Hạn chế trong quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt

Một phần của tài liệu Luận văn Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam (Trang 134 - 138)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG NGỪA LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam

3.3.2. Hạn chế trong quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt

Một là, các văn bản pháp luật về phòng ngừa LĐTE chưa được cụ thể hóa và đồng bộ nên dẫn đến việc tổ chức triển khai còn vướng mắc. Cụ thể như các quy định về xử phạt vi phạm về lao động trẻ em: những vụ việc liên quan đến lạm dụng lao động trẻ em, các cơ quan chức năng không xác định được tội danh nên chỉ xử phạt hành chính, trong khi có những trường hợp trẻ em đã bị lạm dụng, bóc lột lao động tới mức bị xâm hại về thể chất và tinh thần có thể người vi phạm bị quy kết tội danh và bị xử phạt hình sự.

Hai là, việc tổ chức thực hiện chính sách phòng ngừa LĐTE ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức.

131

Biểu đồ 3.3: Hiểu biết về tình trạng lao động trẻ em

(Nguồn: Khảo sát CC, VC quản lý ở địa phương - Phụ lục 2)

Khi được hỏi về thực trạng LĐTE ở địa phương mình, phần lớn các công chức, viêm chức quản lý địa phương khẳng định có và biết rõ LĐTE đang ở mức độ nào, tuy nhiên vẫn có câu trả lời “không biết”. Việc không biết rõ về tình trạng LĐTE tại địa phương mình dẫn đến không đầu tư về nhân lực, tài chính cho hoạt động ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm trên địa bàn, không thực hiện việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về lao động trẻ em cho người dân, người sử dụng lao động chưa nắm được đầy đủ các quy định của pháp luật về lao động trẻ em. Một số lãnh đạo địa phương chưa thực sự coi bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ của mình nên còn chưa có biện pháp quản lý, theo dõi biến động để có biện pháp ngăn ngừa, khắc phục hiệu quả. Thêm vào đó, nhiều gia đình còn trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chỉ lo đối phó với đồng tiền, bát gạo và cái lợi trước mắt mà chưa quan tâm đến hậu quả lâu dài và sự phát triển của con em họ khi để chúng tiếp tục tham gia lao động.

Một số cơ quan có nhiệm vụ trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung, công tác phòng ngừa lao động trẻ em nói riêng chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình nhưng Chính phủ chưa có cơ chế quản lý hữu hiệu. Một số cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương chưa bám sát chức năng nhiệm vụ được giao về công tác bảo vệ trẻ em không bị

132

lạm dụng lao động; chưa phân định rõ trách nhiệm của từng cấp trong quá trình chỉ đạo, triển khai công việc; thiếu sự đôn đốc nhắc nhở của cấp trên đối với cấp cơ sở [105].

Ba là, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác trẻ em chưa đáp ứng được yêu cầu, có thể đánh giá đang bị hụt hẫng về số lượng, trung bình mỗi tỉnh có 4,3 cán bộ, công chức, mỗi huyện có 1,6 cán bộ, công chức làm công tác trẻ em [31]. Đối với cấp xã, công tác trẻ em chủ yếu được kiêm nhiệm nên thời gian dành cho công tác trẻ em còn hạn chế. Phần lớn cán bộ kiêm nhiệm công tác trẻ em lại chưa được đào tạo cơ bản về quyền trẻ em và công tác xã hội nên chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác trẻ em chưa cao. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện chỉ bố trí 01 người chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác trẻ em nên không đủ thời gian triển khai đầy đủ các hoạt động theo chỉ đạo của các bộ, ngành trung ương và sở, ban, ngành địa phương [31]. Tính trên các nhiệm vụ của trung ương giao và nhiệm vụ quản lý nhà nước về điều phối thực hiện quyền trẻ em ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã cho thấy khối lượng và áp lực công việc rất lớn.

