Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm tự nhiên, Kinh tế - xã hội của huyện Phú Xuyên
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Phú Xuyên là một huyện sản xuất nông nghiệp đặc thù, có lực lƣợng lao động dồi dào, thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển Kinh tế - xã hội.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của đất nước, nền kinh tế của huyện đã có sự chuyển biến nhất định, góp phần tăng cường cơ sở kỹ thuật phát triển Kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện.
Theo kết quả năm 2018, tổng giá trị sản xuất đạt 8.215 tỷ đồng tăng 8,39% so với năm 2017. Huyện thực hiện phát triển kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Những năm vừa qua, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh Hà Tây và nay là thành phố Hà Nội.
2.1.2.2. Dân số, lao động việc làm và thu nhập
Dân số năm 2018 là 186.644 người, trong đó dân số đô thị 15.022 người, nông thôn là 171.642 người, mật độ dân số trung bình khoảng 1.091 người/km2.
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên không ngừng đƣợc giảm xuống do công tác dân số kế hoạch hoá gia đình được toàn dân hưởng ứng năm 2018 là 1,29%. Dân số phân bố hông đồng đều giữa các xã trong huyện, mật độ dân cao nhất là thị trấn Phú Minh với 4.028 người/km2, mật độ dân số thấp nhất là xã Quang Lãng với 748 người/km2. Dân số đô thị chiếm 8,0%, dân số nông thôn 92,0%, mức độ đô thị hoá còn thấp. Hiện nay, Phú Xuyên có 101.214 lao động, nhƣng chủ yếu là lao động nông nghiệp.
2.1.2.3. Sản xuất công nghiệp-TTCN và xây dựng
Phú Xuyên là quê hương giàu truyền thống sản xuất tiểu thủ công nghiệp, với các làng nghề phong phú nhƣ da giầy, mây tre đan, hảm trai, sơn mài, may mặc, đồ gỗ gia dụng… Kinh tế từ tiểu thủ công nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người nông dân, ổn định tình hình chính trị ở cơ sở. Đến nay, trên địa bàn huyện có 37 làng đƣợc công nhận làng nghề theo tiêu chí cấp thành phố trong số 98/138 làng của toàn huyện có nghề (bằng 71%). Sản phẩm của các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và thế giới.
Năm 2018 giá trị sản xuất ngành CN-TTCN của huyện đạt 632 tỷ đồng tăng 17,9% so với năm 2017. Hiện nay, Phú Xuyên đang triển khai xây dựng các điểm và cụm công nghiệp để tạo điều kiện phát triển Kinh tế - xã hội của huyện trong tương lai. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng năm 2018 đạt 1.051,3 tỷ đồng, năm 2020 ƣớc đạt 1.211,8 tỷ đồng;
đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016- 2018 là 12,08%.
Tính đến nay trên địa bàn huyện Phú Xuyên có 02 cụm công nghiệp đƣợc phê duyệt và đang triển khai xây dựng: Cụm công nghiệp Đại Xuyên và Cụm công nghiệp Phú Xuyên. Ngoài ra còn có 02 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề (làng nghề thôn Thƣợng xã Chuyên Mỹ và làng nghề thôn Lưu Thượng xã Phú Túc . Đối với các cụm công nghiệp này các cơ quan hữu quan đã và đang có chính sách iểm tra, kiểm soát vấn đề an toàn vệ sinh môi trường, vấn đề kiểm soát chất thải rắn, khí... ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh hoạt của người dân và sản xuất nông nghiệp ở các khu vực lân cận.
2.1.2.4. Ngành thương mại, dịch vụ
Mạng lưới dịch vụ phát triển mạnh ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện.
Toàn huyện có 17 chợ nông thôn và 4 khu trung tâm kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ.
Cơ sở vật chất phục vụ cho kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ ngày càng tốt hơn, huyện đã có 4 chợ đƣợc xây dụng kiên cố và rộng rãi (Chợ Bìm, chợ Lịm, chợ Chảy, chợ Phú Minh) và hệ thống chợ nông thôn đƣợc quan tâm nâng cấp, cải tạo. Nhìn chung hoạt động dịch vụ thương mại của huyện phát triển đa dạng và phong phú đảm bảo nhu cầu vật tƣ phục vụ sản xuất và hàng hoá tiêu dùng của nhân dân.
2.1.2.5. Ngành nông nghiệp, thủy sản
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2018 của huyện đạt 1.586 tỷ đồng vƣợt 1,8% so với kế hoạch trong đó:
a. Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng 11.633 ha. Cơ cấu cây trồng của ngành trồng trọt huyện Phú Xuyên rất phong phú và đa dạng gồm có cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, các loại rau…Trong đó cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng cao cả về sản lƣợng và diện tích gieo trồng.
