CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO
1.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.3. Phân loại hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
vay + Cho vay từng lần
Hình thức cho vay này phù hợp với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không đủ điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi, nhằm hỗ trợ cho sự thiếu hụt tài chính tạm thời, cho vay bắc cầu, cho vay nhằm hỗ trợ triển khai các dự án, các đề tài nghiên cứu khoa học… Mỗi lần vay vốn,
khách hàng và ngân hàng cho vay làm thủ tục vay vốn và ký hợp đồng tín dụng.
+ Cho vay theo hạn mức
Với hình thức cho vay này, ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng và dư nợ cho vay không được vượt quá hạn mức cho vay đã thỏa thuận này.Hạn mức tín dụng được cấp dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu vay vốn của khách hàng.
+ Cho vay theo dự án đầu tư
Hình thức cho vay này áp dụng đối với khách hàng vay vốn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Khoản cho vay này thường nhằm bù đắp nguồn vốn huy động tạm thời mà khách hàng đã sử dụng để thanh toán các chi phí của dự án trên cơ sở các chứng từ hợp pháp, hợp lệ. Thời hạn cho vay thường là trung và dài hạn và không quá thời gian hoạt động của dự án.
+ Cho vay trả góp
Đây là hình thức cho vay thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định và tài sản lâu bền, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng như đã thoả thuận.
+ Cho vay theo hạn mức dự phòng
Theo phương thức cho vay này, ngân hàng cho vay sẽ cam kết đảm bảo sẵn sàng cho vay trong phạm vi hạn mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Phương thức cho vay này áp dụng đối với các tổ chức kinh tế và thực hiện như phương thức cho vay theo hạn mức.
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi
Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó NHTM cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định.Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi.
- Căn cứ vào cách thức cho vay + Cho vay trực tiếp
Cho vay trực tiếp là loại hình cho vay mà người vay trực tiếp nhận tiền vay và trả nợ cho ngân hàng
+ Cho vay gián tiếp
Cho vay gián tiếp: là loại hình cho vay được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian như cho vay theo tổ hội, nhóm sản xuất, cho vay thông qua tổ chức tín dụng khác dưới hình thức đồng tài trợ trực tiếp.
(1): Ngân hàng phân tích tín dụng trước khi cho vay (2): Ngân hàng phát tiền vay trực tiếp cho khách hàng (3): Các tổ chức trung gian thu hồi nợ hộ ngân hàng.
-Căn cứ vào thời hạn vay + Cho vay ngắn hạn
Là những khoản cho vay có thời hạn tối đa 12 tháng.Đây thường là
khoản tài trợ nhằm bù đắp sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động và các mục đích chi tiêu trong ngắn hạn khác của cá nhân và doanh nghiệp.
+ Cho vay trung hạn
Là những khoản cho vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng.Đây thường là các khoản vay vốn để tài trợ cho đầu tư vào tài sản cố định, chủ yếu là trang bị máy móc, thiết bị, đầu tư cải tiến công nghệ và sản phẩm cho doanh nghiệp.
+ Cho vay dài hạn
Là những khoản cho vay có thời hạn từ 60 tháng trở lên. Đây thường là các khoản vay vốn để tài trợ cho việc đầu tư vào các tài sản cố định có giá trị lớn, thời gian thu hồi vốn lâu như xây dựng nhà xưởng mới, mua sắm phương tiện vận tải…
-Căn cứ vào tài sản bảo đảm (TSĐB)
TSĐB cho phép nhận hàng có được nguồn thu nợ thứ cấp bằng cách bán
các tài sản đó khi nguồn thu nợ thứ nhất không có hoặc không đủ. Căn cứ vào TSĐB có thể phân thành cho vay có TSĐB và cho vay không có TSĐB.
+ Cho vay có tài sản đảm bảo
Đây là hình thức cho vay mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng được cam kết đảm bảo bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay như nhà, xe, nhà máy, phân xưởng, máy móc, dây chuyền sản xuất…. hoặc
được bảo lãnh bằng các tài sản của bên thứ ba. Cho vay có TSĐB yêu cầu ngân hàng và khách hàng phải kí hợp đồng đảm bảo.Ngân hàng phải kiểm tra đánh giá được tình trạng của TSĐB như quyền sở hữu, giá thị trường, khả năng bán, khả năng tài chính của người thứ ba.TSĐB cũng chính là cơ sở để xác lập trách nhiệm của người vay đối với khoản tiền vay. Nó sẽ được thanh lý trong trường hợp khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng theo dự định.
+ Cho vay không có tài sản đảm bảo
Đây là hình thức mà ngân hàng tiến hành cho doanh nghiệp vay vốn nhưng không cần tài sản cầm cố, thế chấp mà chủ yếu cho vay dựa vào uy tín của khách hàng đối với ngân hàng hoặc có thể cho vay dựa vào uy tín của bên thứ ba.Hay nói cách khác, đây chính là hình thức cho vay tín chấp.
- Cho vay theo sản phẩm:
Mỗi khoản vay vốn đều có những mục đích nhất định, ảnh hưởng lớn tới quyết định của ngân hàng. Thông thường có các sản phẩm cho vay phù hợp với mục đích của KH DN NVV như sau:
Cho vay tiêu dùng: là loại hình cho vay nhằm đáp ứng những nhu cầu mua ô tô, dụng cụ sinh hoạt hay các chi phí thông thường khác của đời sống.
Cho vay sản xuất kinh doanh: là loại hình cho vay nhằm đáp ứng những nhu cầu như bổ sung vốn lưu động, mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ, trả lương cán bộ công nhân viên, chi phí sản xuất kinh doanh…của các DN.