3.3. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ CỦA HỘ
3.3.2. Kết quả và hiệu quả của các mô hình nuôi cá
Theo ý kiến củachuyên gia, vụ nuôi cá trên địa bàn huyện trong năm 2009 được đánh giá là có hiệu quả hơn so với những năm trước đây. Kết quả nuôi cá của các hộ điều tra cũng phản ánh được điều này.
Theo bảng 12 cho chúng ta thấy, bình quân 1ha nuôi cá của các hộ điều tra mang lại 54.266,72 nghìnđồng giá trị sản xuất. Mô hình nuôi chuyên canh có tổng giá trị sản xuất khá cao 75.286,62 nghìn đồng. Trong khi đó, bình quân 1 ha nuôi cá của mô hình xen canh là 33.246,82 nghìn đồng giá trị sản xuất. GO bình quân mỗi hộ là 31.299,45 nghìnđồng. So với tổng chi phí mà các hộ bỏ ra thì giá trị này khá thấp. Có được sự đầu tư nhiều hơn cho nên tổng giá trị sản xuất và lợi nhuận mang lại trên 1 ha của mô hình nuôi chuyên canh đều cao hơn nhiều so với mô hình nuôi xen canh. Lợi nhuận bình quân chung của các hộ điều tra là 13.523,02 nghìnđồng.Có được thành quả này là do mô hình nuôi chuyên canh có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, nguồn nước, thức ăn, con giống...do đó giá trị sản xuất mang lại cao hơn,lợinhuậnbình quân 1 hộlà 10.808,17 nghìnđồng. Mô hình xen canh cũngcó nhiều điều kiện đểphát triển nhưng lợi nhuậnbình quân trên mộthộ lại thấp hơn. Nguyên nhân là do tình trạng ngọt hóa kéo dài đến tháng05 làm cho việc cải tạo và cấp nước khó khăn dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt nên các hộ buộc phải bán gấp, bán vội với giá thấp dẫn đến giảm lợi nhuận.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 12: KẾTQUẢVÀ HIỆUQUẢSẢNXUẤTTRÊN 1 HECTA CỦA 2 MÔ HÌNH NUÔI CÁỞVÙNG ĐẦM PHÁ QUẢNG ĐIỀN
Chỉ tiêu Đvt Xen Canh Chuyên canh Bình quân chung
1. Giá trị sản xuất (GO) 1000 đ/ha 33.246,82 75.286,62 54.266,72 2.Tổng chi phí sản xuất 1000 đ/ha 25.452,05 56.035,35 40.743,70
3. Thuế và lệ phí 1000 đ/ha 0 0 0
4. Lợi nhuận 1000 đ/ha 7.794,77 19.251,27 13.523,02
5.Công lao động bq 1ha Ngày-người 152,99 283,82 218,41
6.GO bq 1 hộ 1000 đ 23.198,89 39.400,00 31.299,45
7.VA bq 1 hộ 1000 đ 9.338,00 14.791,67 12.064,84
8. MI bq 1 hộ 1000 đ 7.858,43 13.014,56 10.436,49
9. Lợi nhuận bq 1 hộ 1000 đ 5.439,01 10.808,17 8.123,59
(Nguồn: sốliệu điều tra)
Đại học Kinh tế Huế
Do đó, lợi nhuận bình quân chung 1 hộ củamô hình xen canh là 5.439,01 nghìnđồng.
Giá trị gia tăng mà các hộ nuôi đạt được cũng tương đối thấp, đạt bình quân 12.064,84 nghìn đồng/ha, trong đó, các hộ nuôi xen canh là 9.338,00 nghìn đồng/ha, các hộ nuôi xen canh là 14.791,67 nghìn đồng/ha. Thu nhập hỗn hợp của các hộnuôi khá cao, bình quân chung của các hộ điều tra là 10.436,49 nghìnđồng.
Ở mô hình chuyên canh, MI bình quân mỗihộ là 13.014,56 nghìn đồng, trong khi đó, MI bình quân mỗi hộxen canh là 7.858,43 nghìnđồng.
Tuy nhiên, mô hình nuôi nào mang lại hiệu quả cao hơn và lựa chọn giải pháp nàođểmang lạihiệuquảkinh tếtối ưu?
