Phân tích thực trạng phát triển hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc (Trang 64 - 81)

CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO

2.2. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kinh Bắc

2.2.4. Phân tích thực trạng phát triển hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh

2.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu đo lường sự phát triển về lượng

a. Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNNVV

Nhờ chủ trương đẩy mạnh tín dụng bán lẻ của BIDV Kinh Bắc, cùng với sự tăng lên nhanh chóng của số lượng khách hàng là các DNNVV, dư nợ cho vay cũng tăng lên nhanh chóng. Số liệu chi tiết thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu 2.1: Dư nợ cho vay DNNVV của các NHTM tại Kinh Bắc giai đoạn 2017-2019

(Đơn vị: tỷ đồng)

295 450

2017

2018

2019

0

(Nguồn: Báo cáo tình hình QHTD với các DNNVN – NHNN tỉnh Ninh Bình)

Xét về số tuyệt đối, tuy tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng xuất phát điểm của BIDV Kinh Bắc khá thấp so với các đối thủ cạnh tranh chính. Trong thời gian tới, BIDV Kinh Bắc nên duy trì tốc độ tăng trưởng như trong 2 năm qua để trở

Như vậy có thể thấy, so sánh với Vietinbank Bắc Ninh và Vietcombank Bắc Ninh thì tỷ trọng dư nợ của BIDV Kinh Bắc trong tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng tại Bắc Ninh còn khá thấp (trong cả 3 năm, tỷ trọng dư nợ

51

của BIDV Kinh Bắc đều thấp hơn so với Vietinbank Bắc Ninh và Vietcombank Bắc Ninh).

Dư nợ KH DNNVV tăng nhanh qua các năm từ 295 tỷ đồng năm 2017 lên 493 tỷ đồng, tương ứng tăng thêm 198 tỷ đồng. Đến năm 2019, dư nợ KH DNNVV của chi nhánh tiếp tục tăng thêm 161 tỷ đồng, đạt 654 tỷ đồng.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNNVV ở mức cao, giai đoạn 2017- 2018 đạt 67,12%, đến giai đoạn 2018-2019, chỉ tiêu này chậm hơn nhưng vẫn đạt 32,66%. Như vậy, có thể thấy BIDV Kinh Bắc đang có chính sách khuyến khích cho vay DNNVV giúp quy mô cho vay DNNVV của chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm.

Có thể thấy, tuy tỷ trọng dư nợ của BIDV Kinh Bắc trong tổng dư nợ cho vay DNNVV còn thấp hơn so với hai đối thủ cạnh tranh như tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNNVV của BIDV Kinh Bắc luôn ở mức cao hơn so với hai đối thủ cạnh tranh còn lại.

b. Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng DNNVV

Tuy đã có định hướng phát triển cho vay khách hàng DNNVV nhưng trên thực tế, tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng DNNVV vẫn còn khá thấp trong tổng dư nợ cho vay KHDN.

Như vậy, trong 03 năm vừa qua, BIDV Kinh Bắc đã rất nỗ lực trong việc đẩy mạnh phát triển quy mô cho vay đối với khối các DNNVV, biểu hiện ở việc tăng trưởng dư nợ cho vay cũng như số lượng khách hàng vay. Tuy nhiên, mức độ phát triển chưa cao, chưa tạo ra được sự bứt phá cũng như chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường và quy mô, thương hiệu của ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ cho vay DNNVV/tổng dư nợ của ngân hàng vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (6%), cho thấy chi nhánh vẫn phụ thuộc vào nguồn cho vay các khách hàng bán buôn (các doanh nghiệp lớn) và chưa phát huy hết tiềm năng từ cho vay đối tượng DNNVV.

c. Số lượng khách hàng trong hoạt động cho vay đối với DNNVV

Theo thống kê từ Báo cáo cho vay của BIDV Kinh Bắc, số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng trong các năm 2018, 2019 có sự gia tăng đáng kể.

Bảng 2.3: Số lượng KHDNVV tại BIDV Kinh Bắc giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu

Tổng số KHDN Trong đó:

DNNVV DN lớn

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của Phòng Quản lý nội bộ - BIDV Kinh Bắc

Năm 2017, tổng số DN có quan hệ tín dụng với Chi nhánh là 154 doanh nghiệp, trong đó có 132 DNNVV. Chỉ tiêu này trong năm 2018 là 147 trên tổng số 196 doanh nghiệp, tương ứng với tỉ trọng 75%. So sánh năm 2018 với năm 2017, có thể thấy mức tăng số lượng DNNVV là 15 doanh nghiệp, tương ứng với tỷ lệ tăng là 11,36%. Năm 2019, số lương KHDN có quan hệ với chi nhánh tiếp tục tăng lên 233 doanh nghiệp, trong đó số lượng DNNVV đạt 180 doanh nghiệp, chiếm 77,25%. Xét về số tuyệt đối, số lượng DNNVV tăng 33 doanh nghiệp, tương đương tỷ lệ tăng là 22,45%. Đây là chỉ tiêu cho thấy xu hướng cho vay của Chi nhánh đã hướng đến mở rộng đối tượng cho vay DNNVV.