Trong 5 năm qua, tuy diện tích cây lương thực có giảm, nhưng sản xuất lương thực của huyện tăng về sản lượng, nguyên nhân do năng suất tăng há cao. Giá trị sản xuất là 736.874 triệu đồng.
- Diện tích cây lương thực có hạt năm 2018 còn 9.717 ha, giảm 129 ha, trong đó diện tích lúa giảm 64 ha so với năm 20176.
- Năng suất lúa bình quân cả năm từ 93,3tạ/ha năm 2016 lên đến 119,9tạ/ha (tốc độ tăng 4,3%/năm năm 2018. Năng suất ngô từ 40,66 tạ/ha năm 2016 lên 41,67 tạ/ha năm 2018 (tốc độ tăng 0,16%/năm .
- Tổng sản lượng lương lúa năm 2018 đạt 101.838,9 tấn, tốc độ tăng trưởng đạt 1,9%/năm. Bình quân lương thực có hạt đạt trên 322 g/người.
Năng suất các loại cây lương thực của huyện tăng 4,3%/năm.
+ Về chuyển đổi mùa vụ: Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ là một trong những yếu tố nâng cao hệ số sử dụng đất và hiệu quả sản xuất của cây trồng
tăng tỷ lệ lúa xuân muộn, tăng tỷ lệ lúa mùa sớm); mở rộng diện tích gieo trồng bằng các giống lúa, ngô lai, thuần chất lƣợng cao.
+ Về sử dụng giống mới năng suất, chất lƣợng cao: Chuyển đối giống dài ngày có năng suất thấp bằng các giống mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt nhƣ KD18, Q5, ĐV108, Nhị ƣu 838. Đối với giống ngô chủ yếu gieo trồng bằng các giống ngô lai, nhƣ giống Bioseed.9681, 9779....
- Sản xuất cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày:
+ Diện tích rau, đậu các loại năm 2017 là 1.408 ha, đến năm 2018 tăng lên 1.527 ha.
Trong sản xuất rau đã hình thành vùng chuyên canh rau tập trung tại một số xã nhƣ: Văn Nhân, Hồng Thái, Khai Thái, Nam Phong….và một số xã có truyền thống sản xuất rau hàng hoá gồm cải , su hào, đậu cove, hành... và đặc biệt là rau cần.
+ Diện tích lạc năm 2018 là 1.058 ha, sản lƣợng lạc năm 2017 đạt 1.644 tấn. Đã đƣa các giống lạc mới vào sản xuất, nhƣ giống lạc TQ số 6, MD7, L14, L17, L18, song do đầu tƣ thâm canh ém nên nhìn chung năng suất lạc của huyện còn thấp, năm 2018 chỉ đạt 13,94 tạ/ha.
+ Cây đậu tương cũng được áp dụng với công thức luân canh chủ yếu là: 2 lúa - đậu tương đông. Cây đậu tương hông chỉ là cây cho hiệu quả Kinh tế cao mà còn là cây đƣợc trồng để cải tạo đất cho vùng trũng của huyện.
Diện tích canh tác lớn nhất là ở các xã Hoàng Long, Quang Trung, ơn Hà, Nam Triều. Trung bình so với tổng sản lượng, đỗ tương được bán với tỷ lệ trên 90%.
- Sản xuất cây ăn quả: Diện tích cây ăn quả có xu hướng giảm dần từ 7.813 ha năm 2016 xuống còn 7.348 ha năm 2018 (giảm 465 ha). Sản lƣợng quả các loại của huyện hàng năm đạt khoảng 19.023 tấn.
b. Chăn nuôi
Ngành chăn nuôi là một ngành sản xuất khá quan trọng của huyện, đóng vai trò tích cực trong kinh tế hộ gia đình, giúp tăng thêm thu nhập, tận dụng các sản phẩm dƣ thừa trong nông nghiệp, tạo thêm việc làm cho lao động nông nghiệp khi nhàn rỗi, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Theo thống kê tỷ trọng ngành chăn nuôi Phú Xuyên tăng dần trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Năm 2018, tỷ trọng của ngành chăn nuôi chiếm 41 % trong cơ cấu ngành nông nghiệp và tăng 1.5% so với năm 2017.
