CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kinh Bắc
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh một số kết quả nhất định BIDV Kinh Bắc đã đạt được như đã phân tích ở trên thì hoạt động cho vayđối với DN NVV vẫn còn tồn tại những hạn chế như sau:
Thứ nhất, kết quả cho vay chưa tương xứng với tiềm năng trên địa bàn.
Quy mô cho vay còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của ngân hàng cũng như nhu cầu của thị trường. Qua phân tích trên ta thấy tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay năm 2017 và 2019 đều tăng so với trung bình, tuy nhiên con số này chưa phải là cao trong sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng BIDV nói chung và BIDV Kinh Bắc nói riêng. Tỷ trọng dư nợ đối với các DNNVN trong tổng dư nợ vẫn còn hạn chế mặc dù đã có sự tăng trưởng qua các năm. Công tác cho vay còn hơi có phần thụ động, coi tài sản đảm bảo vần là tiêu chí hàng đầu sẽ là một bất cập.
Doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng dành cho khách hàng DN NVV là khá thấp trong khi đó các DN NVV đang rất cần nguồn vốn này để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh lâu dài và mở rộng qui mô hoạt động, vươn rộng tầm phát triển tương lai.
Số lượng khách hàng DN NVV của Chi nhánh còn rất nhỏ so với tiềm năng của địa bàn và so với uy tín, khả năng của ngân hàng.
Thứ hai, chất lượng cho vay còn chưa cao.
Chất lượng cho vay đã được cải thiện nhưng chưa cao. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn không thấp, cơ cấu cho vay chưa hợp lý, thu nhập từ cho vay DN NVV còn hạn chế.
Nguy cơ phát sinh các khoản nợ quá hạn trong hoạt động cho vay đối với DN NVV là không ít. Nếu nhìn vào số liệu về tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh ngân hàng trong các năm vừa qua thì ta dễ có cảm giác an tâm, thỏa mãn nhưng trên thực tế, vẫn có những thời điểm có doanh nghiệp không trả được nợ vay và làm phát sinh nợ quá hạn.
2.3.2.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, Trình độ,năng lực của cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc trong tình hình mới hiện nay. BIDV Kinh Bắc qua nhiều lần sáp nhập nên cán bộ ngân hàng chủ yếu trong diện cơ cấu
và đạo tào lại, các cán bộ trẻ nhiệt tình, năng động và sáng tạo chiếm tỷ lệ không cao, khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng còn hạn chế về mặt kinh nghiệm thực tế nên đối với các dự án mang tính chất kỹ thuật hay chuyên ngành, cán bộ tín dụng không đánh giá được tính khả thi thực sự của dự án và có thể đưa ra quyết định sai lầm.Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay DNNVV của chi nhánh. Hơn nữa, trong hoạt động tín dụng, vẫn còn một số cán bộ tín dụng chưa thực sự đi sâu bám sát khách hàng để có thể tiếp cận và theo dõi tình hình biến động về tài chính, hoạt động kinh doanh và tình trạng của các tài sản đảm bảo.Đôi khi cán bộ tín dụng chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, chưa nhiệt tình với việc tư vấn cho khách hàng về phương án kinh doanh và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Chi nhánh hầu như chưa có chính sách cũng như các sản phẩm khuyến khích những khách hàng vay trả nợ đúng hạn nhằm mở rộng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng.
Nhận thức của cán bộ tín dụng về quyền lựa chọn tài sản đảm bảo còn chưa đầy đủ. Việc định giá đôi khi còn được thực hiện một cách chiếu lệ và mang tính thủ tục. Một số cán bộ không căn cứ vào việc phân tích tình hình tài chính của khách hàng mà dựa vào tài sản đảm bảo tiền vay.
Hai là, quy định về TSĐB của chi nhánh quá chặt chẽ. Hầu hết các khoản vay đối với DNNVV đều phải có TSĐB. Vì vậy, nhiều DNNVV không có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay.
