Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em

Một phần của tài liệu Luận văn Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam (Trang 85 - 90)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG NGỪA LAO ĐỘNG TRẺ EM

2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em của một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam

2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em

LĐTE tại quốc gia này chủ yếu đến từ khu vực nông thôn và thực hiện công việc liên quan đến nông nghiệp [107].

Với sự hỗ trợ của Các chương trình quốc tế về việc loại bỏ LĐTE (IPEC- International Programme on the Elimination of Child Labour), tổ chức Conservation, Hotels, Domestic and Allied Workers Union (CHODAWU), một

82

nhánh của liên đoàn thương mại Tanzania, đã đề nghị và thực hiện các hoạt động có tính chiến lược nhắm đến cung cấp cho trẻ em và gia đình trong 5 khu vực được ưu tiên những sự chọn lựa khác thay cho đi làm. Tổ chức này cũng hướng đến gia tăng năng lực của cộng đồng trong việc nhận dạng, giám sát và ngăn cản việc tuyển dụng trẻ em.

Chương trình hành động này tại Tanzania với tiến trình: gia tăng sự hiểu biết của cộng đồng và huy động lực lượng xã hội được chọn là cách tiếp cận đầu tiên để khơi gợi tấm lòng của các bậc cha mẹ, quan chức chính quyền làng xã, giáo viên, các nhóm phụ nữ và những lãnh đạo tôn giáo về những tác động có hại của lao động việc nhà [138]. Chiến dịch này được thực hiện thông qua các chương trình radio, hội thảo, báo chí, tờ rơi quảng cáo cũng như thông qua các cuộc gặp mặt người dân về vấn đề LĐTE. Ủy ban về LĐTE được thành lập và cung cấp các khóa huấn luyện, định hướng về nhận dạng vấn đề LĐTE trong cộng đồng, bao gồm nhận dạng và áp dụng của luật pháp, làm thế nào để thực hiện các cuộc điều tra về LĐTE. Các chuyên gia cũng nhận thấy trước rằng một khi cộng đồng đã hiểu và cảm thông với nhu cầu ngăn cản LĐTE, tự bản thân họ sẽ nhận dạng và thực hiện những giải pháp thực tế, với sự hỗ trợ của liên đoàn thương mại.

Tại Ấn Độ đã xây dựng một phong trào chống LĐTE mang tên Rugmark [18]. Mục tiêu của phong trào này là tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng đối với vấn đề LĐTE. Mỗi sản phẩm làm ra sẽ được dán nhãn của Rugmark để bảo đảm với người tiêu dùng rằng trong quá trình sản xuất sản phẩm đã không dùng LĐTE. Với sự hỗ trợ của những phong trào như Rugmark, đó chính là một thông điệp rõ ràng đối với những công ty dựa vào LĐTE: không những người tiêu dùng nắm rõ thông tin về sản phẩm, mà họ còn từ chối mua những sản phẩm có sử dụng LĐTE.

Hai là, kinh nghiệm trong xây dựng, thực hiện pháp luật để phòng ngừa lao động trẻ em

Tại Brazil, Chính phủ đưa ra luật bảo vệ trẻ em dưới 18 tuổi khỏi các công việc nguy hiểm, phạt tiền và bỏ tù từ 4-12 năm với các trường hợp cưỡng

83

bức lao động. Những đạo luật này đã được thực thi hiệu quả. Chính phủ nước này đã tiến hành thanh tra LĐTE trong tất cả 26 tiểu bang, giám sát LĐTE thông qua hệ thống Child Labor Hotspots (Hệ thống giám sát LĐTE) và thường xuyên đào tạo thanh tra về LĐTE [18].

Ngoài ra, Chính phủ Brazil cũng đưa vào Bộ Luật Lao động các nội dung về đơn vị thanh tra lưu động, nơi thực hiện nhiệm vụ thanh tra các vấn đề về lao động cưỡng bức, bao gồm LĐTE cưỡng bức ở khu vực hẻo lánh. Đơn vị này bao gồm các thành viên thanh tra lao động, luật sư về lao động và các thành viên cảnh sát quốc gia. Hiện nay, hơn 100 thanh tra lao động trở thành một phần của đơn vị này. Để giải quyết các trường hợp lao động cưỡng bức, đơn vị này có thể buộc tội chủ cơ sở sản xuất và phạt tiền tại chỗ.

