DTLS-VH góp phần bổ sung và làm sâu sắc thêm 3 lợi thế của tỉnh Bến Tre khi chọn du lịch làm mũi đột phá phát triển KTXH. Từ khai thác vị thế của 2 Di tích quốc gia đặc biệt, của các di tích đã xếp hạng lẫn chưa xếp hạng, các câu chuyện văn hóa dừa, văn hóa biển sẽ làm gia tăng giá trị của kinh tế, văn hóa, xã hội; nhất là kinh tế thích ứng với 3 vùng sinh thái: vùng sinh thái nước ngọt với vương quốc cây kiểng Cái Mơn và câu chuyện Trương Vĩnh Ký; vùng sinh thái nước lợ với vị thế thủ phủ dừa Việt Nam và vùng sinh thái nước mặn với dải rừng ngập mặn dọc 3 huyện biển hàng chục ngàn ha và các câu chuyện đường Hồ Chí Minh trên biển, cồn Bửng…
Đặc biệt, chú ý đến đặc sản biển, đặc sản vùng nước lợ vốn đang bị mất dần bởi các công trình trị thủy không theo hướng “thuận thiên” để tạo ra những sản phẩm bản địa có tính mới lạ. Người Bến Tre bền chí, chịu khó sáng tạo, dễ hội nhập, DTLS-VH của Bến Tre độc đáo, có tính kết nối cao có thể phát huy thông qua khai thác thành những điểm nhấn tạo dấu ấn đặc trưng cho thương hiệu du lịch Bến Tre.
Giá trị của DTLS-VH Bến Tre đối với du lịch được khẳng định qua hai Di tích được khảo sát đã trình bày trong luận án đã tạo ra hiệu ứng, đem đến lợi thế so sánh cho du lịch Bến Tre ở Tiểu vùng Duyên hải phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối với hai trung tâm trung chuyển khách lớn là Tp. Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Tp. Hồ Chí Minh trung tâm kinh tế - văn hóa và giao lưu quốc tế lớn nhất nước, nơi trung chuyển khách nội địa và quốc tế cho Bến Tre. Các sản phẩm du lịch di sản từ Tp. Hồ Chí Minh đến Bến Tre có thể được khai thác trong ngày hoặc qua đêm đến dài ngày. Cần Thơ là trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi trung chuyển khách lớn thứ hai cho Bến Tre. Với ưu thế nằm ở trung tâm vùng văn
hóa di sản Nam Bộ nên các sản phẩm du lịch có thể được khai thác nửa ngày, một ngày hoặc qua đêm. Ngoài ra, Bến Tre còn có 65km bờ biển, 4 cửa biển của sông MeKong - cửa ngõ đón khách đến Bến Tre bằng đường thủy đầy tiềm năng. Với 2 nguồn khách lớn từ đường bộ, 1 nguồn khách tiềm năng từ đường thủy là ưu thế để Bến Tre thu hút du khách. Từ xác định nguồn khách đến loại hình du lịch, Ban QLDT tỉnh Bến Tre có định hướng gắn kết với du lịch, phục vụ nguồn khách tiềm năng; trên cơ sở đó khai thác, phát huy giá trị DTLS-VH, xây dựng sản phẩm du lịch di sản từ hai Di tích quốc gia đặc biệt và các di tích có tiềm năng du lịch.
