Lao động trẻ em và trẻ em tham gia lao động

Một phần của tài liệu Luận văn Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam (Trang 49 - 56)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG NGỪA LAO ĐỘNG TRẺ EM

2.1. Những khái niệm và lý thuyết liên quan đến đề tài luận án

2.1.2. Lao động trẻ em và trẻ em tham gia lao động

Để có cơ sở xác định việc trẻ em tham gia làm việc có phải là lao động trẻ em hay không, ILO đã thông qua Công ước 138 về Tuổi tối thiểu được đi làm việc năm 1973, theo đó tuổi lao động tối thiểu không được thấp hơn độ tuổi kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc và do luật quốc gia quy định.

46

Tuổi lao động tối thiểu theo quan niệm quốc tế

Công ước số 138 của ILO quy định tuổi lao động tối thiểu không được dưới độ tuổi kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc và bất kỳ trường hợp nào cũng không được dưới 15 tuổi [96]. Tuổi lao động tối thiểu bao gồm tuổi tối thiểu cơ bản, tuổi tối thiểu áp dụng với công việc nguy hại; tuổi tối thiểu áp dụng với công việc nhẹ. Có mức tuổi lao động tối thiểu áp dụng chung cho mọi quốc gia, đồng thời Công ước 138 cũng có những quy định ngoại lệ phù hợp với các nước đang phát triển.

Tuổi lao động tối thiểu theo quan niệm của Việt Nam

Ở Việt Nam, Bộ luật Lao động 2019, quy định về tuổi lao động tối thiểu chung và tuổi lao động tối thiểu áp dụng đối với các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Tuổi lao động tối thiểu theo ILO và theo quy định của Việt Nam được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1. Tuổi lao động tối thiểu theo Công ước 138 của ILO và theo quy định của pháp luật Việt Nam

Tuổi lao động tối thiểu

Tuổi lao động tối thiểu theo Công ước 138

Tuổi lao động tối thiểu theo quy định của pháp luật Việt Nam Áp dụng cho

mọi quốc gia

Quy định ngoại lệ Tuổi tối thiểu

chung

Không dưới 15 tuổi

Không dưới 14 tuổi (cho các nước đang phát triển)

Đủ 15 tuổi

Tuổi tối thiểu áp dụng các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Không dưới 18 tuổi

Không dưới 16 tuổi (nhưng an toàn và phẩm hạnh của các em phải được đảm bảo)

Không dưới 18 tuổi

47 Tuổi tối thiểu áp

dụng các công việc nhẹ

13- 15 tuổi 12-14 tuổi (cho các nước đang

phát triển)

Từ 13 - dưới 15 tuổi

(Nguồn: Hướng dẫn phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em dành cho doanh nghiệp) Lao động trẻ em

Khác với khái niệm trẻ em, lao động trẻ em đòi hỏi ngoài việc tiếp cận ở góc độ độ tuổi còn phải tiếp cận từ góc độ tính chất công việc, mức độ công việc mà trẻ em phải làm.

Lao động trẻ em theo quan niệm quốc tế

- Về độ tuổi: cả Công ước về Quyền trẻ em và Công ước 182 đều quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi, như vậy thì độ tuổi này được cộng đồng quốc tế khuyến cáo coi là mốc để xác định LĐTE.

- Về tính chất công việc: lao động trẻ em gồm những công việc có ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển toàn diện của trẻ: (i) Là những công việc không thể chấp nhận được với trẻ em, (ii) Là những công việc mà tính chất và hoàn cảnh làm việc có thể xâm hại đến sức khỏe, sự an toàn và đạo đức của trẻ em[98]; (iii) Là những công việc phải làm việc trong khoảng thời gian sau 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau, (iv) Là những công việc khiến trẻ em lâm vào tình trạng dễ bị lạm dụng về mặt thể chất tâm lý hoặc tình dục đều bị xem là LĐTE [99]. Cộng đồng quốc tế đã thống nhất lao động trẻ em là một thực trạng hay vấn đề xã hội có tính tiêu cực, cần được ngăn ngừa và xóa bỏ. LĐTE bị cấm trong cả pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia.

- Về mức độ công việc: có 3 mức độ công việc là công việc nhẹ, công việc nặng nhọc, nguy hiểm và công việc ban đêm, làm thêm giờ.

