Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam (Trang 138 - 145)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG NGỪA LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế của công tác quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do hệ thống văn bản pháp luật về LĐTE còn thiếu đồng bộ.

Quy định của pháp luật liên quan đến lao động trẻ em, được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, dẫn đến còn có sự thiếu đồng nhất trong các quy định về độ tuổi trẻ em. Hơn nữa, còn thiếu sự nhất quán trong các văn bản chính sách, pháp luật, như Bộ Luật Lao động, Luật Trẻ em và các văn bản khác, vì thế còn nhiều bất cập cho việc tổ chức thực hiện. Thông qua khảo sát, có thể thấy hiện nay quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, và tỷ lệ đánh giá về “hệ thống pháp luật phòng ngừa LĐTE chưa đầy đủ, chặt chẽ” có tới 53,6% cán bộ, công chức quản lý ở địa phương và 60,9% cán bộ công chức quản lý ở trung ương có trả lời đánh giá như trên.

135

Biểu đồ 3.4a: Khó khăn trong phòng ngừa lao động trẻ em

(Nguồn: Khảo sát CC, VC quản lý ở địa phương - Phụ lục 2)

Biểu đồ 3.4b: Khó khăn trong phòng ngừa lao động trẻ em

(Nguồn: Khảo sát CC, VC quản lý ở trung ương - Phụ lục 2) Thứ hai, do chính sách phòng ngừa LĐTE triển khai chưa kịp thời và chưa phù hợp với đối tượng. Điều này xuất phát trước tiên từ nhận thức của lãnh đạo chính quyền các cấp, của các cơ quan đoàn thể, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, gia đình và bản thân trẻ em về luật pháp, chính sách bảo vệ trẻ em, phòng ngừa LĐTE chưa cao. Các cấp chính quyền nhiều địa phương chưa chủ động xây dựng, phối hợp với các cơ quan đoàn thể, huy động các tổ chức xã hội, các cá nhân tham gia thực hiện các chương trình,

136

mô hình tại địa phương bằng nguồn kinh phí của địa LĐTE và ngăn ngừa tình trạng lạm dụm dụng LĐTE trên địa bàn.

Kết quả khảo sát cũng đã cho thấy việc chính quyền địa phương, cộng đồng chưa quan tâm, chưa có những giải pháp quyết liệt để phòng ngừa LĐTE cũng là một yếu tố tác động đến hiệu quả QLNN về phòng ngừa LĐTE.

Biểu 3.5a. Nhận thức của chính quyền, cộng đồng về phòng ngừa LĐTE

(Nguồn: Khảo sát CC, VC quản lý ở địa phương - Phụ lục 2) Biểu 3.5a. Nhận thức của chính quyền, cộng đồng về phòng ngừa LĐTE

(Nguồn: Khảo sát CC, VC quản lý ở trung ương - Phụ lục 2)

137

Trong thực tế, đối tượng trẻ em bỏ học do phải lao động sớm có nhu cầu dạy nghề lớn, song việc thu hút các em vào các cơ sở dạy nghề còn hạn chế do: các em thường có trình độ học vấn thấp không đủ tiêu chuẩn đầu vào (tuyển sinh) theo quy định nên gần 100% số cơ sở dạy nghề dài hạn không tiếp nhận trẻ vào học nghề; chương trình, giáo trình hiện có chưa phù hợp với trẻ bỏ học. Mặt khác, đa phần các em đi lao động sớm đều có hoàn cảnh gia đình nghèo, phải đi lao động giúp đỡ gia đình nên nếu đưa các em vào cơ sở dạy nghề nhưng khoản kinh phí hỗ trợ cho các em không đủ để đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình các em thì cũng rất khó cho việc thu hút các em học nghề. Đã có nhiều em vào cơ sở học nghề nhưng không theo hết khoá học và phải bỏ dở giữa chừng để tiếp tục đi làm phụ giúp cha mẹ.

Qua khảo sát, “Hệ thống chính sách hỗ trợ lao động trẻ em” cho thấy có 181/409 câu trả lời của công chức, viên chức quản lý ở địa phương (chiếm 44,5%) và 89/192 câu trả lời của công chức, viên chức quản lý ở trung ương (chiếm 46,4%) cho kết quả “chính sách chưa toàn diện” [Phụ lục 2].

Thứ ba, do thay đổi, sắp xếp lại chức năng nhiệm vụ của bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác trẻ em. Như đã phân tích trong chương 2, thực hiện Quyết định số 1001/QĐ – TTg ngày 8/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải thể Ủy ban Dân số - Gia đình - Trẻ em, Bộ LĐ - TB - XH được giao nhiệm vụ QLNN về công tác trẻ em, Bộ Văn hóa - Thể thao – Du lịch được giao nhiệm vụ QLNN về công tác gia đình, Bộ Y tế được giao nhiệm vụ QLNN về dân số. Việc ba mảng dân số - gia đình - trẻ em vốn dĩ có mối liên quan mật thiết với nhau được chuyển về ba Bộ dẫn đến nhiều bất cập trong công tác quản lý nhà nước. Trong thực tế, để bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phòng ngừa LĐTE không phải chỉ là trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan nhà nước, mà cần có sự triển khai từ trong gia đình, trực tiếp là cha mẹ và bản thân trẻ em. Nhưng nếu như Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch không phối hợp triển khai trong các gia đình, nâng cao

138

nhận thức của các bậc làm cha mẹ thì các quy định, chính sách bảo vệ trẻ em không thể được thực hiện. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE chưa được như mong muốn. Bên cạnh đó, khi còn mô hình Ủy ban Dân số - Gia đình - Trẻ em, mỗi xã có 01 cán bộ chuyên trách vừa làm dân số, gia đình, trẻ em. Sau khi tách riêng theo từng lĩnh vực, các cán bộ chuyên trách này chuyển sang hình thức cộng tác viên, chỉ tập trung làm dân số, vấn đề gia đình, trẻ em bị bỏ ngỏ.