Năm 2018, đàn lợn đạt 51.360 con, tổng sản lƣợng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 11.268 tấn. Chăn nuôi lợn đã có định hướng chuyển sang chăn nuôi theo phương pháp hiện đại, sản xuất hàng hoá vùng tập trung. Tổng đàn gia cầm năm 2018 có 1.246 nghìn con các loại, sản lƣợng thịt gia cầm xuất chuồng 3.661 tấn, đã và đang phát triển theo hướng siêu thịt, siêu trứng, sản xuất công nghiệp. Giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2018 đạt 576,54 tỷ đồng, chiếm 30,51% trong cơ cấu ngành nông nghiệp
Nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ nhằm phát triển chăn nuôi. Xu thế chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp đang phát triển và đem lại hiệu quả.
Qua điều tra tại một số mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện cho thấy bình quân quy mô mỗi trang trại có 5 – 6 lao động và bình quân đất canh tác 10 ha/trang trại, giá trị sản xuất đạt trên 300 triệu đồng/năm.
Theo thống ê năm 2018, toàn huyện có 286 trang trại gồm có 7 trang trại trồng trọt, 41 trang trại chăn nuôi, 152 trang trại nuôi trồng thủy sản, 86 trang trại sản xuất nông nghiệp tổng hợp.
Thực tế, trong những năm gần đây, hình thức nuôi lợn công nghiệp và bán công nghiệp với quy mô từ 50 con trở lên/lứa/hộ đƣợc phát triển nhanh ở các xã có điều kiện chăn nuôi lợn hàng hoá, đã cho thu nhập của các hộ tương đối khá, giải quyết đƣợc việc làm ở nông thôn. Tuy nhiên, đầu năm 2018 do
ảnh hưởng của giá lợn sụt giảm trầm trọng, người nuôi lợn hầu như hông có lãi, rất nhiều chủ trang trại phải chấp nhận bán với giá thấp để bù lỗ.
- Đàn gia cầm có tốc độ tăng bình quân trong 6 năm qua là 15,87%/năm. Năm 2018, đàn gia cầm của huyện có 953.000 con, tăng 424.000 con so với năm 2016. Phát triển nuôi gà theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp.
c. Nuôi trồng thủy sản
Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản: Phú Xuyên là vùng có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản lớn, với tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản và thuỷ sản kết hợp khoảng 3.600 ha. Tổng diện tích nuôi thuỷ sản năm 2016 toàn huyện chỉ đạt 1.359 ha, song đến năm 2018 tăng lên đạt 1.512ha tăng 153 ha, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng thêm chủ yếu là do chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản và nuôi thuỷ sản kết hợp với trồng lúa hoặc nuôi thủy cầm.
Về sản lƣợng: năm 2016 đạt 5.285 tấn thuỷ sản các loại, đến năm 2018 đạt 7.262,9 tấn tăng bình quân 4,9%/năm .
Trong những năm gần đây, một số xã đã chuyển đổi diện tích đất trồng lúa vùng trũng vụ mùa ngập nước sang canh tác theo phương thức lúa - cá, thuỷ cầm mang lại hiệu quả Kinh tế cao. Tuy nhiên, việc chuyển đổi đất đai từ sản xuất chuyên lúa sang lúa - cá còn mang nặng tính tự phát và chƣa tạo ra những vùng sản xuất có tính tập trung.
Các sản phẩm thủy sản đƣợc tiêu thụ chủ yếu trong nội huyện và một số thị trường lân cận: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Hà Nam...
- Tình hình phát triển Kinh tế trang trại.
Trong những năm gần đây, Kinh tế trang trại trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển mạnh mẽ góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của huyện. Theo thống ê năm 2018, toàn huyện có 286 trang trại gồm có các loại sau:
+ Trang trại trồng trọt: 7 trang trại, chuyên trồng lúa, cây ăn quả nhƣ:
bưởi, chuối, đu đủ...
+ Trang trại chăn nuôi: 41 trang trại. Chủ yếu là trang trại lợn, gia cầm...
+ Trang trại nuôi trồng thủy sản: 152 trang trại, với các loại nhƣ cá trắm, cá chim trắng, chép, trôi, mè, cá rô phi, rô đồng, ba ba...
+ Trang trại sản xuất nông nghiệp tổng hợp: 86 trang trại, bao gồm các trang trại lúa - cá - vịt, lúa - sen - cá, sen - cá, lợn - bò - gia cầm, cây ăn quả - gia cầm - lợn...
Trong tổng số trang trại toàn huyện, loại hình trang trại thủy sản chiếm tỷ lệ lớn với 53,15% tổng số trang trại do đặc trƣng địa hình úng trũng của huyện.