3.2.2.1. Về mô hình quản lý di tích gắn kết với du lịch để phát huy giá trị 2 Di tích quốc gia đặc biệt ở Bến Tre
Trong quản lý và khai thác tài nguyên du lịch, vấn đề đặt ra cho cơ quan quản lý giải quyết là làm sao khai thác DTLS-VH Bến Tre đạt hiệu quả tối ưu mà không ảnh hưởng đến giá trị của di tích, phá vỡ cảnh quan sinh thái nhân văn và không gian di tích. Giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn đầu tư tôn tạo với nguồn vốn thực tế khai thác, mâu thuẫn giữa bảo tồn di tích với đảm bảo chất lượng cuộc sống dân cư sở tại một cách hài hòa, bền vững là một việc không đơn giản. Đối với Bến Tre cần xây dựng các mô hình điểm nhân rộng trên nền các mô hình tiềm năng có liên quan đến QLDT như mô hình “Đồng quản lý” của Hội nghề cá theo ý kiến đề xuất của bà Trần Thị Thu Nga, Chủ tịch Hội nghề cá Bến Tre để hình thành mạng lưới cộng đồng bảo tồn di tích; xây dựng ý thức cộng đồng tự quản tại các khu di tích, nhất là di tích trọng điểm và có tiền năng gắn kết với du lịch như 2 DTNĐC, DTĐK là 2 Di tích đã được khảo sát làm mô hình điểm để nhân rộng.
Mô hình QLDT đề xuất dành cho 2 DTNĐC, DTĐK theo hướng thành lập Trung tâm QLDT riêng cho mô hình Di tích quốc gia đặc biệt. Có như vậy mới tạo được điều kiện tập trung nguồn lực đầu tư cho công tác bảo tồn hiệu quả di tích, trước hết là các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia trong bối cảnh PTDL. Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị DTNĐC, DTĐK sau khi được xếp hạng quốc gia đặc biệt. Tăng cường nguồn lực và chức năng cho 2 Tổ QLDT theo hướng phát triển thành Trung
tâm bảo tồn Di tích quốc gia đặc biệt tỉnh Bến Tre được phân cấp trực thuộc Sở VHTTDL hoặc UBND tỉnh Bến Tre sau khi đã nhập Ban QLDT và Bảo tàng tỉnh để có sự chủ động khi thực thi nhiệm vụ, nhất là các thủ tục về tu bổ, tôn tạo di tích.
Khi có Trung tâm mới, hình thành đủ phòng chức năng tổ chức và quản lý sự kiện, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học nhằm phát huy hiệu quả giá trị di tích. Nghiên cứu sinh đề xuất mô hình Trung tâm theo Sơ đồ 3.1.
Trên cơ sở mô hình quản lý nêu trên, 2 Di tích quốc gia đặc biệt của Bến Tre mới có thể thực hiện nhiệm vụ phát huy giá trị di tích một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và tiến đến thực hiện lộ trình tự chủ một phần trong thời gian sớm nhất thông qua xây dựng mô hình du lịch tích hợp, kết nối khai thác các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp, du lịch tôn giáo… để thu hút du khách và tổ chức các hoạt động, dịch vụ có thu: - Tổ chức các kiosque bán nước đóng chai, hàng lưu niệm; - Nâng cấp các phòng, hội trường tại các khu di tích cho các đoàn khách thuê tổ chức các buổi lễ kết nạp Đảng, đoàn, hội nghị, lễ kỷ niệm; - Củng cố, nâng cao và mở rộng dịch vụ ở 2 Di tích, đầu tư theo định hướng thí điểm bán vé tham quan; - Kêu gọi đầu tư mở thêm các kiosque phục vụ giải khát, ăn uống, bán hàng lưu niệm, chữa bệnh thuốc Nam; - Liên kết các đơn vị cung
cấp dịch vụ, tổ chức các hoạt động trải nghiệm (Nói thơ Vân Tiên; diễn trích đoạn Lục Vân Tiên, cảnh diệt đội Tý, Nhạc lễ đạo Cao Đài… ) cho khách tham quan có thu phí; - Hướng dẫn đoàn khách tham quan theo số lượng thực tế có tính thù lao.
Tất cả nguồn thu này đưa vào kinh phí hoạt động theo lộ trình tự chủ một phần.