Thứ tư, hiện nay ngân sách nhà nước dành cho các địa phương, bộ ngành được bố trí thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia hoặc các đề án, chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về bảo vệ trẻ em chứ chưa có ngân sách dành riêng cho phòng ngừa LĐTE. Chính vì vậy có những hạn chế nhất định trong hoạt động tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức và cộng tác viên làm công tác trẻ em. Do nguồn lực các địa phương có hạn và cơ quan tổ chức tập huấn không hỗ trợ cho người học là công chức, viên chức các cấp đi tập huấn theo cơ chế tài chính hiện hành, người học phải sử dụng ngân sách của cơ quan cử đi học. Vì vậy, hầu hết các công chức, viên chức muốn tham gia tập huấn nâng cao năng lực đều gặp khó khăn về tài chính nên việc tham gia bị hạn chế, dẫn đến năng lực thực thi các hoạt động phòng ngừa LĐTE của cán bộ chuyên trách ở các địa phương cũng bị hạn chế.

Thứ năm, do thiếu lực lượng thanh tra chuyên ngành đặc biệt là thanh tra về LĐTE, do không có phương tiện, công cụ hỗ trợ để thực hiện thanh tra nên công tác thanh tra, kiểm tra không được thường xuyên. Đặc biệt là thanh tra những điểm nóng như ở bãi vàng, lò khai thác khoáng sản đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của công an vì thế công tác thanh tra, kiểm tra càng không thể thực hiện chủ động.

Thứ sáu, do còn thiếu các biện pháp đảm bảo lồng ghép các chỉ tiêu về trẻ em trong các văn bản kế hoạch chiến lược cấp quốc gia và địa phương như một yêu cầu cần thiết và bắt buộc. Việc yêu cầu phải thiết lập cơ chế

139

phối hợp liên ngành bảo vệ quyền trẻ em ở tất cả các địa phương chưa có sự chỉ đạo quyết liệt; hoạt động giám sát thực thi các chính sách pháp luật có liên quan đến trẻ em thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai nhiệm vụ; thiếu cơ chế đối thoại thường xuyên giữa các bộ ngành, các cơ quan trung ương và các tổ chức xã hội về việc thực hiện quyền trẻ em [105].

Thứ bảy, do điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc thu thập thông tin trẻ em ở nhiều địa phương chưa đảm bảo, nhiều cấp xã chưa trang bị được hệ thống máy tính có kết nối internet để đảm bảo việc cập nhật dữ liệu trẻ em được thông suốt.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE tại chương 2, chương 3 của luận án đã phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE thông qua việc giải quyết những nội dung sau:

- Luận án đã phân tích quy mô, cơ cấu và thực trạng LĐTE ở một số khu vực kinh tế, đánh giá nguyên nhân của tình trạng LĐTE;

- Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE trên cơ sở đánh giá việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE. Qua phân tích thực trạng cho thấy, việc bảo vệ trẻ em nói chung và phòng ngừa LĐTE nói riêng ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp do điều kiện kinh tế - xã hội, do những tác động trái chiều của nền kinh tế thị trường, của quá trình hội nhập kinh tế - quốc tế. Thiên tai và sự biến đổi khí hậu cũng để lại những hậu quả không nhỏ cho nền kinh tế, cộng với tập quán, tâm lý và hoàn cảnh kinh tế ở các vùng miền cũng tạo nên những khó khăn trở ngại nhất định.

- Luận án đã đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế trong quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE cũng như chỉ ra 07 nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE. Đó là nguyên nhân xuất phát từ hệ thống văn bản pháp luật về phòng ngừa LĐTE chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn; các chính sách phòng ngừa LĐTE chưa được quan tâm triển khai một cách đồng bộ, đội ngũ công chức, viên chức làm

140

công tác trẻ em ở các cấp chưa có cơ chế phối hợp liên ngành chặt chẽ để đáp ứng được yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng cho công việc; công tác thanh tra chưa được thực hiện thường xuyên; ngân sách dành riêng cho hoạt động phòng ngừa LĐTE còn hạn hẹp; tổ chức phối hợp liên ngành bảo vệ trẻ em chưa có sự phối hợp chặt chẽ, cơ sở vật chất phục vụ cho việc thu thập cơ sở dữ liệu về trẻ em còn thiếu. Những kết quả nghiên cứu nói trên là những luận chứng cụ thể cho việc đề xuất những phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE trong giai đoạn tới, được nghiên cứu và trình bày trong chương 4 của luận án.

141 CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Luận văn Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam (Trang 138 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)