d. Tỷ lệ tăng số lượng khách hàng

Tỷ trọng KH DNNVV trong tổng số KH DN của BIDV Kinh Bắc được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:

53

Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng KH DNNVV tại BIDV Kinh Bắc giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: tỷ đồng

2017

0%

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của Phòng Quản lý nội bộ- BIDV Kinh Bắc

Như vậy, trong giai đoạn 2017-2019, KH DNNVV luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số KHDN tại BIDV Kinh Bắc (luôn chiếm trên 70%). Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay đối với DNNVV của BIDV Kinh Bắc đang có sự tăng trưởng về quy mô. Sự tăng trưởng về số lượng khách hàng DNNVV là do trong giai đoạn 2017-2019, thực hiện chỉ đạo của BIDV hội sở chính, BIDV Kinh Bắc đã giành rất nhiều gói tín dụng hỗ trợ phát triển DNNVV, đồng thời BIDV Kinh Bắc cũng áp dụng mức lãi suất ưu đãi 6,5%/năm đối với đối tượng DNNVV vay ngắn hạn. Nhờ những nỗ lực trên, BIDV Kinh Bắc đã thu hút được thêm rất nhiều khách hàng DNNVV sử dụng các sản phẩm cho vay của chi nhánh.

2.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu đo lường sự phát triển về chất a. Cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV - Cơ cấu cho vay theo thời hạn:

Bảng 2.4. Cơ cấu cho vay theo thời hạn vay tại BIDV Kinh Bắc giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu

Ngắn hạn Trung, dài hạn

Tổng

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của Phòng Quản lý rủi ro - BIDV Kinh Bắc

Dư nợ cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay DNNVV tại BIDV Kinh Bắc. Xét về giá trị, dư nợ cho vay ngắn hạn đối với DNNVV tại chi nhánh tăng trong giai đoạn 2017-2019 từ 239.9 tỷ đồng lên 457,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn biểu đồ trên có thể thấy, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đang có xu hướng giảm dần. Điều này cho thấy xu hướng tăng dần của hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với DNNVV tại chi nhánh.Điều này làm tăng nguy cơ rủi ro về tín dụng cho chi nhánh, khiến chất lượng của hoạt động cho vay đối với DNNVV giảm xuống.

- Cơ cấu cho vay theo tài sản bảo đảm:

Dư nợ cho vay có TSĐB của BIDV Kinh Bắc tăng cả về giá trị và tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay DNNVV. Điều này cho thấy tỷ lệ rủi ro của ngân hàng khá thấp. Tuy nhiên, đây cũng là hạn chế kìm hãm sự phát triển hoạt động cho vay DNNVV tại chi nhánh. Vì các DNNVV không đủ điều kiện vay sẽ không thể vay vốn tại BIDV Kinh Bắc.

Bảng 2.5. Cơ cấu cho vay theo TSĐB tại BIDV Kinh Bắc giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu

Có TSĐB Không có

55

Tổng

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của Phòng Quản lý nợ - BIDV Kinh Bắc

- Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh

Xét về ngành nghề kinh doanh, nhằm thực hiện phương châm đa dạng hóa khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế để giảm thiểu rủi ro trong cho vay, BIDV Kinh Bắc đã thực hiện đa dạng hóa cho vay các ngành nghề kinh tế khác nhau trên địa bàn hoạt động của chi nhánh.

Căn cứ vào số liệu cho thấy cơ cấu cho vay DNNVV hiện tại của chi nhánh tập trung chủ yếu cho vay lĩnh vực thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ (chiếm 30% năm 2019), kế đến là ngành vận tải kho bãi, thông tin liên lạc (23%, năm 2019), khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch (20%, năm 2019), công nghiệp chế biến, cơ khí chế tạo (chiếm 14%, năm 2019), các ngành còn lại chiếm 13%. Như vậy cho thấy, đối với cho vay DNNVV, BIDV Kinh Bắc đang chú trọng cho vay 04 ngành chủ yếu là thương nghiệp, vận tải, nhà hàng, khách sạn và công nghiệp chế biến, cơ khí, chế tạo.