Ba là, Quy trình tín dụng chưa thực sự hoàn thiện,sự phối hợp giữa bộ phận cho vay với các bộ phận chức năng khác chưa được chặt chẽ, công tác đánh giá hiệu quả trong hoạt động tín dụng chưa được chú ý đúng mức, điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Chi nhánh những năm qua. Quy trình tín dụng là quy trình bắt buộc phải thực hiện trong quá trình thẩm định cho vay, giám sát và thu nợ các khoản vay nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượngvốn vay từ đó ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay.
Yêu cầu về tài sản đảm bảo, việc định giá tài sản thế chấp chưa linh hoạt,
còn thấp so với giá thị trường, cản trở nhiều đến khả năng vay vốn của DN NVV. Sự thiếu linh hoạt trong việc đưa ra các quyết định cho vay này có thể dẫn đến việc bỏ qua những cơ hội kinh doanh đối với các doanh nghiệp có phương án sản xuất khả thi, đồng thời gây ra những thiệt hại về mặt lợi nhuận cũng như quá trình mở rộng thị trường của chi nhánh.
Bốn là, Chất lượng thẩm định và đánh giá phương án kinh doanh, thực hiện chính sách cho vay,công tác kiểm tra giám sát và thông tin tín dụng, việc đánh giá tài sản đảm bảo còn nhiều hạn chế. Trong quá trình thẩm định cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp trong khi tính trung thực của nguồn thông tin này là không đảm bảo. Các thông tin mà cán bộ sử dụng chủ yếu vẫn là thông tin trong hồ sơ khách hàng và các thông tin lưu trữ tại ngân hàng. Việc thẩm định còn chủ yếu dựa trên những thông tin chủ quan do khách hàng cung cấp.Quá trình thẩm định dự án, các phương án kinh doanh của khách hàng chưa thực hiện tốt theo quy định, nhiều dự án không thực sự hiệu quả vẫn được xét duyệt cho vay làm tăng nguy cơ mất vốn của ngân hàng.
Quy trình TD chưa thực sự hoàn thiện, sự phối hợp giữa bộ phận cho vay với các bộ phận chức năng khác chưa được chặt chẽ, công tác đánh giá hiệu quả trong hoạt động TD chưa được chú ý đúng mức,điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng trong TD tại Chi nhánh những năm qua.
Năm là, Công tác kiểm tra,kiểm soát sau khi vay đối với khách hàng còn bị buông lỏng, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lâu dài. Đây là những đối tượng mà các cán bộ tín dụng có tâm lý cả nể, tin khách hàng mà bỏ qua công tác kiểm tra định kỳ. Vì thế, không kịp phát hiện những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp, gây nên nợ quá hạn.
Sáu là,Công tác maketing của ngân hàng còn chưa cao,chưa chủ động tìm đến khách hàng. Do đó chi nhánh không mở rộng được cho vay, số lượng khách hàng vay vốn giảm sút. Công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cho vay
tới khách hàng còn nhiều hạn chế. Trong các tài liệu mà Chi nhánh cung cấp cho khách hàng hầu như mới chỉ dừng lại ở mức thống kê các đặc tính của sản phẩm cho vay mà chưa chú ý tạo nên sự khác biệt. Chính vì vậy, các khách hàng tốt chưa thực sự thấy được sự hấp dẫn từ các sản phẩm cho vay của Chi nhánh so với các chi nhánh khác. Hoạt động marketing cũng được triển khai theo hệ thống mộtcách chung chung từ Hội sở xuống đến các chi nhánh, chứ chi nhánh chưa tạo ra được sản phẩm đặc thù và quảng bá, tiếp thị cho sản phẩm này; chưa có đội ngũ chuyên làm công tác marketing, chủ động tìm kiếm khách hàng tìm hiểu thị trường, để đưa ra chiến lược marketing phù hợp, nhằm thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là một hạn chế mà nếu khắc phục được sẽ góp phần tạo nên sức cạnh tranh cho Chi nhánh.
Bảy là, công tác phát triển số lượng khách hàng còn nhiều hạn chế.
