CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO
2.2. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kinh Bắc
2.2.3. Cơ sở pháp lý về cho vay các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kinh Bắc
2.2.3.1 Quy định về chính sách cho vay đối với DNNVV tại BIDV Kinh Bắc Chính sách cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Kinh Bắc được thực hiện theo Quyết định số 6366/QĐ-PTSP ngày 19/11/2008 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các công văn hướng dẫn triển khai Quyết định 6366/QĐ-PTSP. Trong đó, trên cơ sở chấm điểm trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (khách hàng được xếp loại theo 10 loại khác nhau: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D), BIDV quy định năm nhóm chính sách đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể như sau:
(1) Chính sách đối với khách hàng có mức xếp hạng AAA và AA:
- Chính sách tín dụng: đáp ứng tối đa và kịp thời nhu cầu về tín dụng của khách hàng;
-Chính sách lãi suất: Áp dụng mức lãi suất tiền vay ưu đãi tốt nhất theo quy định tại Chính sách định giá.
- Chính sách bảo đảm tiền vay: xem xét kết hợp linh hoạt mọi tài sản của khách hàng để đảm bảo cho khoản vay phù hợp với quy định hiện hành về giao dịch bảo đảm trong cho vay của pháp luật và của BIDV;
- Chính sách khác: cung cấp sản phẩm dịch vụ trọn gói cho các khách hàng, xem xét ưu đãi phí dịch vụ đến mức tối đa trên cơ sở biểu phí từng thời kỳ của BIDV; xem xét góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết đối với nhóm khách hàng này phù hợp với quy định của pháp luật và quy chế đầu tư hiện hành của BIDV.
(2) Chính sách đối với khách hàng có mức xếp hạng A và BBB:
-Chính sách tín dụng: đáp ứng kịp thời nhu cầu về tín dụng của khách hàng.
- Chính sách lãi suất: Áp dụng mức lãi suất tiền vay ưu đãi theo quy định tại Chính sách định giá.
-Chính sách bảo đảm tiền vay: xem xét kết hợp linh hoạt các tài sản của
khách hàng để đảm bảo cho khoản vay phù hợp với quy định hiện hành về giao dịch bảo đảm trong cho vay của pháp luật và của BIDV, trừ các tài sản là:
Hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh; Hàng hoá trong kho của doanh nghiệp; Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Chính sách khác: Chính sách về sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng nhóm này áp dụng tương tự như đối với các khách hàng nhóm AAA và AA.
(3) Chính sách đối với khách hàng có mức xếp hạng BB:
- Chính sách tín dụng: đáp ứng nhu cầu phù hợp về tín dụng thông qua các sản phẩm tín dụng của BIDV.
-Chính sách lãi suất: Áp dụng mức lãi suất tiền vay theo quy định tại Chính sách định giá.
- Chính sách bảo đảm tiền vay: chỉ nhận những tài sản đảm bảo sau đây:
Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm tại BIDV hoặc tại tổ chức tín dụng
khác, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc; Kim khí quý, đá quý và các vật có giá trị khác; Bất động sản; Phương tiện giao thông, phương tiện vận chuyển như ô tô, xe máy…; Tàu biển theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam; Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất.
Đối với trường hợp khác, sau khi đánh giá và thẩm định hồ sơ vay vốn nếu doanh nghiệp có tình hình hoạt động tốt, phương án vay vốn có hiệu quả cao, mang lại nhiều lợi ích cho BIDV và khả năng trả nợ đảm bảo, Chi nhánh trình Hội sở chính xem xét, quyết định.
(4) Chính sách đối với khách hàng có mức xếp hạng B, CCC và CC:
- Chính sách tín dụng: hạn chế cấp mới hoặc dừng việc cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng này.
-Chính sách lãi suất: Áp dụng mức lãi suất tiền vay theo quy định tại
- Chính sách bảo đảm tiền vay: Thường xuyên rà soát tài sản đảm bảo, định giá lại… và yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm (nếu được). Đồng thời, hoàn thiện các thủ tục cần thiết để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay theo quy định để thu hồi nợ.
(5) Chính sách đối với khách hàng có mức xếp hạng C và D:
- Chính sách tín dụng: không cho vay mới đối với nhóm khách hàng này đồng thời đặt đối tượng khách hàng này trong diện kiểm soát đặc biệt, tăng cường đôn đốc, thực hiện các biện pháp xử lý nợ nhằm thu hồi được nợ vay của BIDV.
- Chính sách bảo đảm tiền vay: áp dụng tương tự như đối với các khách hàng nhóm B, CCC và CC
(6) Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ điều kiện xếp hạng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Chi nhánh áp dụng chính sách khách hàng tương tự như đối với khách hàng xếp hạng BB.
2.2.3.2 Quy trình cho vay đối với DNNVV
Quy trình tín dụng của BIDV Kinh Bắc được thực hiện như sau:
Tiếp
thị khách
hàng, lập
báo cáo
đề xuất
cấp dụng
(Nguồn: Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp của BIDV Kinh Bắc)
Bước 1: Tiếp thị khách hàng, lập báo cáo đề xuất cấp tín dụng
Cán bộ QHKH thực hiện tìm kiếm, tiếp thị KH dựa trên các kênh thông tin như quan hệ cá nhân, khách hàng đã có mối quan hệ với ngân hàng, từ hội chợ triển lãm…. Sau đó, cán bộ QHKH tìm hiểu nhu cầu của KH, các thông tin về tình hình pháp lý, tài chính của khách hàng và đối chiếu với chính sách cho vay của BIDV Kinh Bắc để đề xuất phương án tiếp thị hay ngừng quan hệ với khách hàng.
Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng, cán bộ QHKH hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng gồm: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ về phương án, dự án cấp tín dụng, hồ sơ bảo đảm tiền vay. Sau khi thu thập đầy đủ hồ sơ tín dụng do khách hàng cung cấp, cán bộ QHKH chuyển hồ sơ cho cán bộ thẩm định thực hiện nghiên cứu, đánh giá, phân tích về các nội dung:
- Đánh giá chung về khách hàng về ngành nghề kinh doanh, năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo, thời gian hoạt động,….; đánh giá tình
hình tài chính của khách hàng dựa theo báo cáo tài chính qua các thời kỳ, báo cáo thuế, sổ tài khoản ngân hàng, các hợp đồng đã thực hiện,…
- Thực hiện phân tích, đánh giá phương án sản xuất kinh doanh, dự án
đầu tư, khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp.
- Chuyển hồ sơ về tài sản đảm bảo cho cán bộ định giá để xác định giá trị TSBĐ.
- Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa: rủi ro khách quan, rủi ro xuất phát từ chủ quan của khách hàng, rủi ro xuất phát từ BIDV Kinh Bắc và các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Sau khi thực hiện thẩm định, phân tích, và nhận lại giá trị thẩm định tài sản từ cán bộ định giá, cán bộ thẩm định thực hiện lập báo cáo đề xuất cấp tín dụng trình ký lãnh đạo Phòng Khách hàng và chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện nội dung thẩm định rủi ro (trừ trường hợp khoản vay được đảm bảo 100% từ Sổ tiết kiệm tại BIDV Kinh Bắc, tín phiếu NHNN, trái phiếu chính phủ).
Bước 2: Quyết định phê duyệt tín dụng và hoàn thiện hồ sơ vay vốn Sau khi thực hiện rà soát rủi ro, toàn bộ hồ sơ vay, hồ sơ thẩm định, rà
soát rủi ro của khách hàng được Phòng quản lý rủi ro trình cấp thẩm quyền phê duyệt việc cho vay (trường hợp khách hàng được đánh giá thẩm định tốt, phương án vay hiệu quả). Các cấp phê duyệt theo quy định của BIDV tại BIDV Kinh Bắc bao gồm:
Trên cơ sở đề xuất của Phòng Khách hàng, và qua bộ phận rà soát rủi ro, khoản cho vay được trình lên cấp thẩm quyền phê duyệt theo mức cho vay và thời hạn cho vay. Trong trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền của chi nhánh, hồ sơ được đẩy lên Hội sở chính rà soát và phê duyệt.
Sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng, CN thực hiện các thủ tục cần thiết về ký kết hợp đồng tín dụng, ký kết hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm (nếu có) để đảm bảo các điều kiện cho vay trước khi giải ngân.
Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong, sau khi cho vay
Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, khách hàng có nhu cầu rút tiền vay thực hiện đề xuất giải ngân và cung cấp hồ sơ giải ngân theo quy định của BIDV Kinh Bắc. Cán bộ QHKH tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân, hạn mức tín dụng của khách hàng để thực hiện lập đề xuất giải ngân và trình lãnh đạo phòng khách hàng ký phê duyệt và chuyển hồ sơ cho bộ phận quản trị tín dụng để giải ngân và nhập dữ liệu vào hệ thống và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Giám sát sau khi cho vay: Cán bộ QHKH có trách nhiệm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình thực hiện các cam kết điều kiện cho vay, tình hình thực hiện kinh doanh của KH, hiện trạng TSBĐ bảo theo quy định của BIDV Kinh Bắc.
Bước 4: Thu hồi nợ, lãi, phí/thanh lý hợp đồng, giải tỏa bảo lãnh
Cán bộ QHKH có trách nhiệm thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi và phí đúng hạn. Sau khi khách hàng trả nợ đầy đủ, đến khi hết hợp đồng, cán bộ QHKH thực hiện giải tỏa hồ sơ thế chấp theo quy định.
Như vậy, quy trình tín dụng cho KH DN tại BIDV Kinh Bắc (bao gồm DNNVV) được quy định rất chặt chẽ và đầy đủ, tuy nhiên, cũng giống như chính sách khách hàng, BIDV Kinh Bắc chỉ quy định chung cho tất cả các khách hàng doanh nghiệp mà chưa có quy định dành riêng đối với khách hàng DNNVV.