Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp ở một số nước và ở các địa phương nước ta

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện phú xuyên thành phố hà nội (Trang 27 - 35)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển hợp tác xã nông nghiệp

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp ở một số nước và ở các địa phương nước ta

1.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp ở một số nước a. HTX nông nghiệp đa chức năng của Nhật Bản

Hiện nay, hầu hết những người nông dân Nhật Bản đều là thành viên của HTX NN. Các HTX NN đƣợc tổ chức theo ba cấp: Liên đoàn toàn quốc HTX NN; Liên đoàn HTX NN tỉnh; HTX NN cơ sở. Các HTX NN cơ sở gồm hai loại: đơn chức năng và đa chức năng. Tuy nhiên, do chính phủ Nhật Bản khuyến khích hợp nhất các HTX NN nhỏ thành HTX NN lớn, nên mô hình hoạt động chủ yếu của HTX NN Nhật Bản hiện nay là đa chức năng. HTX NN đa chức năng chịu trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ nhƣ cung cấp nông cụ, tín dụng, mặt hàng, giúp nông dân chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo hiểm cho hoạt động của nông dân. Đồng thời thường đảm đương các nhiệm vụ sau:

Cung cấp dịch vụ hướng dẫn nhằm giáo dục, hướng dẫn nông dân trồng trọt, chăn nuôi có năng suất, hiệu quả cao cũng nhƣ giúp họ hoàn thiện kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất. Lập các chương trình sản xuất; hướng dẫ sử dụng nông cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến…Các tổ chức Liên hiệp tỉnh và Trung ương thường quan tâm đào tạo bồi dưỡng cố vấn cho HTX NN cơ sở.

Mục tiêu của HTX là giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất. Các hình thức giao dịch giữa HTX với nông dân há linh hoạt. Nông dân có thể ký gửi hàng hoá cho HTX, HTX sẽ thanh toán cho nông dân theo giá bán thực tế với một mức phí nhỏ; nông dân cũng có thể gửi HTX bán theo giá họ mong muốn và HTX lấy hoa hồng; thông thường nông dân ký gửi và thanh toán theo giá cả thống nhất và hợp lý của hợp tác xã.

HTX cung ứng hàng hoá cho thành viên theo đơn đặt hàng và theo giá thống nhất và hợp lý. Hàng tiêu dùng không cần đặt hàng theo kế hoạch trước.

Thông thường các hợp tác xã nhận đơn đặt hàng của thành viên, tổng hợp và đặt cho liên hiệp HTX tỉnh, sau đó tỉnh đặt cho liên hiệp HTX toàn quốc. Đôi khi liên hiệp HTX NN tỉnh hoặc HTX NN cơ sở đặt hàng trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất. Nhìn chung các liên hiệp HTX NN và Trung ƣơng hông phải là cấp quản lý thuần tuý mà là các tổ chức kinh tế, các trung tâm phân phối và tiêu thụ hàng hoá.

HTX NN còn sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản để tạo điều kiện giúp nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tư nhân. Các loại phương tiện thuộc sở hữu HTX thường là: Máy cày cỡ lớn, phân xưởng chế biến, máy bơm nước, máy phân loại, đóng gói nông sản. Hợp tác xã trực tiếp quản lý việc sử dụng các tài sản này.

Các hợp tác xã còn là diễn đàn để nông dân kiến nghị Chính phủ các chính sách hợp lý cũng như tương trợ lẫn nhau giữa các hợp tác xã và địa phương.

Ngoài ra, các hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản còn tiến hành các nhiệm vụ giáo dục thành viên tinh thần hợp tác xã thông qua các tờ báo, phát thanh, hội nghị, đào tạo, tham quan ở cả ba cấp hợp tác xã nông nghiệp cơ sở, tỉnh và Trung ƣơng.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng HTX NN Nhật Bản đã phát triển từ các đơn vị đơn năng đến các đơn vị đa năng dịch vụ. Một nước công nghiệp hoá như Nhật Bản, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả vẫn là hộ gia đình.

