Giá trị tham khảo cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam (Trang 90 - 94)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG NGỪA LAO ĐỘNG TRẺ EM

2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em của một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam

2.4.2. Giá trị tham khảo cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy để giảm thiểu và xóa bỏ LĐTE, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam cần quan tâm đến những nội dung:

Thứ nhất, tăng cường hiểu biết của cộng đồng, xã hội và doanh nghiệp về việc sử dụng lao động trẻ em

Đối với các doanh nghiệp: trang bị những kiến thức liên quan đến tuyển dụng và sử dụng lao động trẻ em tại các doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp cùng góp phần xây dựng, thống nhất và cụ thể hóa các nội dung có liên quan đến lao động trẻ em, nhằm cải thiện điều kiện làm việc, cam kết thực hiện các nội dung đã được thông qua nhằm phòng ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em. Đối với trẻ em và cộng đồng: trang bị những kiến thức về quyền trẻ em, những hậu quả về sức khỏe, tinh thần ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Đây được coi là một giải pháp quan trọng trong việc xóa bỏ LĐTE, góp phần

87

tạo sự chủ động trong việc nói không với LĐTE trái phép từ cả hai phía: phía lao động là trẻ em, phía người sử dụng lao động và cả trong việc cải thiện những nhận thức chính từ phía các gia đình của trẻ, đặc biệt là đối với các làng nghề truyền thống, các hộ gia đình ở khu vực nông thôn - những nơi thường có tư duy bắt trẻ lao động sớm như là một hình thức kế thừa sản nghiệp.

Thứ hai, bổ sung, cụ thể hóa các quy định pháp luật lao động trẻ em nói chung và phòng ngừa lao động trẻ em nói riêng

Quy định pháp luật về xóa bỏ LĐTE còn quá chung chung, nằm rải rác ở một số luật như Bộ luật Lao động, Luật Trẻ em, Bộ luật Hình sự và một số văn bản dưới luật do đó tính thực thi chưa được đảm bảo. Do vậy, trước tiên Việt Nam cần hoàn thiện, bổ sung các quy định pháp luật về xóa bỏ LĐTE, tiến tới tập hợp trong một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhằm nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng và thực thi pháp luật về vấn đề này.

Trong quá trình hoàn thiện pháp luật về xóa bỏ LĐTE cần coi trọng yêu cầu bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn trong các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn (Công ước 138 và công ước 182), hướng tới việc tiếp cận các tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam cũng như tham khảo những quy định tiến bộ về xóa bỏ LĐTE ở các quốc gia khác trên thế giới.

Cần rà soát, bổ sung các danh mục ngành nghề, công việc cấm sử dụng LĐTE, đặc biệt một số công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc những công việc khác thuộc khu vực phi chính thức.

Thứ ba, thúc đẩy giáo dục cho trẻ em

Xóa bỏ LĐTE và giáo dục cho trẻ em là hai vấn đề có liên hệ mật thiết với nhau. Có 3 cách tiếp cận: phổ cập giáo dục tiểu học, tạo điều kiện vừa đi làm việc vừa đi học, và giảm học phí. Thêm vào đó, cần quan tâm đặc biệt đến giáo dục cho trẻ em gái, trẻ em bỏ học và trẻ em lao động để giúp các em có thể trở lại trường hoặc theo học các chương trình giáo dục thay thế. Trường hợp hệ thống trường học chính quy không đáp ứng được nhu cầu học tập, cần tổ chức những chương trình giáo dục không chính quy và dạy nghề cho trẻ em.

88

Thứ tư, phát triển và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức, nhân viên xã hội làm công tác bảo vệ trẻ em

Tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ đội ngũ cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thanh tra lao động, cán bộ công đoàn, cán bộ quản lý giáo dục là giáo viên, các cơ quan thi hành pháp luật, đoàn thể xã hội- đặc biệt đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên bảo vệ chăm sóc trẻ em cấp xã, phường, thôn, bản. Truyền thông, nâng cao nhận thức về LĐTE cho các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, người sử dụng lao động, trường học, các cơ quan thông tin đại chúng, gia đình và trẻ em.

Phát triển và nhân rộng nghề công tác xã hội cũng như nâng cao kỹ năng làm việc của nhân viên công tác xã hội với trẻ em nói chung và LĐTE nói riêng.

Ở góc độ chuyên môn, nhân viên công tác xã hội có chức năng giám sát, phản ánh, can thiệp và đề xuất trợ giúp kịp thời, do đó nhân viên công tác xã hội sẽ hỗ trợ rất hiệu quả hoạt động chăm sóc bảo vệ trẻ em nói chung và xóa bỏ LĐTE nói riêng.

Thứ năm, phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, tập trung vào nhóm dễ bị tổn thương

Phát triển hệ thống an sinh xã hội có trọng tâm, chú trọng đến nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, bao gồm: người nghèo, người dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc miền núi, lao động nông thôn, khu vực phi chính thức, người di cư, người thất nghiệp, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, người ốm đau, người bị ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro bất khả kháng khác chính là một trong những giải pháp phòng ngừa lao động trẻ em, bảo vệ trẻ em từ xa.

Cùng với đó phát huy vai trò và trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình, người lao động, doanh nghiệp và cộng đồng trong nỗ lực phòng ngừa và giảm thiểu LĐTE. Kết hợp đồng bộ những nội dung trên sẽ đem lại hiệu quả trong việc giải quyết LĐTE.

Phòng ngừa, tiến tới xóa bỏ LĐTE là công việc khó khăn lâu dài, phải được tiến hành đồng bộ trên nhiều mặt với sự tham gia phối hợp tích cực đồng bộ của nhiều Bộ, ngành cùng các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội, đượthực

89

hiện qua các chương trình, chiến lược lâu dài với những mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, luận án đã tập trung giải quyết các nội dung cơ bản sau:

Một là, luận án đã làm rõ các khái niệm và lý thuyết có liên quan đến đề tài luận án như: trẻ em, lao động trẻ em, phòng ngừa và quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em, lý thuyết về quyền con người, quyền trẻ em và sàn an sinh xã hội.

Hai là, luận án hệ thống hóa cơ sở khoa học các nội dung quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE thông qua việc nêu và phân tích 07 nội dung: xây dựng và hoàn thiện thể chế về phòng ngừa LĐTE; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phòng ngừa LĐTE; kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE; hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất để phòng ngừa LĐTE; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về phòng ngừa LĐTE; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về phòng ngừa LĐTE, hợp tác quốc tế về phòng ngừa LĐTE.

Ba là, luận án nghiên cứu hệ thống và làm rõ vai trò và các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE;

Bốn là, thông qua các kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE, luận án rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam trong giải quyết vấn đề này.

Lao động trẻ em nói chung và quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE nói riêng là một vấn đề xã hội phức tạp, đặc biệt với Việt Nam là một nước có xuất phát điểm về kinh tế thấp và đang trong quá trình phát triển nên nảy sinh không ít những vấn đề đặt ra cho phòng ngừa LĐTE và quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE. Để thành công trong phòng ngừa, tiến tới xóa bỏ LĐTE đòi hỏi phải giải quyết vấn đề LĐTE trên cơ sở của khoa học quản lý đồng thời với sự vào cuộc của các tổ chức, cá nhân và sự cam kết mạnh mẽ của Nhà nước.

90 CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)