Chính phủ Brazil cũng đưa ra “danh sách đen”, được cập nhật sáu tháng một lần, công bố các công ty, doanh nghiệp sử dụng LĐTE, lao động cưỡng bức. Những doanh nghiệp này bị cấm mua tín dụng từ các ngân hàng nhà nước.

Vi phạm được lưu giữ trong danh sách hai năm và chỉ loại bỏ khi họ đã ngưng sử dụng LĐTE và lao động cưỡng bức.

Ở Mỹ: Bộ Lao động Mỹ là cơ quan liên bang duy nhất quản lý về LĐTE và thực thi luật liên quan đến LĐTE. Bộ luật Tiêu chuẩn lao động công bằng do Văn phòng thời gian làm việc và Tiền lương phụ trách là bộ luật quan trọng nhất nghiêm cấm các công việc sử dụng trẻ em. Các cơ quan chức năng thường xuyên tiến hành các cuộc điều tra và xử lý các trường hợp sử dụng trẻ em dưới 18 tuổi làm việc. Các cuộc điều tra được tiến hành trên cơ sở nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhưng chủ yếu qua các cuộc thanh tra, kiểm tra, khiếu nại từ người dân [18].

Bộ luật tiêu chuẩn lao động công bằng của Mỹ quy định độ tuổi tối thiểu là 14 đối với các công việc trong các ngành nghề không nguy hiểm và phi nông nghiệp. Tuy nhiên, có giới hạn về thời gian làm việc và số lượng ngày làm việc trong tuần cũng như các công việc cụ thể phù hợp với lứa tuổi 14,15. Bộ luật này cũng qui định tuổi tối thiểu 18 đối với các ngành nghề phi nông nghiệp mà đặc biệt nguy hiểm hoặc có thể để ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của

84

trẻ em. Cũng theo bộ luật này, trẻ em được làm việc sớm hơn trong ngành nông nghiệp. Cụ thể, luật cho phép trẻ em 16 và 17 tuổi được phép làm việc trong những trang trại do bố mẹ làm chủ. Chính phủ Mỹ cũng sử dụng rất nhiều công cụ để bảo vệ trẻ em làm việc trong nông nghiệp thông qua các chương trình truyền thông và giáo dục cho nông dân, người lao động, bố mẹ, giáo viên, tổ chức mà có liên quan đến cung cấp dịch vụ cho lao động nông thôn.

Ba là, kinh nghiệm trong xây dựng các phương tiện và chương trình giáo dục Trên thực tế, phương cách hiệu quả nhất là mở rộng và cải thiện điều kiện học hành để có thể thu hút và giữ chân trẻ em lao động. Giáo dục và trẻ lao động tương tác với nhau rất chặt chẽ. Công việc có thể cản trẻ em đến trường, trong khi đó, giáo dục kém chất lượng thường làm cho trẻ em nghỉ học sớm và bắt đầu đi làm. Giáo dục tốt, ngược lại, có thể giữ chân trẻ lao động.

Giáo dục càng dài hơn và càng tốt, khả năng trẻ bị bắt đi làm sẽ càng giảm.

Hiệp ước về quyền trẻ em đề nghị rằng giáo dục tiểu học cần được phổ cập và bắt buộc. Nếu chính phủ mỗi quốc gia quyết tâm làm chuyện này, tỉ lệ bóc lột LĐTE sẽ giảm đáng kể. Kinh nghiệm của Paraguay và Brazil là một điển hình.

Tại Paraguay, sản phẩm gạch ngói bị đưa vào danh sách hàng hóa sản xuất bởi LĐTE và lao động cưỡng bức (List of Goods produced by child labour or forced labour – TVPRA) vào năm 2012 [139]. Chính phủ Paraguay còn triển khai chương trình hỗ trợ cho 5200 trẻ em dưới 14 tuổi tham gia vào các hoạt động có tính chất bóc lột thông qua việc hỗ trợ đưa tiền mặt cho gia đình của các em với điều kiện gia đình phải đưa các em trở lại trường học. Chương trình này cũng mở rộng cho các trẻ em tham gia lao động trong ngành gạch và đặc biệt chú trọng vào cung cấp các dịch vụ đào tạo nghề cho nhóm trẻ em vị thành niên để họ được nâng cao kỹ năng để có thể tìm được việc làm an toàn và bền vững. Với những kết quả đạt được, Chính phủ Paraguay sẽ nhân rộng các nỗ lực và mô hình đã được thí điểm trong ngành gạch sang các ngành nghề tập trung nhiều LĐTE khác, với mục tiêu tiếp cận được đến tất cả các trẻ em tại Paraguay.