Do đó HTX NN, một mặt đƣợc thành lập để hỗ trợ nông dân, giúp cho họ vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa cải thiện cuộc sống ở nông thôn, mặt hác vẫn tôn trọng mô hình kinh tế nông hộ và chỉ thay thế hộ nông dân và tƣ thương ở khâu nào HTX tỏ ra có ưu thế hơn hẳn trong tương quan với mục tiêu hỗ trợ nông dân.

b. HTX nông nghiệp của Hàn Quốc

Trong quá trình phát triển kinh tế, các HTX nói chung đã đóng vai trò rất quan trọng đối với Hàn Quốc. Nhìn chung, các HTX Hàn Quốc hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong đó có liên đoàn HTX NN quốc gia đƣợc thành lập năm 1961. Liên đoàn HTX NN thành lập nhằm hỗ trợ tăng năng suất lao động của ngành nông nghiệp và tăng cường vị trí Kinh tế xã hội của những người thành viên. Liên đoàn HTX nông nghiệp Hàn Quốc có các chính sách thu mua nông sản và hướng cho nông dân sản xuất theo nhu cầu của thị trường, do đó hiện nay Liên đoàn quản lý một hệ thống doanh nghiệp kinh doanh nông sản lớn nhất và có khả năng cạnh tranh cao nhất, điều đó đƣợc chứng tỏ qua việc nắm giữ 40% thị trường nông sản trên thị trường Hàn Quốc.

Liên đoàn HTX NN chịu trách nhiệm cung cấp hàng vật tƣ và tiêu dùng cho nông dân. Đồng thời chịu trách nhiệm cung cấp phân bón, thuốc, cây con giống, máy công cụ…từ một tổ chức áp đặt của nhà nước, ngày nay toàn bộ nông dân Hàn Quốc đã tự giác trở thành thành viên của HTX NN.

c. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan hiện nay có khoảng 7.016 hợp tác xã (HTX), một con số khiêm tốn so với số lƣợng của Việt Nam vào khoảng 19.498 HTX. Tuy nhiên, họ có rất nhiều HTX quy mô lớn với lịch sử hoạt động lâu đời.

HTX đầu tiên ở Thái Lan - Wat Chan Cooperative Unlimited Liability đƣợc thành lập vào ngày 26.02.1916 tại tỉnh Phitsanulok, với mục tiêu duy nhất là cung cấp tín dụng trang trại quy mô nhỏ cấp làng cho các hộ nông dân đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nợ nần.

Một trong những ƣu điểm của các HTX tại Thái Lan là có mô hình quản lý tốt. Các HTX có Ban Giám đốc (BOD – Board of Directors) với tối đa 15 người do các thành viên HTX bầu lên từ đại hội thành viên và không được hưởng lương. BOD họp định kỳ 1 tháng 1 lần để giải quyết các vấn đề về điều hành hoạt động của HTX.

Bên dưới BOD có các phòng ban thường bao gồm: hành chính, tài chính, đào tạo, kinh doanh… Các thành viên BOD là người có trình độ, được đào tạo bài bản về quản lý HTX, thành viên phòng ban là những người có chuyên môn sâu về lĩnh vực chuyên biệt phụ trách.

Vấn đề đào tạo đƣợc HTX hết sức chú trọng. Các lớp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ canh tác, kinh doanh diễn ra thường xuyên giúp thành viên cập nhật kiến thức mới và nâng cao trình độ. Các lớp đào tạo đƣợc sự hỗ trợ rất lớn từ Cục Hợp tác xã, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan.

Trong Dự án nâng cao năng lực xây dựng trong lĩnh vực nông nghiệp ở các nước ASEAN – Phần 3 với chủ đề: Khóa đào tạo về “Kế hoạch Chiến lƣợc và Quản lý đối với Phát triển bền vững hợp tác xã nông nghiệp và Hội Nông dân đƣợc tổ chức tại Thái Lan từ ngày 24.06.2018 – 07.07.2018, đại diện Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cùng các thành viên khác tham gia khóa học đã đƣợc tham quan hợp tác xã Ban Lat, tại tỉnh Phetchaburi.

Đây là một HTX lớn với hơn 9.000 thành viên chính thức và hơn 4.000 thành viên liên kết. Tổng diện tích đất canh tác của HTX Ban Lat là trên 1000ha và đƣợc coi là một HTX tiêu biểu của Thái Lan với sản phẩm chuối cao cấp được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong vòng hơn 20 năm qua.

Bên cạnh các sản phẩm xuất khẩu, tiêu thụ trong nước, HTX Ban Lat có rất nhiều sản phẩm chế biến từ chuối nhƣ: bánh ẹo chuối, chuối sấy khô, và đã nghiên cứu thử nghiệm thành công các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da có nguồn gốc từ chuối. Các sản phẩm mỹ phẩm chuẩn bị đƣợc tung ra thị trường.

Hoạt động tín dụng là một thế mạnh của các HTX tại Thái Lan, đây được coi là khác biệt lớn so với các HTX của nước ta. Như tại Ban Lat, các thành viên có thể làm thủ tục vay tiền trực tiếp từ HTX với mức vay tối đa là 150.000 Bath tương đương hoảng 1 tỷ đồng). Lãi suất cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại và khả năng tiếp cận vốn vay dễ dàng cho từng thành viên, đây là một ƣu thế lớn của HTX.

