Vai trò của quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em

Một phần của tài liệu Luận văn Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam (Trang 72 - 77)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG NGỪA LAO ĐỘNG TRẺ EM

2.3. Vai trò và các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em

2.3.1. Vai trò của quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em

Trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước thể chế hóa thành hệ thống các văn bản quy phạm để thực hiện quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE, hướng tới việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về xóa bỏ LĐTE.

Nhà nước có vai trò định hướng các nội dung phòng ngừa LĐTE, hướng tới việc bảo vệ trẻ em với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững, tạo điều kiện cho trẻ em có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận với một nền giáo dục, y tế thân thiện và chất lượng, giảm thiểu các nguy cơ bị xâm hại, bóc lột, để thông điệp “Đừng để trẻ em phải làm

69

việc trên đồng ruộng, hãy để trẻ em luôn nuôi dưỡng ước mơ” trở thành hiện thực. Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Việt Nam đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam và 115 mục tiêu cụ thể, trong đó trẻ em là nhóm đối tượng quan trọng, có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến 12/17 mục tiêu phát triển bền vững và 40/115 mục tiêu cụ thể [5]. Để thực hiện thành công những mục tiêu này, Nhà nước ban hành các chiến lược bảo vệ trẻ em nói chung và phòng ngừa LĐTE nói riêng với việc xây dựng lộ trình và cam kết thực hiện, phân công trách nhiệm cho các bộ, ngành ở trung ương và chính quyền địa phương các cấp. Các cơ quan, tổ chức được phân công, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình, căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, bối cảnh quốc gia và khu vực lựa chọn cho mình các kế hoạch hành động cụ thể, các mục tiêu và giải pháp chiến lược để dẫn dắt hoạt động của các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng hướng đến mục tiêu bảo vệ trẻ em, phòng ngừa LĐTE.

Dựa trên các nguồn lực sẵn có và huy động trong cộng đồng, các cơ quan, tổ chức và cá nhân cùng phối hợp để thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra. Tất nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, Nhà nước có thể điều chỉnh hoặc bổ sung các mục tiêu, chỉ tiêu cũng như thời gian thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thứ hai, đảm bảo khuôn khổ pháp lý phòng ngừa lao động trẻ em

Nhà nước quản lý xã hội trên cơ sở pháp luật. Chính vì vậy, xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, điều chỉnh mọi mặt của đời sống xã hội là một trong những yêu cầu đối với Nhà nước. Để phòng ngừa LĐTE, Nhà nước thể chế hóa các quan điểm đường lối của Đảng về bảo vệ và phòng ngừa LĐTE thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trở thành một công cụ quản lý trong phòng ngừa LĐTE nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Bằng việc ban hành các quy định danh mục các công việc cấm sử dụng LĐTE theo từng độ tuổi, các cấp độ để bảo vệ trẻ em trong cộng đồng, các chương trình hành động vì trẻ em, Nhà nước đang dần thiết lập một khuôn khổ pháp lý phòng ngừa LĐTE để các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương áp dụng vào thực tiễn. Khuôn khổ pháp lý

70

này cũng đồng thời xác định trách nhiệm của các cơ quan QLNN, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các gia đình và bản thân trẻ em trong việc giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ LĐTE. Đó cũng đồng thời là cơ sở để xử lý các vi phạm trong quản lý phòng ngừa LĐTE. Hiện nay, ở Việt Nam mức độ xử lý các đối tượng lạm dụng LĐTE vẫn còn nhẹ, chủ yếu mới dừng lại ở việc nhắc nhở, xử phạt hành chính. Đã đến lúc cần phải có những quy định nghiêm khắc hơn với các cơ sở có hành vi bóc lột LĐTE và sử dụng LĐTE không đúng pháp luật. Một khung pháp lý toàn diện từ các quy định về quyền và trách nhiệm của các chủ thể đến chế tài đủ sức răn đe là một đảm bảo cho việc phòng ngừa LĐTE.

