số hộ nuôi cá chẽm bán cho các công ty thủy sản ở Nha Trang.

Có một số hộ mang ra chợ bán, giá cả nhìn chung cũng khá hợp lý. Bên cạnh đó, các giống cá nước lợ này được nhiều người ưa chuộng nên được tiêu thụ khá lớn, các quán nhậu cũng thu mua vìđược ưu chuộng và có giá trị dinh dưỡng cao.

Bảng 16: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁ NƯỚC LỢ

Nơi bán Số hộ %

Thương lái Chợ

Thương lái&chợ Nơi khác

35 15 15 10

46,67 20,00 20,00 13,33

Tổng 75 100

(Nguồn:Số liệu điều tra nông hộ)

Năm 2009, nhiều hộ gặp khó khăn về tình hình thời tiết mưa nhiều dẫn đến tình trạng ngọt hóa kéo dài nên nhiều hồ cá còn lại rất ít. Do đó, nhiều hộ phải bán cá cho các chợ. Tuy số lượng thấp nhưng giá cao hơn so với bán cho tư thương.

Trong tổng số 75 hộ thì có 15 hộbán ở chợ chiếm 20,00%. Bên cạnh đó, bán cho nơi khác chủ yếu là các hộ nuôi cá chẽm, cá được bán cho công ty thủy sản ở Nha Trang, còn rất ít được tiêu thụ trong tỉnh. Nguyên nhân là do Huế là tỉnh có nhiều đạo phật, họ rất kiên kỵ với giống cá này. Mặt khác, đây là giống cá mới nên nhiều

Đại học Kinh tế Huế

người chưa biết đến (chiếm13,33%). Phần lớn cá được bán cho tư thương là các công ty ở miền nam. Họ đến thu mua tại hồ và rất thường xuyên bị ép giá, chiếm 46,67%. Bên cạnh đó, giống cá nước lợ khi thu hoạch không đồng đều nhau về kích cỡ dođó, nhiềuhộngoài bán cá cho tư thương cònđem ra các chợbán chiếm 20,00%.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi cá nước lợ ở vùng đầm phá huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)