85

Tại Brazil, một trong những chương trình hiệu quả trên thế giới là chương trình Xóa bỏ LĐTE của Brazil (PETI). Chương trình đã triển khai các dự án thí điểm ở ba bang, tập trung vào các hình thức LĐTE tồi tệ nhất ở vùng nông thôn. Chương trình thu hút các nguồn lực và các can thiệp của chính quyền các cấp, nhờ đó đã giúp giải quyết các khó khăn tại các vùng dự án một cách toàn diện. Một trong những hoạt động phổ biến của chương trình là cung cấp cho trẻ em các cơ hội làm việc tốt hơn chứ không phải chỉ là ngăn cấm các em không làm việc. Các nỗ lực bao gồm [107]:

+ Trợ cấp tài chính cho các gia đình, bao gồm hỗ trợ học phí. Đây là điều kiện để các em có thể đi học đều đặn.

+ Kéo dài thời gian ở trường, chú trọng các hoạt động giáo dục bổ trợ cho việc dạy học, khuyến khích lòng tự trọng và giữ các em khỏi các nơi làm việc.

+ Xây dựng các can thiệp giáo dục và xã hội với các gia đình, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của trường học đối với trẻ em và thúc đẩy sự phát triển của người công dân, làm cho các gia đình chủ động hơn trong tham gia chương trình.

+ Phối hợp các tác động giữa việc cung cấp học bổng - một hình thức trợ cấp nhằm tăng cường thu nhập cho gia đình. Điều này có tác động chính đối với các vùng kém phát triển, giúp tăng nhu cầu hàng hóa và cải thiện ngân quỹ của địa phương.

Bốn là, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thực hành công tác xã hội với trẻ em

Hiện nay, hầu hết ở các nước phát triển và đang phát triển đã công nhận công tác xã hội là một nghề chuyên nghiệp.

Tại Cộng hòa Liên bang Đức, Thụy Điển đều đã thành lập Hiệp hội công tác xã hội, Hiệp hội các trường đào tạo cán bộ xã hội. Theo đó, Hiệp hội công tác xã hội được hình thành trên cơ sở tham gia tự nguyện của những người làm công tác xã hội và Hiệp hội có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ các thành viên của mình. Hiệp hội các trường đào tạo cán bộ xã hội có vai trò quan trọng trong việc công nhận chương trình, giáo dục đào tạo cán bộ xã hội. Trong các

86

chuyên ngành đào tạo thì công tác xã hội với trẻ em được đặt ở vị trí quan trọng nhất và trên thực tế, việc thực hành lĩnh vực này cũng được hầu hết các quốc gia chú trọng nhiều nhất.

Ở Australia quy định rất cụ thể về trách nhiệm của nhân viên công tác xã hội trong việc phát hiện trẻ em bị xâm hại, bạo lực hay sao nhãng và được phép áp dụng các biện pháp can thiệp. Ví dụ một trẻ em ở độ tuổi quá nhỏ (dưới 8 tuổi) bị bỏ một mình ở sân chơi cho trẻ em hay ở hành lang của khu dân cư không có người đi kèm, nhân viên công tác xã hội phải tìm cách đưa cháu bé về nhà hoặc cơ sở chăm sóc tạm thời và phải tìm hiểu vì sao trong trường hợp này, trẻ không có người quản lý. Nhân viên công tác xã hội cũng sẽ thu xếp các chuyến thăm cha mẹ, người chăm sóc trẻ để tìm hiểu vấn đề và tư vấn, nếu cách ứng xử hay hành vi của bố mẹ, người chăm sóc tỏ ra không quan tâm đến con cái có thể bị kết tội sao nhãng trẻ em, sẽ bị phạt tiền, thậm chí bị tước quyền chăm sóc trẻ một thời gian tuỳ theo mức độ sao nhãng. Luật này cũng quy định rất cụ thể trách nhiệm của giáo viên, khi phát hiện trên cơ thể trẻ có dấu hiệu bị bạo lực phải tìm hiểu nguyên nhân và thông báo cho nhân viên công tác xã hội và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Một phần của tài liệu Luận văn Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)