Xây dựng và hoàn thiện thể chế về phòng ngừa lao động trẻ em

Một phần của tài liệu Luận văn Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam (Trang 112 - 115)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG NGỪA LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM

3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam

3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế về phòng ngừa lao động trẻ em

Lao động trẻ em nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và xã hội. Việc quan tâm và chú trọng tới vấn đề lao động trẻ em được phản ánh thông qua việc xây dựng và ban hành rất nhiều quy định liên quan đến lao động trẻ em. Tất cả các quy định pháp luật giải quyết vấn đề lao động trẻ em và bảo vệ trẻ em được quy định Hiến pháp, Luật Trẻ em, Bộ Luật Lao Động và các văn bản pháp luật khác.

Là văn bản pháp lý cao nhất, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã luôn dành sự quan tâm cho trẻ em. Trải qua bốn lần sửa đổi, quyền

109

của trẻ em luôn được ghi nhận và khẳng định “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em” [72].

Bộ luật Lao động 2019 có một mục riêng quy định về Lao động chưa thành niên trong đó quy định độ tuổi được xem là lao động chưa thành niên, các nguyên tắc và nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi tuyển dụng, sử dụng người lao động chưa thành niên, các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên. Một số quy định này được cụ thể hoá trong Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH ban hành Danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên và Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ban hành Danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc.

Luật Trẻ em 2016 xác định rõ: “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em” [77].

Những hành vi gắn liền với vấn đề lao động trẻ em bị nghiêm cấm bao gồm:

bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em; tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn; sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật...; cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình; không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. Bên cạnh đó, còn bổ sung nhóm trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh LĐTE như trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; trẻ em bị bóc lột; trẻ em bị mua bán; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo;

110

trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc vào 14 nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Vì vậy các cấp độ bảo vệ trẻ em từ phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp và trách nhiệm thực hiện;

cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; chăm sóc thay thế; các biện pháp bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng được quy định chi tiết. Những quy định này cũng có ý nghĩa quan trọng với việc phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ trẻ em lao động.

Bộ luật Hình sự 2015 quy định: người nào sử dụng người dưới 16 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thì bị phạt tiền từ 30 triệu đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm [73]. Các tội danh khác liên quan đến lao động trẻ em cũng được quy định với chế tài nghiêm khắc.

Bên cạnh đó, việc bảo vệ trẻ em khỏi bị rơi vào trường hợp lao động trẻ em còn được đề cập cả trực tiếp và gián tiếp trong một số luật và pháp lệnh khác của Việt Nam như Luật Giáo dục 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 với các quy định chi tiết về quyền học tập của trẻ em, gồm quyền được học tiểu học miễn phí. Luật An toàn, Vệ sinh Lao động 2015 với những quy định bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động cho những lao động chưa thành niên.

Để cụ thể hoá và hướng dẫn thực hiện những quy định về lao động chưa thành niên và lao động trẻ em trong một số luật nêu trên, Chính phủ đã ban hành một số nghị định trong đó quan trọng nhất là Nghị định số 56/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định chi tiết một số điều về Luật trẻ em. Nghị định bao gồm các quy định về các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và chính sách hỗ trợ; hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

việc chăm sóc thay thế cho trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở

111

giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc bảo đảm để trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em; Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó bao gồm những vi phạm về lao động trẻ em và lao động chưa thành niên; Nghị định số 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trong đó có những vi phạm về lạm dụng, bóc lột sức lao động của trẻ em.

Một phần của tài liệu Luận văn Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)