Cơ cấu lao động trẻ em

Một phần của tài liệu Luận văn Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam (Trang 95 - 99)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG NGỪA LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM

3.1. Thực trạng lao động trẻ em ở Việt Nam

3.1.2 Cơ cấu lao động trẻ em

Theo độ tuổi và thời giờ làm việc

Năm 2012, trong tổng số 1,75 triệu lao động trẻ em có gần 569 ngàn em, chiếm 32,4%, có thời gian làm việc trên 42 giờ [16]. Đây là nhóm lao động trẻ em cần được quan tâm do thời gian làm việc kéo dài có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ em sau này. Số trẻ em này đa số có độ tuổi từ 15 - 17 tuổi.

Tuy nhiên cũng có gần 5 ngàn lao động trẻ em làm việc trên 42h, chiếm 0,9%

tổng số có độ tuổi từ 5 - 11 tuổi, đây là nhóm cần được đặc biệt quan tâm do tuổi đời còn nhỏ và tham gia làm việc quá nhiều có ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển bình thường của trẻ em, đặc biệt là ảnh hưởng đến học tập của trẻ em [16]. Tỷ lệ này so với năm 2018 [21] cũng không có sự biến động nhiều.

Bảng 3.2. Tỷ lệ thời giờ làm việc trên 42h/tuần theo nhóm tuổi Năm/ Nhóm tuổi % Chung Tỷ lệ 5-11 12-14 15-17

2012 1.754.782 32,8 1,8 10,9 50,6

2018 1.031,944 34,15 2,63 12,26 58,70

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Để xác định LĐTE, Tổng cục thống kê [104] sử dụng 3 ngưỡng về số giờ tham gia hoạt động kinh tế (tương ứng với 3 nhóm tuổi từ 5-11tuổi, từ 12- 14 tuổi và từ 15-17 tuổi) để xác định có phải là lao động trẻ em hay không, kết quả, tỷ lệ lao động trẻ em với 3 nhóm tuổi như trên làm việc trên 42h/tuần lần lượt là 14,9% , 10,2% và 6,8%, tương đương với 31,9% LĐTE. Mặc dù sử dụng phương pháp điều tra khác nhau nhưng kết quả của Khảo sát quốc gia về Lao động trẻ em do Bộ Lao động thực hiện và Điều tra các mục tiêu trẻ em của Tổng cục Thống kê đưa ra con số khá tương đồng. Như vậy, hiện nay tỷ lệ LĐTE phải làm việc trên 42h/tuần chiếm khoảng 1/3 tổng số LĐTE. Đây chính là nhóm đối tượng dễ dẫn đến nguy cơ bị bóc lột sức lao động.

92 Theo độ tuổi và loại công việc

Trẻ em đang tham gia làm 89 công việc, trong đó có 25 công việc thu hút 87,4% tổng số LĐTE [21]. Nếu như năm 2012 các công việc thuộc lĩnh vực nông nghiệp có nhiều LĐTE tham gia nhất, khoảng 67% [16] chủ yếu trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và địa điểm làm việc của trẻ em chủ yếu là tại nhà, trên cánh đồng, trang trại thì gần đây lao động trẻ em có xu hướng rút dần ra khỏi khu vực nông nghiệp, tập trung nhiều hơn vào khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ. Khu vực nông nghiệp giảm từ 67% xuống còn 53,6 %, gia tăng ở khu vực công nghiệp, xây dựng từ 16% lên 23,7% và gần 21% còn lại làm việc trong khu vực dịch vụ [21]. Đương nhiên, địa điểm làm việc cũng được dịch chuyển từ cánh đồng, trang trại sang các khu vực công trường, bãi khai thác cát, đá, các dịch vụ ăn uống, du lịch. Một bộ phận lớn lao động trẻ em tham gia vào làm công việc nói trên chịu ảnh hưởng tiêu cực của công việc đến sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ em.

Dù LĐTE trong khu vực nông nghiệp ở Việt Nam giảm nhưng vẫn chiếm trên 50% là do: (i) thứ nhất là, tuy tỷ trọng khu vực công nghiệp ngày càng lớn, kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp; nông nghiệp hiện vẫn là khu vực cung cấp việc làm cho hơn 70% dân cư, (ii) thứ hai là việc tổ chức hoạt động nông nghiệp ở Việt Nam chủ yếu theo mô hình gia đình khiến tình trạng sử dụng lao động trẻ em càng thêm phổ biến. Thực tế cho thấy hầu hết hoạt động kinh tế của trẻ em trong khu vực nông nghiệp ở Việt Nam đều diễn ra trong phạm vi gia đình – môi trường mà pháp luật lao động chưa có những quy định cụ thể và thích hợp để điều chỉnh. Theo Tổ chức Nông lương thế giới, lao động trẻ em trong nông nghiệp là một trong những hệ quả chính của đói nghèo. Trẻ em cung cấp nhân công rẻ mạt trong khi cha mẹ các em không kiếm đủ tiền để nuôi sống gia đình hay cho chúng học hành, và chúng có xu hướng bị khai thác hơn người trưởng thành. Một số người sử dụng lao động trong thực tế thích tuyển dụng trẻ em vì chúng dễ bảo và không biết hay không đòi hỏi quyền lợi.