Bảng 2.6 : Cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn 2017- 2019

Chỉ tiêu Ngành

nghiệp và

nghiệp, thủy sản Công nghiệp khai thác

Công nghiệp chế biến, cơ khí, chế tạo

Xây dựng Thương sửa chữa

hàng, dịch vụ du lịch

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc Khác

Tổng

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của Phòng Quản lý nợ - BIDV Kinh Bắc

Thực tế, các ngành kinh tế phụ trợ cho công nghiệp khai thác như vận tải kho bãi, thương nghiệp, sửa chữa ô tô... lại là ngành hoạt động của phần lớn các DNNVV, doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Chính vì vậy, các DNNVV vay vốn tại BIDV Kinh Bắc cũng đa số hoạt động trong các lĩnh vực này. Một vài năm trở lại đây, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch dịch vụ nhằm khai thác thế mạnh của các tiềm năng du lịch sẵn có như các điểm du lịch tâm linh theo định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh, số lượng các DN hoạt động trong ngành du lịch dịch vụ lại tăng trưởng đáng kể. Nhờ thế, cơ cấu cho vay của BIDV Kinh Bắc trong vòng 3 năm trở lại đây cũng có xu hướng tăng dần tỷ trọng theo các ngành nhà hàng, khách sạn, dịch vụ lưu trú ngoài các ngành nghề kinh doanh truyền thống. Dự kiến trong thời gian tới, ngành dịch vụ du lịch, kinh doanh cơ sở lưu trú, ăn uống vẫn là tiềm năng và thế mạnh mà BIDV Kinh Bắc tập trung hướng tới.

- Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế:

Có thể thấy BIDV Kinh Bắc vẫn cho đối tượng doanh nghiệp Nhà nước vay là chủ yếu. Tuy nhiên trong giai đoạn 2017-2019, có thể thấy sự chuyển dịch từ cho vay DNNN sang cho vay DN tư nhân và công ty cổ phần.

Bảng 2.7.Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế của BIDV Kinh Bắc giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu

Doanh nghiệp nhà

nước Doanh nghiệp tư

nhân Công ty cổ

phần Tổng

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của Phòng Quản lý nợ - BIDV Kinh Bắc

- Cơ cấu dư nợ theo sản phẩm cho vay:

Trong giai đoạn 2017-2019, BIDV Kinh Bắc đã đưa ra nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng DN NVV. Cụ thể như sau:

Bảng 2.8. Cơ cấu dư nợ cho vay theo sản phẩm của BIDV Kinh Bắc giai đoạn 2017-2019

Sản phẩm

SP Tài trợ

nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Sản phẩm

doanh nghiệp ứng

Sản phẩm

chuỗi giá

lĩnh vực ô tô

Tài trợ DN dệt may

Cho vay thi

xây lắp

Cho vay

bảo đảm

Tổng

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của Phòng Quản lý nợ - BIDV Kinh Bắc

Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong cơ cấu dư nợ cho vay theo sản phẩm của BIDV Kinh Bắc giai đoạn 2017-2019, SP Tài trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2019 chiếm 32% trong tổng dư nợ, tiếp đến là Sản phẩm tài trợ doanh nghiệp cung ứng; Cho vay thi công xây lắp…thấp nhất là nhóm sản phẩm Cho vay DNNVV bảo đảm 100% bằng tiền gửi, GTGT (năm 2019 chiếm 6%).

b. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đối với cho vay DNNVV

Do đặc thù của chi nhánh chủ yếu cho vay các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong ngành công nghiệp khai thác, do đó tỷ lệ nợ có vấn đề, nợ xấu chủ yếu tập trung ở dư nợ cho vay DNNVV. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, tỷ lệ nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) tại chi nhánh vẫn luôn được khống chế ở mức an toàn và trong phạm vi giới hạn cho phép. Tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ nợ xấu đối với DNNVV (nợ không bao gồm các khoản đã xử lý dự phòng rủi ro) chỉ chiếm 0,37%/ tổng dư nợ cho vay đối tượng này. Tỷ lệ này thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Vietcombank Bắc Ninh

(1,5%), Vietinbank Bắc Ninh(0,6%) và của hệ thống các NHTM tại Kinh Bắc (4,3%).

Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNVV tại TP. Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019

Ngân hàng

BIDV Kinh Bắc Vietinbank Bắc

Ninh

Vietcombank Bắc Ninh

Hệ thống NH tại Bắc Ninh

(Nguồn: Báo cáo tình hình QHTD với các DNNVN – Ngân hàng nhà nước)

Tỷ lệ nợ xấu giảm cho thấy chất lượng tín dụng trong cho vay DNNVV tại BIDV Kinh Bắc tăng lên. Nguyên nhân giúp tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh giảm mạnh là do Ban lãnh đạo của chi nhánh đã có những chỉ đạo sát sao trong việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Đồng thời, chi nhánh cũng đã có những buổi đào tạo giúp nâng cao năng lực thẩm định tín dụng của cán bộ tín dụng, đặc biệt là các cán bộ tín dụng trẻ trong chi nhánh.