Theo quan niệm quốc tế, lao động trẻ em là công việc mà tước đoạt tuổi thơ, tiềm năng, phẩm giá và là công việc có hại cho sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ, là những công việc: (i) gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ; (ii) gây cản trở tới việc học hành của trẻ bằng cách: khiến trẻ không được đến trường, buộc trẻ phải nghỉ học sớm, buộc trẻ phải cố gắng để vừa học vừa làm các công việc nặng

48

nhọc mà mất nhiều thời gian; (iii) công việc hạ thấp danh dự nhân phẩm, lòng tự trọng của trẻ, có hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ [9]. Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất [99] bao gồm: (i) mọi hình thức nô lệ hoặc tương tự nô lệ, như buôn bán trẻ em, gán nợ, lao động khổ sai, lao động cưỡng bức, bao gồm tuyển mộ cưỡng bức hoặc bắt buộc trẻ em để phục vụ trong các cuộc xung đột vũ trang; (ii) sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em làm mại dâm, tham gia sản xuất văn hóa phẩm khiêu dâm hoặc biểu diễn khiêu dâm; (iii) sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em tham gia các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt là hoạt động sản xuất, tàng trữ, vận chuyển và buôn bán các chất ma túy.

Lao động trẻ em theo quan niệm Việt Nam

Pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa về lao động trẻ em mà chỉ đưa ra định nghĩa về lao động chưa thành niên. Bộ luật Lao động 2019 quy định

“lao động chưa thành niên là người dưới 18 tuổi” [74] tùy theo độ tuổi khác nhau sẽ được làm những công việc theo danh mục được quy định cụ thể [74].

Theo cách tiếp cận của luận án, lao động chưa thành niên theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay là LĐTE, việc xác định LĐTE thông qua các tiêu chí về độ tuổi, giờ làm việc, tính chất công việc, nơi làm việc được xem là nguy hại cho người dưới 18 tuổi được quy định tại Bộ luật Lao động 2019 và Thông tư 10/2013/TT – BLĐTBXH và Thông tư 11/2013/TT – BLĐTBXH [10], [11]. Cụ thể:

- Về độ tuổi: Bộ luật Lao động chia ra các độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi và chưa đủ 13 tuổi [74]. Tùy theo từng độ tuổi mà Việt Nam quy định danh mục các công việc được làm theo độ tuổi và những công việc, nơi làm việc không được làm.

- Về tính chất công việc: Trẻ em từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách. Cấm không được làm những công việc sau: mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên; sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;

sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ; bảo trì, bảo dưỡng

49

thiết bị, máy móc; phá dỡ các công trình xây dựng; nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại; lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ; công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên [74].

Trẻ em từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc sau: (i) các nghề truyền thống: chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài, làm giấy dó, nón lá, se nhang, chấm nón, dệt chiếu, làm trống, dệt thổ cẩm, làm bún gạo, làm giá đỗ, làm bánh đa (miến), làm bánh đa Kế; (ii) các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ, làm lược sừng, đan lưới vó, làm tranh Đông Hồ, nặn tò he; (iii) đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình; (iv) nuôi tằm; (v) gói kẹo dừa [11].

Trẻ em chưa đủ 13 tuổi làm các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi bao gồm: (i) diễn viên: múa; hát; xiếc; điện ảnh; sân khấu kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối (trừ múa rối dưới nước); (ii) vận động viên năng khiếu: thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích), bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi-a, bóng đá, các môn võ, đá cầu, cầu mây, cờ vua, cờ tướng, bóng chuyền [11].

- Về nơi làm việc: Cấm sử dụng trẻ em từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây: dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm; công trường xây dựng; cơ sở giết mổ gia súc; sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử; nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên như:

tiếp xúc với các yếu tố vệ sinh môi trường lao động không đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành: điện từ trường, rung, ồn, nhiệt độ, bụi silic, bụi không chứa silic, bụi bông, bụi amiăng; tiếp xúc với các loại chất, tia phóng xạ; bức xạ bởi tia X và các tia có hại khác không đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo qui định của pháp luật hiện hành; tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh truyền nhiễm; thời gian làm việc trên

50

04 giờ/ngày trong không gian làm việc gò bó, chật hẹp, công việc có khi phải quỳ gối, nằm, cúi khom; trên giá cao hay dây treo cao hơn 3 m so với mặt sàn làm việc; địa hình đồi núi dốc trên 300 [10].

- Về thời gian làm việc: Thời gian làm việc của trẻ em chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. Thời gian làm việc của trẻ em từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần, có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục được ban hành [74].

