Cơ cấu tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại bảo hiểm xã hội tỉnh hòa bình (Trang 51 - 54)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU38 2.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Hòa Bình

2.2. Đặc điểm cơ bản của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình

2.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình

Hiện nay, BHXH tỉnh Hòa Bình là đơn vị sự nghiệp thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh thuộc BHXH Việt Nam, có con dấu và tài khoản riêng, nhưng hạch toán phụ thuộc vào BHXH Việt Nam. Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình được tổ chức thành hệ thống hai cấp gồm: BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh, được thể hiện qua sơ đồ 2.1.

Mô hình hoạt động

BHXH tỉnh Hòa Bình là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam báo cáo trực tiếp cho Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về thực hiện các nhiệm vụ đối BHXH trên địa bàn tỉnh. Đơn vị do một Giám đốc quản lý và điều hành 11 phòng nghiệp vụ và 11 BHXH huyện, thành phố thuộc tỉnh Hòa Bình.

Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức BHXH của tỉnh Hòa Bình

(Nguồn: Văn phòng BHXH tỉnh Hòa Bình)

* Khu vực cơ quan BHXH tỉnh gồm có các phòng chức năng sau:

- Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả TTHC có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết; tư vấn chế độ, chính sách về BHXH, BHYT; lưu trữ hồ sơ hưởng BHXH và hồ sơ nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam

- Phòng QL Thu có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu BHXH, BHTN, BHXH; quản lý các đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT của các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam.

- Phòng Giám định BHYT có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHYT trên địa bàn theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam.

- Phòng Cấp sổ, thẻ có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; việc ghi, xác nhận quá trình đóng, chốt sổ BHXH cho người tham gia BHXH, BHTN và những thay đổi trong việc đóng BHXH, BHTN, BHYT, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam.

- Phòng Công nghệ thông tin có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện việc phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của hệ thống BHXH tỉnh theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam.

- Phòng Thanh tra - Kiểm tra có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn tỉnh, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chế độ, chính sách về BHXH, BHTN, BHYT và quản lý tài chính trong hệ thống BHXH tỉnh theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam.

- Phòng Kế hoạch - Tài chính có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tài sản, tổ chức công tác kế toán của Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

- Phòng Chế độ BHXH có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh) tổ chức thực hiện và giải quyết các chế độ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện (gọi chung là BHXH); quản lý đối tượng hưởng các chế độ: BHXH, BHTN, bảo hiểm tai

nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam.

- Phòng Tổ chức cán bộ có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện các công tác tổ chức, biên chế, công tác cán bộ, công tác kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thi đua, khen thưởng, công tác quân sự địa phương, công tác thanh niên, công tác bình đẳng giới, thực hiện quy chế dân chủ; tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam.

- Phòng Khai thác và thu nợ có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện công tác phát triển đối tượng tham gia và công tác quản lý nợ, đôn đốc thu hồi nợ BHXH, BHTN, BHYT của các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam.

- Văn phòng BHXH tỉnh, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện các công tác: Tổng hợp, hành chính, văn thư, quản trị, ISO, tuyên truyền, pháp chế theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam.

* Khu vực BHXH thành phố Hòa Bình và các huyện là cơ quan trực thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp BHXH tỉnh và UBND tỉnh và huyện. Trụ sở đặt được tại thành phố và các huyện, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN; quản lý thu, chi BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý. BHXH huyện và thành phố có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại bảo hiểm xã hội tỉnh hòa bình (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)