Chính vì vậy, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em tháng 8/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo “Chủ tịch UBND cấp xã bố trí ngay người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong số các công chức cấp xã hoặc người hoạt động không chuyên trách thuộc quyền quản lý (hiện nay toàn quốc mới có 590/11.162 - khoảng 5% cấp xã bố trí); nghiên cứu, triển khai mô hình tổ chức, hoạt động của các nhóm chuyên trách bảo vệ trẻ em cấp xã do Chủ tịch UBND cấp xã đứng đầu với thành phần gồm người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, công an xã, Đoàn thanh niên xã, Hội Phụ nữ xã, nhân viên y tế thôn bản; các địa phương chú trọng công tác tập huấn, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, kỹ năng cho công chức, viên chức làm công tác trẻ em; bố trí đủ nguồn lực cho công tác bảo vệ trẻ em” [112].

Bốn là, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi, chấp hành pháp luật và chính sách phòng ngừa LĐTE em chưa thực hiện thường

133

xuyên, triệt để. Việc sử dụng LĐTE chủ yếu là các chủ tư nhân, làm ăn nhỏ lẻ, phân tán và cũng có nhiều mánh khóe nên việc giám sát, xử lý chỉ được ở mức độ nhất định. Hoạt động thanh tra chủ yếu do thanh tra cấp tỉnh thực hiện chung thanh tra ngành LĐ - TB - XH, chưa có thanh tra chuyên ngành trẻ em, nên chưa có các cuộc thanh tra chuyên biệt để phát hiện các vi phạm liên quan đến LĐTE. Với số lượng lớn các doanh nghiệp, chưa kể các cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề mà số lượng thanh tra viên có rất ít người thì không thể tiến hành thanh tra, phát hiện hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề có sử dụng LĐTE. Lao động trẻ em chủ yếu được sử dụng nhiều trong các các cơ sở sản xuất hộ gia đình, làng nghề, các điểm khai thác khoáng sản tư nhân hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh không chính thức. Tại những điểm đó, rất khó khăn cho đoàn thanh tra phát hiện và xử lý. Khi có vấn đề cần được phát hiện, việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, việc trao đổi thông tin giữa các ngành có liên quan và xác định nội dung, địa điểm, cử cán bộ tham gia đoàn còn chậm, gây kéo dài thời gian cho việc phát hiện, xử lý vụ việc.

Hoạt động giám sát giám sát việc thực hiện chính sách liên quan đến trẻ em thường được thực hiện thông qua các hoạt động của Quốc hội, các đơn vị chức năng thuộc các bộ, ngành liên quan, thanh tra chuyên ngành và các tổ chức đoàn thể.

Năm là, việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về trẻ em nói chung và về phòng ngừa LĐTE nói riêng còn nhiều khó khăn, số liệu thống kê về lao động trẻ em chưa được phản ánh kịp thời, chính xác. Số liệu LĐTE được cập nhật từ địa phương định kỳ 6 tháng, 1 năm. Do vậy độ chính xác và đầy đủ của thông tin cũng khó xác định, vì có những địa phương chỉ đưa ra được đánh giá trong 6 tháng hoặc thậm chí không có, hoặc chỉ đánh giá chung với nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chứ không đánh giá riêng cho đối tượng LĐTE [Tác giả tổng hợp qua báo cáo của một số địa phương].

134

Sáu là, kinh phí bố trí cho công tác bảo vệ, phòng ngừa LĐTE hằng năm chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, chưa tương xứng so với quy định của Luật Trẻ em. Chưa có nguồn ngân sách phù hợp để giải quyết những vấn đề nóng trong nhiệm vụ bảo vệ trẻ em với 3 cấp độ phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp theo luật định. Nhiều địa phương chưa quan tâm bố trí kinh phí để thực hiện các chương trình, đề án dành cho bảo vệ trẻ em; bố trí ngân sách chi thường xuyên cho công tác bảo vệ trẻ em thông qua ngành Lao động – Thương binh và Xã hội ở mức thấp; rút bớt ngân sách địa phương khi có ngân sách trung ương hỗ trợ [105].

Bảy là, tổ chức phối hợp liên ngành thực hiện công tác bảo vệ trẻ em, phòng ngừa LĐTE chưa đồng bộ, quy định trách nhiệm cũng không rõ ràng, yếu trong việc kết nối thực hiện nhiệm vụ giữa các cơ quan. Hiện mới có 662/712 huyện, 9.837/11.160 xã thành lập tổ chức phối hợp liên ngành về công tác trẻ em [31]. Thực tế, sau khi giải tán Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, công tác trẻ em ít được quan tâm thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam (Trang 134 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)