Phân tổ các hộ nuôi cá xen canh theo năng suất

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi cá nước lợ ở vùng đầm phá huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 72)

3.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI CÁ

3.4.2. Phân tổ các hộ nuôi cá xen canh theo năng suất

Trong 45 hộ nuôi cá theo hình thức xen canh thì năng suất bình quân đạt được là 1.208,95 kg/ha và tập trungở tổ 4 chiếm phần lớn (chiếm 15,56%).

Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng số liệu 18 ta thấy: năng suất bình quân liên tục tăng từ tổ 1(197,03 kg/ha) đến tổ 4 (2.767,47 kg/ha). Do đó, các yếu tố đầu vào: mật độ, thức ăn, xử lý ao hồ và công lao động cũng thay đổi theo năng suất.

-Mật độ con giống có xu hướng giảm từ tổ 1 (2,4 con/m2) đến tổ 4 (1,4 con/m2). Thực tế, các hộ nuôi cá xen canh thả giống nhiều hơn so với yêu cầu kỹ thuật ( hợp lý của nuôi xen canh bình quân là 1,2 con/m2). Các hộ nuôi cá xen canh thì ngoài đối tượng là cá nước lợ ra còn nuôi thêm các đối tượng khác (tôm, cua). Do đó, mật độ thả giống sẽ thấp hơn so với các giống cá nước lợ khác ở hình thức nuôi chuyên canh. Năm 2009, các hộ nuôi cá xen canh vẫn chưa tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, thả với mật độ quá dày dẫn đến tình trạng cá chết và chậm phát triển ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cá. Mặt khác, từ thực tế các giống cá dìa, kình...có nguồn gốc tự nhiên nên giá thấp hơn so với các giống cá khác nên bà co thả nhiều với mong muốn thu được lợi nhuận cao hơn.

-Thức ăn có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất và hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước lợ. Trong đó, thức ăn tươi ở hình thức nuôi cá xen giảm từ tổ 1 đến tổ 4 (66,45 nghìn đồng/ha) nhìn chung lượng thức ăn này không đáng kể so với lượng thức ăn trong khẩu phần ăn của cá. Trong khi đó, thức ăn CN chiếm giá trị khá cao. Thức ăn CN có xu hướng tăng từ tổ 1 (5.791,04 nghìn đồng/ha) đến tổ 4 (22.451,83 nghìn đồng/ha). Ngoài ra, trong quá trình nuôi mỗi tổ còn bổ sung thêm lượng thức ăn khác, chủ yếu là phụ phẩm do gia đình tự chế biến thêm cho cá (cám gạo, cá nhỏ, khuyết...). Để thấy rõ hơn về điều này, ta xét tổ 1, là tổ có năng suất bình quân/ha thấp nhất (197,03 kg/ha) nên chi phí về thức ăn của hộ này cũng rất thấp (thức ăn CN tổ 1 là 5.791,04 nghìn đồng/ha, thức ăn tự chế biến là 531,34 nghìnđồng/ha).

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 18: PHÂN TỔCÁC HỘNUÔI CÁ XEN CANH THEO NĂNG SUẤTNĂM 2009.

T T tổ

Phân tổ theo năng suất(kg/ha)

Số hộ Năng

suất BQ kg/ha

Mật độ con giống

(con/m2)

Thức ăn(1000 đ/ha) Xử lý ao (1000 đ/ha)

Công lao động (ngày-người/ha)

Hộ % TA tươi TA CN TA khác

1 2 3 4

< 328 328-570 570-900

>900 Toàn vùng

14 8 16

7 45

31,10 17,78 35,56 15,56 100,00

197,03 748,63 1122,66 2767,47 1208,95

2,4 2,1 1,8 1,4 1,9

0 0 0 66,45 16,61

5791,04 12413,04 12238,34 22451,83 13223,56

531,34 1113,04

839,38 2508,31 1248,02

1253,73 1228,26 1652,85 2840,53 1743,84

111,12 199,13 170,26 245,18 181,42

(Nguồn: số liệu điều tra)

Đại học Kinh tế Huế

-Chi phí xử lý ao hồ cũng có xu hướng tăng từ tổ 1 (1.253,73 nghìn đồng/ha) đến tổ 4 (2.840,53 nghìn đồng/ha). Hầu hết các hộ nuôi xen canh là những hộ có ao hồ bị ô nhiễm khá lớn, việc nuôi xen canh có tác dụng hạn chế ô nhiễm ngồn nước. Ngoài ra, quá trình xử lý ao nuôi trước và trong quá trình nuôi là rất quan trọng, giúp điều chỉnh nồng độ PH, diệt các vi khuẩn gây hại, hạn chế mầm bệnh lây lan. Do đó, những tổ được đầu tư xử lý ao nhiều thì sẽ mang lại năng suất cao hơn và ngược lại.

Tương tự như ởmô hình nuôi chuyên canh thì công lao động gia đình cũng đóng vai trò quan trọng đến hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước lợ. Công lao động gia đình có xu hướng tăng từ tổ 1 (111,12 ngày -người/ha) đến tổ 4 (245,18 ngày-người/ha). Tuy nhiên, lượng tăng này không đáng kể và giữa các tổ không có sự biến động lớn, bình quân toàn vùng là 181,42 ngày-người/ha.

Như vậy, nuôicá xen canh cũng giống như ở mô hình nuôi cá chuyên canh đều chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chi phí đầu vào như thức ăn, ngày công, chi phí xử lý ao, mật độ...Nếu sử dụng hợp lý và có hiệu quả sẽ nâng cao năng suất cũng như sản lượng cá nước lợ. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về năng suất giữa haimô hình nuôi chuyên canh và xen canh. Năng suất bình quân ở nuôi chuyên canh là 2.237,33 kg/ha trong khi xen canh là 1.208,95 kg/ha. Mặt khác, chi phí của các yếu tố đầu vào của chuyên canh cũng cao hơn nhiều so với nuôi xen canh. Do đó, muối nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi cá nước lợ thì cần phải biết sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý, tận dụng các lợi thế sẵn có của tự nhiên từng vùng để không ngừng nâng cao năng suất sản lượng cá. Quan trọng hơn làphải hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố đầu vào đến năng suất cũng như hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước lợ mang lại.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi cá nước lợ ở vùng đầm phá huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)