CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -
3.2. Giải pháp phát triển cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kinh Bắc
3.2.2. Cải thiện các điều kiện về cho vay liên quan đến nhận tài sản bảo đảm
bảo đảm
Trong thời gian tới, căn cứ vào quy định về cho vay của BIDV Việt Nam, BIDV Kinh Bắc nên xem xét giải quyết cho các DNNVV vay vốn với tỷ lệ tài sản đảm bảo linh hoạt được áp dụng dựa trên điểm xếp hạng tín dụng của từng khách hàng. Để đảm bảo rủi ro cho ngân hàng, việc cấp tín dụng không có đảm bảo toàn bộ bằng tài sản như trên chỉ áp dụng để đáp ứng các nhu cầu vốn thiếu hụt tạm thời trong ngắn hạn cho doanh nghiệp (như trả lương công nhân viên, trả tiền bảo hiểm, trả tiền nhiên liệu…) để hỗ trợ các DNNVV trang trải các khoản chi phí sản xuất kinh doanh. Khi giải quyết cho vay không có bảo đảm bằng tài sản hoặc chỉ có đảm bảo một phần, BIDV Kinh Bắc cần đặc biệt quan tâm việc thẩm định hồ sơ tín dụng và chỉ cho vay khi DNNVV đáp ứng tối thiểu các điều kiện sau đây:
+ Khách hàng có điểm xếp hạng tín dụng từ A trở lên theo hệ thống XHTD nội bộ của BIDV.
+ Khách hàng chưa từng phát sinh lịch sử nợ từ nhóm 2 (nợ cần chú ý) trở lên tại các TCTD, có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng
+ Đối tượng vay bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh, các khoản chi phí hợp lý và phải có chứng từ rõ ràng, minh bạch
+ Doanh nghiệp phải có phương án sản xuất kinh doanh được ngân hàng
đánh giá là khả thi, có hợp đồng đầu vào, đầu ra rõ ràng.
+ Doanh nghiệp có năng lực tốt về tài chính, về quản lý
+ Doanh nghiệp đã mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng và có giao dịch thường xuyên
+ Sản phẩm dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp đang trong thời kỳ
phát triển
+ Ngân hàng có thể kiểm soát dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp để thu nợ ngay khi có nguồn thu.
77
-Ngoài ra, BIDV Kinh Bắc cũng cần điều chỉnh về quy định nhận các loại hình tài sản thế chấp. Nếu BIDV chỉ thiên về nhận các tài sản là bất động sản hay động sản có tính thanh khoản cao như hiện nay trong khi các NHTM khác đã mở rộng giới hạn nhận tài sản, chấp nhận thêm các tài sản khác như hàng hóa luân chuyển, máy móc thiết bị, thậm chí cho vay dựa trên các hợp đồng ngoại thương, hợp đồng bán hàng...thì khả năng cạnh tranh trong việc phát triển dư nợ cho vay DNNVV sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, BIDV Kinh Bắc nên xem xét quy định về việc chấp nhận các tài sản trên như tài sản thế chấp thông thường, tất nhiên doanh nghiệp vẫn phải đáp ứng các quy định về xếp hạng tín dụng, phương án kinh doanh và năng lực tài chính... như một số tiêu chí kể trên.
Khi thu thập thông tin tín dụng, cán bộ thẩm định cũng cần thu thập thông tin từ nhiều kênh khác nhau, phải chọn lọc thông tin tránh những thông tin sai lệch. Ngân hàng cũng cần liên hệ thường xuyên với các cơ quan quản lý và các bên có liên quan đến các DN NVV để có thể cập nhật và nắm bắt tình hình của các DN NVV một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Nội dung thẩm định cần được tiến hành đầy đủ, chính xác và khoa học.
Trong quá trình thẩm định không nên quá chú trọng đến một nội dung nào đó mà bỏ qua các nội dung khác. Cán bộ thẩm định tín dụng ngoài việc cần phân tích kỹ lưỡng về năng lực tài chính, giá trị tài sản đảm bảo của doanh nghiệp thì bên cạnh đó cũng cần đánh giá các yếu tố khác như: vị trí, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường; đánh giá năng lực quản lý, trình độ, kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp. Ngoài ra cũng cần tìm hiểu thông tin về thị trường, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, việc tiêu thụ sản phẩm của khách hàng trên thị trường, xu hướng phát triển, thị trường nguyên vật liệu đầu vào, thị trường nhân công,..và những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh. Tìm hiểu những nhân tố này giúp cán bộ thẩm định có thể đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng và phương án
sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư của doanh nghiệp đã hợp lý chưa.
Khi công tác thẩm định được thực hiện một cách đúng quy trình và đầy đủ các nội dung nó sẽ trở thành một công cụ hữu hiệu cho việc giảm thiểu rủi ro cho vay. Trong khi thực hiện quy trình thẩm định cũng cần vận dụng một cách hết sức linh hoạt và gọn nhẹ tùy từng trường hợp cụ thể nhưng vẫn đảm bảo an toàn, tránh sự máy móc gây khó khăn cho khách hàng.