Vấn đề nhân sự chất lƣợng cao rất đƣợc chú trọng. Để thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học quay về làm việc tại nông thôn, HTX rất khuyến khích các sinh viên đã tốt nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Các ý tưởng khả thi trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ đƣợc HTX tài trợ vốn với số tiền khoảng 30.000 Bath tương đương hoảng 200 triệu đồng).

Để tăng tính gắn kết giữa các thành viên với HTX, phúc lợi xã hội đƣợc nâng cao như tặng học bổng cho học sinh giỏi, hỗ trợ trẻ em, chăm lo người già, gia đình nghèo, thăm hỏi người ốm đau, thăm viếng người mất.

Với số lƣợng thành viên lớn, HTX triển khai hoạt động kinh doanh chợ đầu mối. Đây là nơi các thành viên mang hàng hóa nông sản của mình đến chợ bán buôn cho thị trường tiêu thụ trong khu vực và cả nông sản phục vụ xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Đồng thời, HTX đầu tư nhà máy xay xát lúa gạo. Trấu đƣợc dùng làm phân bón hữu cơ. Các thành viên HTX đều giảm thiểu việc dùng phân bón hóa chất, tận dụng tối đa nguyên liệu sẵn có để sản xuất phân bón hữu cơ.

1.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp ở một số địa phương a. HTX nông nghiệp ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Phong trào phát triển HTX ở huyện Phú Vang nói chung và HTX NN nói riêng đã có nhiều sự biến đổi cụ thể nhƣ việc giải thể và chuyển đổi các HTX cũ hông hiệu quả, thành lập HTX mới hoạt động theo luật HTX. Bên cạnh đó những biến đổi trong về quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối và nội dung hoạt động của HTX theo luật HTX đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định, xuất hiện nhiều mô hình hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và củng cố đời sống của các thành viên. Góp phần củng cố quan hệ sản xuất từng bước thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa cho huyện Phú Vang.

Toàn huyện Phú Vang có 57 đơn vị HTX 17 đơn vị HTX nông nghiệp, 14 HTX công nghiệp, 1 HTX quỹ tín dụng, 2 HTX dịch vụ ô tô vận tải, 23 HTX hai thác đánh bắt và nuôi trồng thủy sản), trong 17 HTX NN có 15 đơn vị HTX cũ chuyển đổi và thành lập mới 2 đơn vị HTX sang hoạt động theo luật HTX. Hầu hết các HTX NN đều thực hiện các hình thức kinh doanh dịch vụ. Một số loại hình dịch vụ chính của các HTX NN ở huyện Phú Vang nhƣ là: Dịch vụ vật tƣ, dịch vụ thủy lợi, dịch vụ làm đất, dịch vụ giống, dịch vụ hỗ trợ vốn, dịch vụ điện dân dụng… hả năng đảm nhận và chất lƣợng cung ứng các dịch vụ của HTX NN phụ thuộc từng HTX[5].

HTX NN huyện Phú Vang đã có những bước tiến quan trọng trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ cho HTX. Tổng số cán bộ chủ chốt của HTX NN huyện là 120 người bao gồm hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban kế toán. Trong thời gian qua nhờ chú trọng vào công tác đào tạo điều này đã làm cho trình độ của cán bộ tăng lên đáng ể. Số cán bộ chủ chốt có trình độ đại học và cao đẳng đang tăng lên. Ngày càng có nhiều HTX thu hút đƣợc nhiều cán bộ trẻ về tham gia vào HTX. Một số cán bộ mới, đƣợc đào tạo chuyên môn, kỹ năng có hả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu về quản lý.

Hầu hết các HTX trong tỉnh đều có các nguồn vốn cơ bản từ HTX cũ chuyển qua, còn lại cổ phần do thành viên góp. Nếu phân chia theo nguồn hình thành thì vốn của HTX đƣợc chia thành 2 phần: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Cơ cấu của các loại vốn này cũng há quan trọng khi HTX tiến hành sản xuất kinh doanh. Việc lạm dụng nhiều nguồn vốn vay sẽ ảnh hưởng tới nguồn tài chính của các HTX.

au quá trình chuyển đổi, mặc dù gặp nhiều hó hăn nhƣng các HTX NN của huyện vẫn có những bước phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực. Quy mô của các HTX NN ngày càng đƣợc mở rộng, cơ sở vật chất phát triển, mở rộng nhiều loại hình dịch vụ và đa số đều làm ăn có lãi. Các HTX đã thực hiện nhiều khâu dịch vụ phục vụ cho bà con nông dân nhƣ cung cấp giống, nhận làm đất, thủy lợi nội đồng, huy động vốn góp để bê tông hóa kênh mương, bảo vệ thực vât. Bên cạnh đó HTX còn chú ý công tác tuyên truyền đến tận hộ nông dân về các chính sách của nhà nước đối với HTX NN và ưu tiên cho nông hộ.

Có thể nói HTX NN là chỗ dựa vững chắc cho nông dân để người thành viên yên tâm sản xuất và tham gia tích cực các hoạt động cuả HTX.

Tóm lại qua xem xét kinh nghiệm của một số HTX trong nước có các điều kiện tự nhiên há tương đồng và các HTX ở nước ngoài thì ở huyện Phú Xuyên các HTX nông nghiệp nên học tập một số điểm trong điều hành và chỉ đạo cũng nhƣ trong sản xuất của các HTX đó là:

Nên thành lập liên minh HTX NN đa chức năng và thực hiện tốt các hoạt động cung ứng dịch vụ trong sản xuất cho hộ thành viên, hướng nông dân sản xuất theo nhu cầu của thị trường đồng thời chủ động làm tốt vấn đề bao tiêu nông sản cho hộ thành viên nhƣ ở các HTX NN Nhật Bản và Hàn Quốc.

Chú trọng mở rộng quy mô cũng nhƣ đa dạng hóa nhiều loại hình dịch vụ trong sản xuất kinh doanh của các HTX NN. Quan tâm vấn đề đào tạo cán bộ nhất là cán bộ trẻ có kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ và tập huấn cho hộ thành viên. Chủ động thực hiện tốt kế hoạch sản xuất nông vụ và ký hợp

đồng với các công ty cung cấp giống chất lƣợng cao để phục vụ cho thành viên đồng thời làm tốt công tác tìm iếm thị trường bao tiêu nông sản cho nông hộ nhƣ ở HTX NN Đại Lộc, Quảng Nam và HTX NN Phú Vang, Thừa Thiên Huế.

b. HTX nông nghiệp ở huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam

Trải qua nhiều biến động và quá trình chuyển đổi mô hình, đến nay HTX hoạt động với nhiều chuyển biến đổi mới, HTX dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh tổng hợp có quy mô ngày càng đƣợc mở rộng và nhiều loại hình kinh tế hác. HTX thực hiện các hâu dịch vụ nông nghiệp để làm chỗ dựa cho bà con nông dân, đồng thời mở rộng quy mô ngành kinh tế và nâng cao thu nhập cho bà con thành viên. Hiện nay, HTX đảm nhận các dịch vụ cơ bản cho thành viên thủy lợi nhƣ: làm đất, giống, ngoài ra còn kinh doanh các hâu dịch vụ hác. Bên cạnh đó, HTX đã mở nhiều lớp đào tạo, tập huấn, hội thảo và chuyển giao khoa học công nghệ cho bà con nông dân áp dụng vào sản xuất, làm tăng năng suất cây trồng đem lại thu nhập cao trên đơn vị diện tích.

Ngoài ra còn huy động vốn để từng bước kiên cố hóa kênh mương, tính đến nay HTX đã đầu tư hơn một tỷ đồng để bê tông hơn 10 m đường, đạt 400%

so với đề án đề ra. Có nhiều trạm bơm đƣợc đƣa vào sử dụng. Không chỉ dừng lại ở đó mà hội đồng quản trị HTX đã cho các hộ thành viên vay 50%

vốn đầu tƣ mua xe, máy cày để làm đất, thu hồi khấu hao trong 36 tháng.

HTX còn đảm nhận khâu làm đất cho các hộ thành viên không có điều kiện, từ đó 100% diện tích đất đƣợc cơ giới hóa với mức thu ổn định hơn 18 g/sào ở cuối vụ. Cùng với hâu làm đất thì nguồn giống đóng vai trò quan trọng đối với mùa vụ và thu hoạch của thành viên, nên HTX đã có nhiều phương án, ế hoạch nhƣ ký hợp động với công ty giống để cung cấp đầy đủ các loại giống chất lƣợng cao cho các hộ thành viên sản xuất đại trà, nhƣ giống lúa F1 với diện tích 30ha/vụ, các hộ thành viên giao nộp lại giống theo quy định theo tỷ lệ trả bằng thóc, từ đó với các làm mới của HTX nguồn giống lai đƣợc nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện phú xuyên thành phố hà nội (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)