Để tìm ra giải pháp cho vấn đề này, có nhiều giải pháp được đặt ra. Bên cạnh việc đa dạng hóa đối tượng nuôi cần phải mở rộng thêm diện tích nuôi cá thương phẩm như: cá dìa, nâu, cá mú, kình...và các đối tượng có ích cho môi trường. Chuyển nhiều diện tích nuôi chuyên tôm sang nuôi chuyên cá và xen ghép đạt nhiều hiệu quả và được bà con phấn khởi tham gia. Kết quả nuôi cá đã mang lại những chuyển biến tích cực về đời sống kinh tế nông thôn và niềm tin vào NTTS của bà con vùng đầm pháhuyện Quảng Điền.
Số liệu bảng 13, chúng ta có thể so sánh được kết quả và hiệu quả giữa hai mô hình nuôi cá nước lợ: chuyên canh và xen canh. Giá trị sản xuất của một ha nuôi chuyên canh đạt được là 74.268,62 nghìn đồng, so với xen ghép cao hơn 42.039,80 nghìn đồng, hay 226,45%. Do sự chênh lệch đó làm cho lợi nhuận thu được của hình thức nuôi chuyên canh cao hơn so với nuôi xen ghép chênh lệch 11.456,50 nghìnđồng, hay là 246,98%.
Đối với các chỉ tiêu kết quả sản xuất của một hộ thì chúng ta thấy trong 75 hộ điều tra thì có 30 hộ nuôi chuyên cá và 45 hộ nuôi xen ghép. Do đó, ta thấy mô hình nuôi chuyên cá sẽ có diện tích và tổng số hộ nuôi thấp hơn so với mô hình xen ghép do quy mô diện tích sản xuất của mô hình xen ghép lớn hơn nhiều so với
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 13: SO SÁNH KẾTQUẢVÀ HIỆUQUẢSẢN XUẤTCỦACÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ NƯỚCLỢQUẢNG ĐIỀN
Chỉ tiêu Đvt Xen Canh Chuyên canh CC/XC
+/- %
1.Giá trị sản xuất (GO) 1000 đ/ha 33.246,82 75.286,62 42.039,80 265,32 2.Tổng chi phí sản xuất 1000 đ/ha 25.452,05 56.035,35 30.583,30 220,16
3.Thuế và lệ phí 1000 đ/ha 0 0 0 0
4.Lợi nhuận 1000 đ/ha 7.794,77 19.251,27 11.456,50 246,98
5.Công lao động bq 1ha Ngày-người 152,99 283,82 130,83 217,36
6.GO bq 1 hộ 1000 đ 23.198,89 39.400,00 16.201,11 169,84
7.VA bq 1 hộ 1000 đ 9.338,00 14.791,67 5.453,67 158,40
8.MI bq 1 hộ 1000 đ 7.858,43 13.014,56 5.156,13 165,61
9.Lợi nhuận bq 1 hộ 1000 đ 5.439,01 10.808,17 5.369,16 198,72
(Nguồn: số liệu điều tra)
Đại học Kinh tế Huế
mô hình chuyên canh. Tổng số hộ của mô hình xen ghép cũng lớn hơn so với nuôi chuyên canh.
Hiện nay, giá các loại cá trên thị trường khá ổn định tuy nhiên, còn gặp khó khăn nhiều về thị trường tiêu thụ. Do đó, chất lượng đầu vào đầu ra là điều kiện quan trọng để nâng cao hơn nữa sản lượng nhằm tăng lợi nhuận cho các hộ so với những năm trước đây.
Đối với chỉ tiêu lợi nhuận bình quân 1 hộ, ta thấy nuôi chuyên canh mang lại lợi nhuận cao hơn xen canh chênh lệch 5.369,16 nghìn đồng/hộ hay 198,72%.
Trong đó, chuyên canh thu được 10.808,17 nghìn đồng/hộ, xen canh thu được lợi nhuận 5.439,01 nghìnđồng/hộ.
Nhìn chung, cả hai mô hình nuôi cá đều mang lai lợi nhuận cho bà con ngư dân. Việc chọn lựa hình thức nào còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và thị trường tiêu thụ của từng vùng. Do đó, cần nhân rộng mô hình nuôi cá nước lợ trên vùngđầm phá huyện Quảng Điền trong những năm tiếp theo.