Đổi mới mạnh mẽ mô hình tổ chức, hoạt động của 2 Di tích, tiến tới bán vé vào cổng sau khi đã hoàn thiện hệ thống dịch vụ cho du khách. Sớm chấm dứt tình trạng hiện nay, chỉ phát huy giá trị di tích về mặt văn hóa, xã hội, chưa quan tâm đến giá trị kinh tế. Chú trọng tổ chức hoạt động văn hóa và KTXH của địa phương gắn với di tích. Trọng tâm là tổ chức lễ hội truyền thống hàng năm vào mùa xuân (DTĐK) và mùa hè (DTNĐC), tổ chức dâng hương khuyến học, tri ân dịp báo công cuối năm học (mùa hè); Tổng kết năm cũ, đón năm mới cho các ngành, đoàn thể…
Trong khi chờ phê duyệt Quy hoạch tổng thể Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị 2 Di tích quốc gia đặc biệt, cần thực hiện các giải pháp sau cho từng Di tích:
3.2.2.2. Giải pháp dành cho Di tích Nguyễn Đình Chiểu
Triển khai xây dựng Đề án Thu thập, Bảo tồn và Trưng bày Di sản tư liệu, các bản chép tay tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu tiến tới hoàn thiện tổ chức hoạt động trưng bày hiện vật tại DTNĐC theo hướng phát triển thành 1 bảo tàng danh nhân. Khẩn trương xây dựng đề án bảo tồn, phát huy giá trị 6 cuốn sách viết tay bằng chữ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu đang trưng bày nhưng bị hư hại, xuống cấp ở Lăng Nguyễn Đình Chiểu gắn với việc sưu tập các bản viết tay tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu do nhà nghiên cứu Châu Anh Phụng dành cả đời sưu tầm [Phụ lục 16; tr. 237].Thực hiện các ấn phẩm hướng dẫn tham quan có dấu ấn đặc thù của DTNĐC: Thể hiện cách điệu các bài răn dạy đạo lý qua Nói thơ Vân Tiên, bài thuốc Nam gia truyền… xem đây là những vật phẩm lưu niệm phục vụ mọi đối tượng du khách cả trong và ngoài nước.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, sưu tầm tư liệu, bổ sung hiện vật, xuất bản sách, sản xuất phim ảnh từ 151 dữ liệu băng hình của Trạm Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam đặt cạnh khu DTNĐC [Phụ lục 15; tr. 225] phục vụ du lịch ở khu Di tích, tập trung cao điểm hoạt động kỷ niệm
200 năm sinh Nguyễn Đình Chiểu vào năm 2022, xem đây là cơ hội “vàng” để phát triển hoạt động DTNĐC với các hoạt động: - Đổi mới tư duy đánh giá về văn hóa Nguyễn Đình Chiểu theo định hướng của những giá trị phổ quát mang tính nhân loại mà người Pháp đã thể hiện cách nay gần 150 năm khi Michel Ponchon – tỉnh trưởng Bến Tre đến thăm Nguyễn Đình Chiểu vì ngưỡng mộ tài năng văn chương của cụ Đồ. - Xây dựng hồ sơ ghi danh Nói thơ Vân Tiên là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Tập hợp những người yêu Nói thơ Vân Tiên tiến tới hình thành Hội Nói Thơ Vân Tiên; - Tôn vinh Nguyễn Đình Chiểu, người có công đầu đặt nền tảng cho Đờn ca tài tử và Cải lương Việt Nam; - Mở đợt vận động Nghiên cứu, Sáng tác 200 năm Nguyễn Đình Chiểu.
Nghiên cứu hoàn chỉnh gia phả [Phụ lục 18; tr.246], kết nối 2 nhánh hậu duệ Nguyễn Đình Chiểu ở Bến Tre và Thừa Thiên – Huế, hỗ trợ quy tập mộ thân mẫu Nguyễn Đình Chiểu về khu DTNĐC hiện nay ở huyện Châu Thành hoặc kiểm kê, đưa vào danh mục di tích được bảo tồn như 1 di tích vệ tinh của quần thể DTNĐC.