93

Biểu đồ 3.1: Xu hướng dịch chuyển công việc của lao động trẻ em

(Nguồn: Điều tra quốc gia về lao động trẻ em – Các kết quả chính 2012, 2018)

Theo độ tuổi và điều kiện làm việc

Trên thực tế, lao động trẻ em tham gia hoạt động kinh tế chủ yếu ở khu vực phi chính thức với các công việc làm thuê và phổ biến hơn là các công việc tự làm, các công việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình. Đa số các công việc mà lao động trẻ em có thể tham gia có môi trường và điều kiện làm việc chưa đảm bảo an toàn lao động. Theo [21], có 27,6% lao động trẻ em làm việc trong điều kiện tiếp xúc với bụi, rác, khói; 11,5% làm việc tại môi trường có tiếng ồn lớn, chuyển động mạnh; gần 11% làm việc tại những nơi quá nóng hoặc quá lạnh; trên 8% làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với hóa chất. Đặc biệt, có hơn 3,2% lao động trẻ em làm việc ở các công trường xây dựng, hơn 3% khác làm việc ở môi trường dưới nước, là những nơi được đánh giá là rất không an toàn đối với trẻ em. Việc phải lao động trong điều kiện trên nếu kéo dài sẽ gây ra những tác động xấu về thể chất, tinh thần của trẻ.

Báo cáo điều tra của Bộ LĐ - TB - XH về môi trường làm việc của LĐTE thể hiện ở bảng sau:

2012 2018

Nông nghiệp 67 53.6

CN - XD 16 23.7

Dịch vụ 16 21

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Công việc của LĐTE qua các năm

Nông nghiệp CN - XD Dịch vụ

94

Bảng 3.3: Lao động trẻ em trong các môi trường lao động Tổng số Tỷ lệ,

%

Giới tính, % Nhóm tuổi, % Nam Nữ 5-11 12-14 15-17 Toàn quốc 1,031,944 100,00 58,99 41,01 19,90 28,85 51,25 Bụi, rác, khói 286,253 27,68 72,70 27,30 8,89 25,17 65,94 Khí ga, chất dễ cháy, chất nổ 26,069 2,52 67,92 32,08 2,31 27,03 70,66 Tiếng ồn lớn, sự chuyển động 119,363 11,54 79,05 20,95 0,18 15,96 83,86 Quá nóng hoặc quá lạnh 111,927 10,82 73,74 26,26 9,01 30,83 60,16 Làm việc dưới lòng

đất/hang động/đường hầm 3,097 0,30 19,34 80,66 0,00 19,34 80,66 Làm việc trên cao (trên 3 mét) 25,554 2,47 95,83 4,17 0,00 4,10 95,90 Làm việc dưới nước (ao, hồ,

..) lặn biển, đánh bắt xa bờ 33,373 3,23 85,30 14,70 4,58 20,85 74,57 Nơi làm việc quá tối, quá chật 10,642 1,03 53,80 46,20 6,44 18,06 75,50 Hóa chất (thuốc trừ sâu, keo

dán,...) 82,860 8,01 59,44 40,56 10,97 18,59 70,44 Chất gây nghiện (ma túy,...) 749 0,07 80,00 20,00 0,00 80,00 20,00 Làm việc tại công trường xây

dựng 33,702 3,26 99,20 0,80 2,03 10,34 87,62

Làm việc tại xưởng lò rèn,

cơ khí hoặc đúc kim loại 6,765 0,65 96,74 3,26 0,00 8,86 91,14 Làm việc tại xưởng sản xuất

hoặc kinh doanh rượu/thuốc lá

4,024 0,39 100,00 0,00 0,00 14,89 85,11

Khác 10,266 0,99 71,05 28,95 12,37 13,50 74,12 (Nguồn: Điều tra quốc gia về lao động trẻ em 2018 – Các kết quả chính)

Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy trẻ em phải làm việc ở nơi có khói, bụi, rác chiếm tỷ lệ cao nhất, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi từ 15-17

95

tuổi. Nếu phải làm việc kéo dài trong điều kiện trên, sẽ gây tác hại đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của trẻ. Nhóm trẻ em này cũng rất dễ dẫn đến nguy cơ vào nhóm LĐTE nặng nhọc nguy hiểm.

Một phần của tài liệu Luận văn Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)