Mức độ tập trung dư nợ xấu trong cho vay DNNVV tại BIDV Kinh Bắc theo ngành kinh tế được tập hợp qua số liệu dưới đây:

Bảng 2.10: Phân loại nợ DNNVV theo ngành kinh tế năm 2019

Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp khai thác Công nghiệp chế biến, cơ khí, chế tạo

Xây dựng

Thương nghiệp, sửa chữa Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc

Khác Tổng

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Phòng Quản lý nội bộ- BIDV Kinh Bắc

Qua bảng trên cho thấy, nợ quá hạn (nợ nhóm 2) tại BIDV Kinh Bắc tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến, cơ khí, chế tạo với số tuyệt đối là 20 tỷ đồng, tiếp đến là ngành thương nghiệp, sửa chữa (0,3 tỷ đồng).

Đối với nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5) hiện chỉ còn tập trung tại một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, sửa chữa ô tô, máy mỏ với dư nợ xấu là 2,4 tỷ đồng.

Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu đối với các khách hàng thuộc các nhóm ngành trên có nhiều lý do: đối với ngành công nghiệp chế biến, khách hàng có nợ xấu hoạt động trong ngành chế biến sản phẩm từ gỗ, hoạt động kinh doanh ngừng trệ do không ký được hợp đồng tiêu thụ nên hàng hóa tồn đọng, không có nguồn trả nợ ngân hàng; đối với ngành thương nghiệp, sửa chữa ô tô, mô tô và các loại xe có động cơ, khách hàng phát sinh nợ xấu do không cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên thị trường, cộng với yếu kém trong quản lý dẫn đến tình trạng phá sản, không có nguồn trả nợ ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đến nay được duy trì ở mức thấp hơn kế hoạch được giao (dưới 0,5%/ tổng dư nợ), cho thấy Chi nhánh có khả năng tiếp tục mở rộng cho vay đối với DNNVV. Tuy nhiên, trong thời gian tới, cùng với việc tăng cường huy động vốn và mở rộng cho vay, NH sẽ phải chú trọng việc quản lý tín dụng sao cho duy trì được tỷ lệ nợ xấu cho phép, đồng thời phải thường xuyên thẩm định hoạt động sử dụng vốn của KH, tiến hành phân loại nợ và cơ cấu lại nợ kịp thời để có biện pháp xử lí phù hợp nhất.

c. Lãi thu được từ hoạt động cho vay DNNVV

Tương ứng với cơ cấu cho vay tại BIDV Kinh Bắc phần lớn là cho vay doanh nghiệp lớn, thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng thu nhập hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Bảng 2.11: Thu nhập từ cho vay DNNVV tại BIDV Kinh Bắc năm 2017-2019

Đối tượng

Thu nhập từ cho vay DNNVV

Tổng thu nhập của BIDV Kinh Bắc

Năm 2019, thu nhập từ cho vay DNNVV đạt 15.404 triệu đồng, chiếm 5,5% trong tổng thu nhập của BIDV Kinh Bắc, tăng 110% so với năm 2018 là 13.973 triệu đồng. Trong một vài năm trở lại đây, các chính sách hỗ trợ vốn vay của ngân hàng nhà nước với các mức lãi suất vay ưu đãi đã kích thích sự phát triển của khối các DNNVV, nhưng đồng thời khiến lợi nhuận biên về cho vay của các NHTM cũng giảm xuống. Là một ngân hàng luôn đi tiên phong trong việc áp dụng các chính sách lãi suất ưu đãi cho DNNVV, BIDV Kinh Bắc đã xác định mục tiêu trước tiên là mở rộng nguồn vốn cung ứng cho khối doanh nghiệp này, mở rộng số lượng khách hàng, kế đến mới là chỉ tiêu thu nhập từ lãi cho vay. Tuy nhiên, ngân hàng cũng chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc tăng thu nhập từ việc khai thác bán chéo các sản phẩm dịch vụ đi kèm hoạt động cho vay các DNNVV.

d. Tỷ lệ lãi thu được từ cho vay DN NVV trên tổng lãi thu được từ hoạt động cho vay của ngân hàng

Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ cho vay DNNVV tại BIDV Kinh Bắc đạt mức cao, giai đoạn 2017-2018 đạt 306,24%, giai đoạn 2018-2019 đạt 210,24%. Điều này cho thấy cho vay DNNVV ngày càng đem lại nhiều lợi ích cho chi nhánh. Vì vậy, phát triển cho vay DNNVV là hướng đi đúng đắn cho chi nhánh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc (Trang 64 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w