Khai thác khu vực hồ sen bên cạnh Trạm vệ tinh Ngân hàng dữ liệu di sản phi vật thể và phòng bốc thuốc Nam. Kết nối DTNĐC với DTLS-VH cấp tỉnh Nơi ở của Nguyễn Đình Chiểu tại Thị trấn Ba Tri theo đúng tinh thần 1 di tích gốc của DTNĐC và các di tích ngoài tỉnh liên quan đến DTNĐC như Di tích quốc gia chùa Tôn Thạnh. Liên kết các điểm du lịch ở bãi biển Bảo Thuận, Tân Thủy, An Thủy theo mô hình “Đồng quản lý”, liên hợp PTDL biển gắn với du lịch văn hóa lịch sử.
Kết nối DTNĐC với du lịch tâm linh thông qua các giai thoại Nguyễn Đình Chiểu dự ngôn về sự ra đời của đạo Cao Đài, nghề bốc thuốc Nam... Tổ chức dịch vụ phục vụ nhu cầu tâm linh, chữa bệnh, hoài niệm: dịch vụ đáp ứng nhu cầu cúng viếng, tín ngưỡng, dịch vụ chụp ảnh, quay phim, hàng lưu niệm. Dịch vụ dâng hương, cúng viếng là một thế mạnh của DTNĐC do tính chất và giá trị phi vật thể của di tích. DTNĐC vừa là di tích có tính chất tín ngưỡng, lại là biểu tượng cho văn hóa, y đức Việt Nam, nơi lưu giữ truyền thống quý báu của dân tộc, nên thu hút mọi loại hình du khách đến tham quan tìm hiểu, thực hành tín ngưỡng tôn kính danh nhân văn hóa, tổ tiên. Cần bổ sung Lễ dâng hương khuyến học trước khi thi cử, báo
công khi thi cử thành đạt; Lễ trao Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu – giải thưởng lớn nhất tỉnh Bến Tre theo hướng tiếp biến sáng tạo trên nền truyền thống, phù hợp đối tượng, bối cảnh, có tính văn hóa, nhân văn, đúng với thuần phong mỹ tục, đây là một hình thức lễ hội phát huy hiệu quả giá trị ở vùng đất học Ba Tri, nơi có nhiều Tiến sĩ nhất Bến Tre, đáp ứng nhu cầu du khách, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế.
Tăng cường năng lực ngoại ngữ của hướng dẫn viên đủ để thể hiện, diễn tả về Di tích cho các đối tượng tham quan: thông tin trước cho khách trên các ấn phẩm, tăng cường phương tiện thông tin hỗ trợ như màn hình, biển giới thiệu…
Thời gian thuyết minh vẫn nên thực hiện trong 45 phút, với quy mô đoàn dưới 50 người khách. Hướng dẫn viên viên lồng ghép giới thiệu liên hệ hoạt động tham quan, trưng bày hiện vật với hàng lưu niệm, sản vật địa phương…
Duy trì nâng cấp vườn hoa thảm cỏ, giữ gìn di tích sạch đẹp và làm tốt công tác đón tiếp khách du lịch, kết nối cung cấp dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi cho du khách, đảm bảo công tác an ninh trật tự và phòng cháy, chữa cháy.
3.2.2.3. Giải pháp dành cho Di tích Đồng Khởi Bến Tre
Khẩn cấp trùng tu, tôn tạo Đình Rắn đang xuống cấp và kết nối với DTĐK.
Bổ sung các hiện vật trưng bày thể hiện rõ nét các giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học, nghệ thuật có tính khác biệt của “Đồng Khởi”: Bổ sung các hiện vật, hình ảnh, sơ đồ về quá trình thành và phát triển của DTĐK như tư liệu của ông Đoàn Văn Xê (xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam) “Lời hiệu triệu đồng bào trong Đồng Khởi 17-1-1960 của Huyện ủy Mỏ Cày với danh nghĩa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam - Tiểu đoàn 509”. Lưu ý các dây dẫn liên kết với Khu Lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định, các khu di tích liên quan đến Đồng Khởi ở Tây Ninh, Phú Yên...
