Đánh giá thực trạng quản lý hai Di tích quốc gia đặc biệt của tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre (Trang 118 - 122)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ

2.3. Hoạt động gắn kết với du lịch ở 2 Di tích quốc gia đặc biệt của Bến Tre

2.3.3. Đánh giá thực trạng quản lý hai Di tích quốc gia đặc biệt của tỉnh Bến Tre

2.3.3.1. So sánh hoạt động gắn kết với du lịch của 2 Di tích quốc gia đặc biệt Theo kết quả đánh giá ở Bảng 2.5 tại 2 Di tích, điểm đánh giá của khách phần lớn ở mức 3 chiếm 79 %, ở mức 1 và 2 chiếm 14 %, mức 4 chỉ có 7 %. Cả 2 Di tích đều có điểm đánh giá lặp lại nhiều nhất là 3 (mốt là 3), điểm đánh giá nhỏ nhất của hai di tích đều ở mức 1 lý giải vì sao khách quốc tế đến 2 Di tích quốc gia đặc biệt của Bến Tre chưa nhiều (nếu có, phần lớn là giới nghiên cứu hoặc được kết nối từ các chương trình, dự án của một số tổ chức, cá nhân chủ yếu do trường Cao đẳng Bến Tre và nhóm Sáng tạo Trẻ Bến Tre kết nối từ năm 2013 đến nay), điểm đánh giá cao nhất đều là 4 cho thấy hai Di tích quốc gia đặc biệt ở Bến Tre có tiềm năng du lịch lớn và đang chuyển thành khả năng PTDL; 7 năm qua tuy chưa có sự quan tâm đầu tư cho các hoạt động phục vụ du lịch 1 cách bài bản, nhưng cả 2 Di tích đã chuyển mình và có những hoạt động tiếp cận, phục vụ du lịch đáng ghi nhận.

Nhìn chung, DTNĐC có phần nổi trội hơn DTĐK ở mọi phương diện từ tiếp cận đến tổ chức hoạt động gắn kết với du lịch và hiệu quả, số lượng khách [Phụ lục 8B; tr.203] do đây là khu di tích có tiềm năng du lịch lớn, nhân lực Tổ QLDT đảm bảo, các dịch vụ du lịch cơ bản đáp ứng… Trong khi đó ở DTĐK từ qui mô đến nhân lực, cơ sở hạ tầng, dịch vụ cơ bản đón khách du lịch còn rất hạn chế, đặc biệt sự gắn kết với tour, tuyến du lịch của các lữ hành gặp nhiều khó khăn. Những tồn

tại chung của hai Di tích lớn nhất là trình độ ngoại ngữ của hướng dẫn viên, sự phong phú của hiện vật được trưng bày, cung cấp dịch vụ du lịch (đều ở mức kém và trung bình thấp trong thang điểm 5) dẫn đến khả năng quay lại di tích của du khách thấp, xếp thứ 2 sau điểm yếu về ngoại ngữ.

Bảng 2.5. Điểm đánh giá của du khách về 2 Di tích (N= 560)

Nội dung đánh giá

Di tích Nguyễn Đình Chiểu

Di tích Đồng Khởi

Trung bình của 2 Di tích 1. Những thông tin hướng dẫn viên cung cấp đầy

đủ, chính xác 3,5 3,4 3,45

2. Trình độ ngoại ngữ của hướng dẫn viên đủ để thể

hiện, diễn tả 1,8 1,5 1,65

3. Hoạt động lễ hội diễn ra hấp dẫn, nghi lễ diễn ra

trang trọng 3,5 3,3 3,40

4. Hiện vật trưng bày thể hiện được giá trị của di tích,

hấp dẫn 3,6 3,7 3,65

5. Thái độ của cư dân địa, phương thân thiện, hợp

tác, hiếu khách 3,0 4,4 3,70

6. Dịch vụ cung cấp cho du khách đáp ứng đầy đủ 3,4 2,9 3,15

7. Hiện vật trưng bày phong phú 3,2 2,1 2,65

8. Giá cả sản phẩm lưu niệm hợp lý 4,6 3,8 4,20

9. Điểm di tích có tính kết nối du khách 3,9 3,8 3,85

10. Hài lòng về hoạt động du lịch 3,8 3,3 3,55

11. Đã có những trải nghiệm tốt đẹp 3,6 3,2 3,40

12. Có ấn tượng 3,5 3,7 3,60

13. Sẽ thông tin cho người thân, bạn bè 3,5 3,5 3,50

14. Sẽ trở lại lần nữa 3,2 3,0 3,10

* Thang điểm 5 cấp độ từ 1 là rất không đồng ý, 2 là không đồng ý, 3 là trung dung, không có ý kiến, 4 là đồng ý và 5 là rất đồng ý. (Nguồn: Nghiên cứu sinh thực hiện, 2020)

2.3.3.2. Sự phối hợp giữa lữ hành với các đơn vị quản lý di tích trong hoạt động du lịch ở 2 Di tích quốc gia đặc biệt

Sự phối hợp giữa lữ hành, doanh nghiệp du lịch và đơn vị QLDT phản ánh mối tương quan giữa kinh tế và văn hóa trong quản lý DTLS-VH gắn với du lịch.

Qua phỏng vấn sâu (56/59) người được hỏi, nghiên cứu sinh nhận định về sự phối hợp giữa lữ hành, doanh nghiệp du lịch và 2 Tổ quản lý DTNĐC và DTĐK có những hạn chế sau:

Sự phối hợp thu hút khách đến với di tích còn hạn chế, thông tin, điểm nhấn du lịch ở di tích còn sơ lược, chỉ khái quát vài nét điểm đến trong tuyến du lịch của chương trình du lịch. Hiện nay chỉ mới có DTNĐC và DTĐK là điểm đến ưu tiên trong tour du lịch Bến Tre của nhiều doanh nghiệp lữ hành. Trong chương trình du lịch, nội dung thông tin tuyến điểm cần cụ thể hóa, gia tăng tính tương tác hơn nữa.

