Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện phú xuyên thành phố hà nội (Trang 35 - 39)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển hợp tác xã nông nghiệp

1.2.3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả HTX NN là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trong suốt quá trình cách mạng xã hội

chủ nghĩa XHCN ở nước ta, vấn đề HTX NN là chủ đề được nhiều cơ quan khoa học, nhiều nhà nghiên cứu xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi và mức độ hác nhau. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu nhƣ:

Lương Văn Thế (2008 , “Đổi mới tổ chức và quản lý HTX trong nông nghiệp nông thôn , Nhà xuất bản (Nxb) Nông nghiệp, Hà Nội. Các tác giả đã hái quát toàn bộ quá trình phát triển của các hình thức tổ chức, quản lý các HTX trong nông thôn Việt Nam từ trước đến khi chuyển sang kinh tế thị trường và phân tích thực trạng mô hình tổ chức quản lý các HTX ở một số địa phương tiêu biểu. Từ thực trạng phát triển mô hình tổ chức quản lý các HTX ở nông thôn của một số địa phương miền Bắc tiêu biểu, các tác giả cũng đã đưa ra những phương hướng và giải pháp cụ thể để xây dựng mô hình tổ chức và quản lý có hiệu quả các HTX.

Chu Tiến Quang(2011 , “Kinh tế hợp tác, HTX ở Việt Nam – Thực trạng và định hướng phát triển , Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Các tác giả đã hệ thống hóa quá trình hình thành, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, HTX trên thế giới và ở Việt Nam với những thành công và tồn tại, từ đó nêu lên định hướng phát triển phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước ta.

Nguyễn Văn Ba (2014 , “Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nước ta hiện nay , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các tác giả tập trung trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác, HTX; sự cần thiết hách quan phải lựa chọn các mô hình kinh tế hợp tác, HTX phù hợp với đặc điểm, điều kiện nông nghiệp, nông thôn nước ta, đề xuất những giải pháp phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, HTX trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay.

Nguyễn Minh Phong trong bài viết “ áu đột phá phát triển nông nghiệp" (01/2011) - Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội đã nêu lên sáu đột phá phát triển nông nghiệp trong gian đoạn hiện nay, bao gồm: (1) Chính sách đất đai: về giá đất và thuế sử dụng đất, thu hồi đất nông nghiệp, thời hạn

sử dụng đất... (2) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) nông nghiệp: nhằm mục đích phát triển toàn diện nông, lâm, ngƣ nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn. 3 Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp: tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo và hướng nghiệp từ bậc phổ thông tại khu vực nông thôn. Đảm bảo trình độ tay nghề và trình độ xã hội cho lao động ở nông thôn. (4) Xây dựng kết cấu hạ tầng và áp dụng KHCN: tạo lập sự đồng bộ về hệ thống thuỷ lợi, giao thông, mạng lưới điện, mạng lưới thông tin - truyền thông, chợ, hệ thống chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản phẩm. (5) Xây dựng thương hiệu và tiêu thụ nông sản: chú ý vào xây dựng và bảo vệ các thương hiệu nông sản, phát triển các thể chế và tổ chức thương mại để điều tiết hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu thông suốt theo quy luật thị trường. (6) Chính sách tài chính - tín dụng: Bỏ hoặc giảm các loại thuế nông nghiệp, ƣu tiên vốn ngân sách và hỗ trợ tín dụng nông thôn, thu hút nguồn vốn FDI và ODA cho phát triển nông nghiệp, mở rộng thị trường cho thuê tài chính nông thôn. Đây là bài viết chuyên sâu về các giải pháp, mở ra chiều hướng nghiên cứu giải pháp phát triển nông nghiệp.

Nguyễn Công Bình 2007 , “Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang đến 2015 - Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Tác giả nghiên cứu phân tích các điều kiện tự nhiên và xã hội ở Tiền Giang, qua đó đánh giá thực trạng hoạt động và phát triển của các Hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang giai đoạn 1997 đến 2007, từ đó tìm ra các giải pháp thích hợp để nâng cao hoạt động của các HTXNN tầm nhìn đến 2015.

Bùi Văn Huyền, Phạm Văn áng, Nguyễn Quốc Thái 2011 , “Hợp tác xã - nhìn từ thực tiễn Đồng Nai , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các tác giả tập trung trình bày một số vấn đề lý luận về HTX, kinh nghiệm phát triển HTX; đánh giá thực trạng HTX ở Đồng Nai và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển trong những năm tới.

Hồ Văn Vĩnh 2010 , “Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta , Tạp chí cộng sản số 8, 2010. Ở bài viết này, tác giả đã bàn đến những cách thức chuyển đổi HTX NN kiểu cũ sang HTX NN kiểu mới trên cơ sở quán triệt đường lối đổi mới HTX của Đảng. Tác giả cũng đã nêu lên mối quan hệ tác động qua lại giữa HTX NN và CNH - HĐH đồng thời nên ra những nguyên nhân của sự hó hăn hi phát triển HTX nông nghiệp trong thời kỳ mới và những giải pháp tháo gỡ khó hăn này.

Lê Thùy Hương 2012 , “Kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương, thực trạng và giải pháp , Luận văn Thạc sỹ kinh tế. Tác giả trình bày vai trò, tính tất yếu hách quan của việc phát triển kinh tế tập thể, đánh giá đúng thực trạng và nêu giải pháp phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Ngoài ra còn có nhiều luận án, đề tài viết về phát triển HTX nhƣ: Đoàn Văn Dân 2011 , “Đổi mới mô hình hợp tác xã nông nghiệp hiện nay ở huyện An Lão, Hải Phòng ; Luận án TS Kinh tế Nhƣ Bảo (2013 , “Một số giải pháp nhằm phát triển Kinh tế hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ; Chử Văn Lâm, Trần Quốc Toản (2012 , “Hợp tác hóa nông nghiệp Việt Nam - lịch sử và triển vọng , Nxb Sự thật, Hà Nội; Lưu Văn Sùng (2009 , “Lý luận về hợp tác hóa nông nghiệp - kinh nghiệm lịch sử và sự vận dụng ở nước ta , Nxb Sự thật, Hà Nội; Lê Thanh Sinh (2015), bài viết “Quan điểm của Đảng ta về phát triển kinh tế tư bản nhà nước và Kinh tế tập thể , Tạp chí Triết học số 1 188 năm 2015; Vũ Văn Phúc 2012 , “Về chế độ kinh tế hợp tác xã ở nước ta , Tạp chí Lý luận chính trị số 1, 2012; Nguyễn Văn Tuất (2012),

“Hợp tác xã nông nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long - Nhìn từ thực tiễn , Tạp chí Khoa học về chính trị số 3, 2012.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện phú xuyên thành phố hà nội (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)