Tăng cường bảo quản hiện vật trưng bày: tại các gian trưng bày của DTĐK cần thay thế bằng đèn tiết kiệm năng lượng lắp đặt thông gió, hút ẩm. Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên phía trên và xung quanh nhà trưng bày.
Bổ sung các bảng chỉ dẫn thông tin về các hiện vật đầy đủ và rõ ràng, đồng bộ. Cần xây dựng bia, bảng hướng dẫn, giới thiệu đồng bộ về kiểu dáng, kích cỡ, màu sắc tại 5 điểm di tích ở 3 xã “Nôi Đồng Khởi”, ngoài khu vực di tích chính
hiện nay ở trung tâm xã Định Thủy. Lắp đặt màn hình thông tin giới thiệu, chỉ dẫn kết nối các khu vực trưng bày, hướng di chuyển đến Đình Rắn, đầu tư nâng cấp, kết nối đường bộ với đường sông trong khai thác du lịch đến Đình Rắn và 5 điểm di tích liên hoàn với Nhà trưng bày Đồng Khởi. Điều chỉnh, sắp xếp các hiện vật trưng bày hấp dẫn khách tham quan qua màu sắc, sự đồng bộ, thông thoáng và các câu chuyện về văn hóa-lịch sử, các danh tướng...
Tạo lối đi, xác định vị trí quan sát, điểm tập trung, điểm dừng phù hợp cho các đối tượng đặc thù như người cao tuổi, trẻ em, người tàn tật... Bổ sung quy định về an ninh an toàn, vị trí, khoảng cách, giảm thiểu hành vi vi phạm, bảng thông tin truyền thông, hướng dẫn du khách thực hiện trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị của một quần thể DTLS-VH không có hệ thống hàng rào bảo vệ riêng như DTĐK.
Kết nối hoạt động DTĐK tích hợp với các loại hình du lịch khác, trước hết là du lịch nông nghiệp, giúp du khách không chỉ được dịp thăm thú các di tích gợi nhớ những ngày Đồng Khởi hào hùng mà còn được thưởng ngoạn một vùng sinh thái sông nước xứ dừa kỳ thú với “chợ nổi dừa” trên sông Thom, khu du lịch cồn Thành Long - xã Thành Thới A, các DTLS-VH, làng nghề trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam, trong đó có kết nối khai thác sản phẩm đặc trưng cho thương hiệu Mỏ Cày ngoài kẹo dừa, mứt dừa và dừa sấy giòn, còn có giấy dừa [60; tr.74], Bộ nhạc cụ dừa [Phụ lục 23; tr.262] kết hợp với khu du lịch biệt thự sinh thái Hàm Luông, phát triển nhân lực phục vụ tuyến du lịch của huyện và liên kết các huyện thực hiện tour
“Một hành trình Bốn điểm đến cù lao Minh hướng ra biển Đông”.
Tập huấn nghiệp vụ cho các cá nhân trực tiếp tham gia công tác bảo vệ di tích cũng như các cộng tác viên sau khi hình thành mạng lưới “Đồng quản lý di tích” trong cộng đồng dân cư xung quanh khu DTĐK. Duy trì và nâng cao hiệu quả các hoạt động nhằm quản lý, phát huy giá trị và phục vụ khách tham quan tại DTĐK và các di tích khác trong quần thể DTĐK do Tổ QLDT trực tiếp quản lý.
Xây dựng chủ đề trưng bày phù hợp với hiện vật, tập trung giá trị lịch sử, văn hóa, huyền thoại về Đồng Khởi – Đội quân tóc dài… tiến tới khai thác giá trị kinh tế của DTĐK qua cuộc Đồng Khởi mới, Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh