Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện phú xuyên thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm tự nhiên, Kinh tế - xã hội của huyện Phú Xuyên

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Xuyên là một huyện đồng bằng nằm trên vĩ tuyến 20040’ - 20049’

Bắc và kinh tuyến 105048’ - 106001’ Đông, có tổng diện tích tự nhiên theo thống ê năm 2010 là 17110,46 ha và có ranh giới nhƣ sau:

- Phía Bắc giáp 2 huyện Thanh Oai và Thường Tín.

- Phía Nam giáp huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam.

- Phía Đông phía Đông giáp sông Hồng và huyện Khoái Châu, tỉnh Hƣng Yên.

- Phía Tây giáp huyện Ứng Hoà.

Với vị trí địa lý nhƣ trên cùng với thuận lợi là nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 35 km theo quốc lộ 1A và tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Pháp Vân mở năm 2001. Trung tâm huyện cách thành phố Hà Đông 40 m về phía Bắc, cách khu du lịch Chùa Hương 27 m về phía Tây Nam, huyện còn có đường ĐT 428, ĐT429 đi qua và có các đường liên huyện, liên xã nên Phú Xuyên có điều kiện thuận lợi trong mở rộng giao lưu, quan hệ thị trường trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh khác trên cả nước. Đặc biệt là sau hi đƣợc sát nhập với thủ đô Hà Nội, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước, đã tạo nhiều điều kiện tốt để huyện có thể tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Thủ đô Hà Nội cũng là thị trường tiêu thụ nông sản, thủ công mỹ nghệ, cũng là nơi thu hút lao động của huyện, đồng thời với vị trí của huyện như vậy sẽ có điều kiện trao đổi, lưu thông hàng hoá với các tỉnh, huyện hác trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Phú Xuyên có địa hình tương đối bằng phẳng, cao hơn mực nước biển từ 1.5 - 6.0 m. Địa hình có hướng dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam.

Theo đặc điểm địa hình lãnh thổ huyện có thể chia thành hai vùng sau:

- Vùng phía Đông đường quốc lộ 1A gồm các xã: Thị trấn Phú Minh, Văn Nhân, Thuỵ Phú, Nam Phong, Nam Triều, Hồng Thái, Khai Thái, Phúc Tiến, Quang Lãng, Minh Tân, Bạch Hạ, Tri Thuỷ, Đại Xuyên. Đây là những xã có địa hình cao hơn mực nước biển khoảng 4m.

- Vùng phía Tây đường quốc lộ 1A gồm các xã: Phượng Dực, Vân Từ, Hồng Minh, Phú Túc, Chuyên Mỹ, Nam Triều, Hoàng Long, Quang Trung, ơn Hà, Tân Dân, Vân Từ, TT Phú Xuyên, Phú Yên, Châu Can. Do địa hình thấp trũng và hông có phù sa bồi đắp hàng năm nên đất đai có độ chua cao, trồng trọt chủ yếu là 2 vụ lúa, một số chân đất cao có thể trồng cây vụ đông.

Cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, ngoài ra còn một số ít diện tích trồng lạc, đỗ tương, hoai lang, rau các loại... vùng thấp trũng nuôi trồng thủy sản kết hợp với chăn nuôi thủy cầm.

2.1.1.3. Đặc điểm khí tượng thủy văn a. Khí hậu, thời tiết

Theo số liệu thống kê của trạm hí tƣợng huyện Phú Xuyên thì huyện mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mƣa nhiều. Khí hậu cả năm há ẩm, mùa đông chịu ảnh hưởng của những đợt gió mùa Đông Bắc.

Khí hậu đƣợc chia thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng đồng thời là mùa mƣa.

mùa lạnh cũng là mùa hô.

Mùa Đông bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc. thời tiết lạnh và khô, tháng 1là tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình là 160C. Lƣợng mƣa tháng 1 cũng thấp nhất khoảng 18 mm. Số mùa nắng trong các tháng mùa hô có xu hướng giảm. Đồng thời đới

gió mùa Đông Bắc của dải hội tụ nhiệt đới và xoáy nhiệt đới thường gây ra áp thấp nhiệt đới.

Mùa nóng, ẩm thường có mưa nhiều, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1300-1800 mm. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, hướng gió chủ yếu là đông nam mang theo hơi nước mát, nhưng cũng có hi là giông bão với sức gió có thể đạt 128 -144 m/h. Lƣợng mƣa đƣợc tập trung từ tháng 6 đến tháng 9. Hàng năm thường có 1 đến 3 cơn bão làm ảnh hưởng đến khí hậu. thời tiết trong khu vực. Bão đến thường èm theo mưa lớn gây úng lụt cho các khu vực thấp trũng.

Với điều kiện khí hậu thời tiết nhƣ trên giúp cho huyện khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên yếu tố hạn chế là mùa mƣa dễ gây ngập úng ở vùng trũng, mùa hô dễ bị khô hạn, đặc biệt với cây trồng vụ đông thường thiếu nước. Điều này đòi hỏi huyện phải có hệ thống thủy lợi thật chủ động để đáp ứng tốt nguồn nước tưới vào mùa hô nhưng cũng tiêu nước kịp thời về mùa mưa. Mặt khác cần có cơ cấu cây trồng với chế độ canh tác phù hợp nhằm giảm thiểu tác động xấu do thời tiết gây ra.

b. Thuỷ văn, sông ngòi

Chảy qua địa phận của huyện có 3 con sông lớn là: sông Hồng 17 km, theo hướng Bắc – Nam ở phía đông của Huyện; Sông Nhuệ 17 km chảy theo hướng Tây bắc - Đông Nam ở phía Tây của huyện; Sông Lương 12,75 m theo hướng bắc nam là con sông cụt chảy từ Nam Hà qua các xã Minh Tân, Tri Thuỷ, Bạch Hạ, Đại Xuyên và cuối cùng là xã Phúc Tiến. Ngoài ra có các sông nhỏ hác là sông Duy Tiên 13 m, sông Vân Đình 5 m, sông Hữu Bành 2 km. Hệ thống sông Nhuệ, sông Lương, Duy Tiên, Vân Đình, Hậu Bành thuộc hệ thống tưới tiêu do công ty thuỷ nông sông Nhuệ quản lý. Trên hệ thống sông Hồng sau khi trạm bơm Khai Thái hoàn thành giải quyết tiêu úng cho trên 6.000 ha đất canh tác của các xã vùng miền Đông và trung Tây.

Đồng thời lấy nước phù sa của sông Hồng để phục vụ tưới cho cây trồng và cải tạo đồng ruộng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện phú xuyên thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)