Nguồn khách hàng mới của chi nhánh chủ yếu đến từ nguồn marketing, tuy nhiên số lượng khách hàng tăng mới hàng năm chưa cao. Thêm vào đó, chi nhánh chưa coi trọng công tác chăm sóc khách hàng cũ và phát triển phương thức khách hàng giới thiệu.
b. Nguyên nhân khách quan Một là, Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế có nhiều bất lợi cho ngân hàng.Nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, do đó, trong giai đoạn 2017-2019, lạm phát gia tăng, nguồn vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, lãi suất trên thị trường tăng đột biến đã làm cho phần lớn các doanh nghiệp gặpnhiều khó khăn về tài chính.
Mặt khác, sau khi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới thì nền kinh tế mặc dù có cải tiến mạnh mẽ và chuyển biến tích cực nhưng các NHTMlại đua nhau thêm chi nhánh và mở rộng mạng lưới, do đó sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt hơn trên nhiều mặt như lãi suất, phí dịch vụ, độ
tin cậy của khách hàng với ngân hàng.... Điều này ảnh hưởng không tốt đến phát triển cho vay DNNVV của chi
nhánh Hai là, Môi trường pháp luật
Hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Hiệu lực của các cơ quan hành pháp Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu của các bên tham gia quan hệ tín dụng về vấn đề giải quyết những tranh chấp xảy ra, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, phát mại tài sản thế chấp… Quyền lợi của bên cho vay chưa được đảm bảo gây ra tổn thất. Khi xảy ra sự thất thoát vốn thì các cán bộ tín dụng thường là những người phải chịu hoặc liên đới chịu trách nhiệm khiến họ có tâm lý e ngại, rụt rè, thận trọng khi quyết định cho vay.
c. Nguyên nhân thuộc về khách hàng
Một là, Thông tin khách hàng cung cấp cho ngân hàng còn hạn chế,việc thực hiện công tác tài chính – kế toán trong các DNNVV còn chưa nghiêm túc. Nhiều DNNVV vì muốn vay được vốn của ngân hàng nên nộp bản báo cáo tài chính sai lệch, không khớp đúng với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thẩm định của ngân hàng,dẫn đến đánh giá sai lệch về khách hàng vay, làm giảm chất lượng tín dụng.
Hai là, Một số khách hàng cố tình chây ì làm cho công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn. BIDV Kinh Bắc hiện đang cấp vốn chủ yếu cho các DNNVV trong ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại - dịch vụ. Các doanh nghiệp này có đặc điểm chu kỳ kinh doanh dài, việc thu hồi vốn chậm.
Vì vậy khiến cho công tác thu hồi nợ của BIDV Kinh Bắc gặp nhiều khó khăn.
Ba là, Trình độ quản lý của các DNNVV chưa cao, chưa theo kịp trình độ phát triển của nền kinh tế. Vì thế các doanh nghiệp rất dễ gặp rủi ro trong kinh doanh dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 đã giới thiệu sơ qua về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của BIDV chi nhánh Kinh Bắc. Bên cạnh đó, chương 2 đã nêu lên những số liệu, thông tin tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Kinh Bắc về công tác huy động vốn, công tác sử dụng vốn và kết quả kinh doanh qua ba năm 2017, 2018 và 2019. Từ việc dẫn chứng những cơ sở lý luận, các cơ chế, chương này đã nêu lên những thông tin, góc nhìn khái quát về tình hình cho vay đối với DN NVV hiện nay và tập trung phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với DN NVV của BIDV chi nhánh Kinh Bắc. Qua việc phân tích đó, ta có thể thấy được một phần thực trạng hoạt động cho vay DN NVV của ngân hàng và tìm ra những hạn chế còn tồn tại cũng như những nguyên nhân gây ra hạn chế ấy. Đó cũng là cơ sở để có thể đưa ra một số giải pháp, kiến nghị với hy vọng nâng cao được chất lượng của cho vay đối với DN NVV của BIDV chi nhánh Kinh Bắc trong chương 3.