Chưa phối hợp khảo sát khả năng đáp ứng và nhu cầu của khách; do chức năng nhiệm vụ chính là bảo tồn, do nguồn lực của mỗi di tích hạn chế nên gặp khó khăn và không tự triển khai được hoạt động nghiên cứu nhu cầu du khách khi đến di tích; vấn đề nghiên cứu nhu cầu du khách được đề cập gần đây, tuy nhiên chưa có một nội dung cụ thể nào được triển khai. 2 Tổ QLDT mới chỉ dựa trên đặc điểm, chức năng của di tích để đáp ứng nhu cầu chủ yếu của du khách: hướng dẫn tham quan, bán hàng lưu niệm, hoạt động lễ hội theo định kỳ.

Sự phối hợp tổ chức hoạt động du lịch giữa doanh nghiệp lữ hành với 2 Tổ QLDT trong thiết kế hoạt động đặc thù cho từng đối tượng khách, hoạt động thường xuyên, quy mô, loại hình, thời lượng, chi phí...đặc biệt là xây dựng các quy định điều kiện đảm bảo giao tiếp với khách quốc tế, an toàn, vệ sinh môi trường chưa tốt.

Chưa có sự phối hợp lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp về di tích.

Chưa phối hợp tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích như: đăng ký đoàn khách, loại hình hoạt động, đánh giá kết quả, trưng cầu ý kiến du khách; phối hợp xây dựng phương án xử lý phát sinh tại di tích; phối hợp thống kê, quản lý hồ sơ du khách sử dụng dịch vụ tại di tích; phối hợp tổ chức hoạt động và dịch vụ bổ trợ.

Chưa có sự phối hợp chuẩn bị nguồn lực trong quản lý, phối hợp tổ chức các hoạt động du lịch tại các 2 di tích như: đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực thực hiện: hướng dẫn viên, quy trình đăng ký đón tiếp, phục vụ khách du lịch.v.v....

Tiểu kết

Chương 2, qua đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động quản lý DTLS-VH Bến Tre trong PTDL, với khảo sát hai trường hợp Di tích quốc gia đặc biệt, cho thấy:

Hệ thống DTLS-VH Bến Tre với các loại hình di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh phong phú, trong đó có các di tích nổi tiếng, giàu giá trị như: DTNĐC và DTĐK… là hai di tích tiêu biểu của Bến

Tre đại diện về mặt loại hình di tích, giá trị di tích, về không gian địa lý, về khả năng liên kết tuyến điểm. Hiện tại, 2 Di tích này đã phối hợp tổ chức các hoạt động như trưng bày hiện vật, hướng dẫn tham quan, tổ chức lễ hội, tổ chức dâng hương, tổ chức bán hàng lưu niệm. Tại DTĐK, các hoạt động du lịch tổ chức bao gồm:

trưng bày hiện vật, hướng dẫn tham quan, Mít tinh, họp mặt kể chuyện Đồng Khởi,

Tết quân dân” cùng nhiều hoạt động vui chơi, văn hóa văn nghệ… Ở DTNĐC, hoạt động điển hình nhất là tổ chức Ngày hội Truyền thống Văn hóa hàng năm đã trở thành nét đẹp truyền thống ở Bến Tre. Tuy nhiên, thực tiễn QLDT ở Bến Tre bộc lộ nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết. Sau 5 năm xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt, đến nay cả 2 Di tích đều chưa có Quy hoạch và đồ án Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích sau khi được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Do đó, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần quan tâm thúc đẩy xây dựng các chính sách về bảo tốn di tích; sớm có quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị 2 Di tích quốc gia đặc biệt nói riêng và hệ thống DTLS-VH của tỉnh nói chung, giải quyết hài hòa mối quan hệ kinh tế trong văn hóa và văn hóa trong phát triển kinh tế.

Qua tìm hiểu thực trạng đã đánh giá, phân tích kết quả điều tra khách du lịch, kết quả phỏng vấn các tổ chức, cá nhân về một số hoạt động du lịch ở từng Di tích, so sánh kết quả đánh giá của du khách về hoạt động du lịch ở 2 Di tích; rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân. Những hạn chế chủ yếu trong tổ chức hoạt động tại 2 Di tích theo hướng QLDT gắn với PTDL gồm: Tổ chức bộ máy và nhân lực; Nguồn lực đáp ứng yêu cầu hoạt động du lịch của Di tích; Việc xây dựng các tiêu chí và tổ chức hoạt động du lịch theo hướng cùng bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với PTDL; Công tác quảng bá, tiếp thị; Sự phối hợp giữa các bên tham gia trong tổ chức các hoạt động du lịch tại các di tích, đặc biệt là sự phối hợp giữa doanh nghiệp lữ hành, đơn vị QLDT và cộng đồng ở 2 Di tích phát triển sản phẩm du lịch còn sơ khai, chưa đủ sức vận hành theo mô hình du lịch di sản dù tiềm năng kinh tế đã có nhưng để biến thành khả năng trong PTDL là cả một quá trình cần sự quan tâm, nghiên cứu và đầu tư đồng bộ từ nhận thức đến hành động cụ thể của ngành chủ quản, chính quyền địa phương và cộng đồng, doanh nghiệp, người dân.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(294 trang)