Thứ ba, hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động phòng ngừa lao động trẻ em Vấn đề LĐTE là một vấn đề mang tính toàn cầu và không thể giải quyết trong một sớm một chiều, cũng như không một quốc gia nào tự mình đối mặt và giải quyết. Chính vì vậy, phòng ngừa và xóa bỏ LĐTE đòi hỏi phải có một chiến lược tổng thể, cần sự góp sức của cả cộng đồng trong nước và quốc tế.

Trong quá trình hội nhập và phát triển, cùng với các cơ hội, Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều những thách thức. Đứng trước những vấn đề xã hội nói chung và vấn đề LĐTE nói riêng, Việt Nam luôn phát huy được thế mạnh trong việc vận động cộng đồng quốc tế hỗ trợ nguồn lực. Việc các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế cũng như các kế hoạch hành động quốc gia về phòng ngừa LĐTE là một việc làm hết sức ý nghĩa. Với nguồn tài chính, phương tiện kỹ thuật này, Việt Nam đã từng bước triển khai được các mô hình phòng ngừa LĐTE tại một số địa phương, mô hình tư vấn cho trẻ em về pháp luật, nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác trẻ em, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về LĐTE.

Cùng với các vấn đề trên, Nhà nước tăng phân bổ ngân sách cho các hoạt phòng ngừa LĐTE, đặc biệt là LĐTE làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm. Nhà nước ban hành các chính sách cụ thể hỗ trợ đối tượng là LĐTE trong giáo dục, định hướng nghề nghiệp và đào tạo nghề; hỗ trợ về y tế,

71

chăm sóc sức khoẻ; chính sách hỗ trợ việc làm cho lao động bị mất đất ở các vùng ven nhằm hạn chế lao động di cư ra các thành phố lớn tìm kiếm việc làm, qua đó giảm thiểu LĐTE di cư.

72

Thứ tư, góp phần bảo vệ và phát huy vai trò của trẻ em trong tiến trình phát triển

Trẻ em chiếm ẳ dõn số của cả nước, theo đú, trẻ em cần và phải được coi như những công dân đặc biệt của xã hội. Chăm sóc, bảo vệ trẻ em được xác định là nhiệm vụ chiến lược để phát triển đất nước bền vững, lâu dài.

Để phát huy vai trò của trẻ em, ưu tiên hàng đầu là xây dựng và phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo đảm quyền trẻ em được sống hạnh phúc, vừa là mục tiêu, vừa là động lực và tương lai phát triển bền vững đất nước. Đây là một quá trình và sự nghiệp quốc gia, đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp đồng bộ, hiệu quả trách nhiệm và hoạt động của toàn hệ thống chính trị với sự nỗ lực của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, cũng như các nguồn lực trong nước và quốc tế.

Tiếp theo là xây dựng các chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em chuyển từ tập trung giải quyết hậu quả, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, sang việc chủ động phòng ngừa, can thiệp sớm, loại bỏ những nguy cơ tổn hại tới trẻ em. Bên cạnh đó, việc đảm bảo cho trẻ em quyền được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện, giảm thiểu bất bình đẳng về mức sống, về cơ hội phát triển sẽ giúp trẻ em tự tin thể hiện bản thân và phát triển toàn diện.

Cuối cùng là thực thi các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em thông qua sự phân công trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, đội ngũ cán bộ công chức, nhận thức và sự quan tâm về quyền trẻ em, vai trò, vị trí trẻ em trong gia đình, nhà trường, xã hội và trong sự phát triển của đất nước, cũng như năng lực phối hợp bảo đảm quyền trẻ em trên toàn quốc.

Những minh chứng toàn cầu cho thấy việc đầu tư vào trẻ em là loại hình đầu tư hiệu quả nhất mà Chính phủ có thể thực hiện để đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Việc ưu tiên đầu tư vào trẻ em thông qua các chiến lược và kế hoạch phát triển quốc gia ngày hôm nay sẽ giúp phát triển một nguồn lực lao động phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và đạo đức, khỏe mạnh và có tri thức trong tương lai.

73

Một phần của tài liệu Luận văn Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)