Dưới góc độ nghiên cứu, nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm khái niệm lao động trẻ em như sau: Lao động trẻ em là thuật ngữ chỉ tình trạng trẻ em và lao động chưa thành niên dưới độ tuổi theo luật định phải tham gia làm các công việc bị pháp luật ngăn cấm và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, danh dự nhân phẩm và đạo đức của trẻ em.

Trẻ em tham gia lao động

Trẻ em tham gia lao động (hay có còn gọi là trẻ em tham gia hoạt động kinh tế) bao gồm trẻ em tham gia vào các hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, không phân biệt sản xuất để tiêu dùng hay để bán, được trả lương hay không trả lương, thỉnh thoảng hay thường xuyên làm việc, công việc hợp pháp hay không hợp pháp có thời gian làm việc ít nhất một giờ đồng hồ vào bất kỳ ngày nào trong tuần. Trẻ em làm công việc nội trợ của hộ gia đình hoặc công việc ở nhà trường không thuộc nhóm trẻ em tham gia hoạt động kinh tế [16].

Không phải tất cả trẻ em tham gia hoạt động kinh tế đều là lao động trẻ em, chỉ những công việc mà điều kiện làm việc ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần, đạo đức của trẻ mới bị xem là lao động trẻ em. Sự tham gia của trẻ em hoặc thanh thiếu niên vào công việc không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển cá nhân các em hoặc cản trở việc đi học thường được coi là một việc làm tích cực. Điều này bao gồm các hoạt động như giúp đỡ bố mẹ việc nhà, hỗ trợ gia đình kinh doanh hoặc kiếm tiền tiêu vặt ngoài giờ học. Những loại hoạt động này góp phần vào sự phát triển của trẻ em và phúc lợi của gia đình; cung cấp

51

cho các em các kỹ năng, kinh nghiệm, và giúp chuẩn bị cho các em trở thành những thành viên hữu ích của xã hội khi trưởng thành [57].

Tiêu chí chính để xác định giữa lao động trẻ em và trẻ em tham gia lao động được căn cứ vào tính chất công việc mà trẻ em làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em và điều kiện lao động có nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm rình rập đến trẻ em hay không. Sự tham gia lao động, làm việc của trẻ khác còn được xác định trên góc độ các tác động ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển của trẻ em, và góc độ tự nguyện phi lợi nhuận, góc độ sử dụng thời gian làm việc. Để phân biệt ta có thể xem xét bảng sau:

Bảng 2.2: Trẻ em tham gia lao động và lao động trẻ em

Trẻ em tham gia lao động Lao động trẻ em

Công việc phù hợp với độ tuổi, thể chất, tâm sinh lý, và trí tuệ của trẻ em

Công việc nặng nhọc quá sức đối với độ tuổi thể chất, tâm sinh lý và trí tuệ của trẻ em

Có người lớn giám sát, chăm sóc và chịu trách nhiệm

Chịu sự giám sát của người sử dụng lao động

Thời gian làm việc hạn chế, không bị cản trở. Trẻ em đến trường, vui chơi, nghỉ ngơi

Làm việc nhiều giờ, bị hạn chế hoặc không có thời gian đi học, vui chơi, nghỉ ngơi

Điều kiện làm việc và môi trường an toàn, có bạn bè thân thiện

Điều kiện làm việc phần lớn không phù hợp với trẻ em, độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ em Môi trường làm việc góp phần nuôi

dưỡng và phát triển thể chất, tâm lý, trí tuệ và tinh thần trẻ em

Trẻ em có nguy cơ cao bị ngược đãi, bạo lực, bóc lột, cưỡng bức và xâm hại tình dục

52 Trẻ em làm việc tự nguyện để duy trì công việc, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình hoặc ngay cả khi là người kiếm sống chính cho gia đình

Hoàn cảnh bắt buộc hay trẻ em phải lao động cùng với những người khác

Trẻ em được bù đắp về thể chất và tinh thần

Trẻ em bị hạn chế hoặc không được khuyến khích về vật chất và tinh thần Công việc của trẻ em như một phương

tiện cho sự tiến bộ xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ em

Công việc của trẻ em không nằm trong phạm vi luật pháp cho phép

Những công việc trẻ em làm phục vụ các mục đích nhân văn và hợp pháp

Công việc trẻ em làm bị sử dụng cho mục đích mưu sinh hoặc bị bắt buộc, bóc lột và bất hợp pháp

Một phần của tài liệu Luận văn Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)