Đánh giá chung về Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại bảo hiểm xã hội tỉnh hòa bình (Trang 59 - 62)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU38 2.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Hòa Bình

2.2. Đặc điểm cơ bản của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình

2.2.6. Đánh giá chung về Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình

- Đội ngũ cán bộ viên chức BHXH của tỉnh Hòa Bình đạt chuẩn theo chức danh nghề nghiệp, có trình độ đáp ứng giải quyết nhu cầu công việc của ngành.

- Được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của BHXH Việt Nam, của Thường trực Tỉnh ủy, của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh;

sự phối hợp, hỗ trợ của các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; cùng sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành BHXH tỉnh.

- Lãnh đạo BHXH tỉnh Hòa Bình đã triển khai quyết liệt, đồng bộ theo đúng yêu cầu của Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ, của BHXH Việt Nam, của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác cải cách thủ tục hành chính.

Trong đó tập trung vào việc chấn chỉnh, chuyển đổi tác phong, lề lối làm việc của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị từ tác phong hành chính sang tác phong phục vụ, tạo điều kiện tốt nhất về thời gian, chi phí cho đơn vị, doanh nghiệp và người tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm tự nguyện; đồng thời, cải cách hồ sơ, quy trình và thủ tục kê khai thu nộp, chi trả chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm tự nguyện; rà soát, đơn giản hóa thủ tục và các chỉ tiêu, biểu mẫu thực hiện chế độ BHXH, BHYT, BHTN.

- Đẩy mạnh giao dịch điện tử, tiếp nhận và trả kết quả qua hệ thống Bưu điện. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 100% đơn vị, doanh nghiệp thực hiện giao dịch hồ sơ qua mạng internet với cơ quan BHXH; có 100% đơn vị, doanh nghiệp thực hiện giao, nhận hồ sơ qua hệ thống Bưu điện với cơ quan BHXH.

- Công tác tuyên truyền luôn luôn được BHXH cấp tỉnh, cấp huyện đổi mới với nội dung hình thức đa dạng, phù hợp với thực tế tại địa phương và đối tượng tuyên truyền, từng bước tạo sự chuyển biến trong nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nhất là đối với người sử dụng lao động, NLĐ, người dân về pháp luật BHXH, BHYT.

2.2.6.2. Khó khăn

Dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng việc thực hiện chính sách BHXH của doanh nghiệp trong thời gian qua đã gặp nhiều khó khăn và hạn chế:

- Chính sách về BHXH có nhiều thay đổi, các quy định, văn bản pháp luật về BHXH còn thiếu tính đồng bộ, dẫn đến những vướng mắc trong việc giải quyết khiếu nại của người tham gia BHXH và cơ quan sử dụng lao động.

Ngoài chính sách BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện chưa đủ sức hấp dẫn, khiến người lao động không mặn mà còn là bởi sự lúng túng trong quá trình triển khai thi hành luật.

- Việc duy trì một tỷ lệ cao trong đóng BHXH và các khoản đóng góp khác liên quan đến người lao động như hiện nay thực sự là “một gánh nặng”

không hề nhỏ; không ít doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh hoặc phải giải thể cũng ảnh hưởng tới việc thực hiện đóng BHXH theo quy định.

Những năm gần đây, số doanh nghiệp thành lập mới tại Hòa Bình, dù có tăng nhưng phần lớn là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ nên sử dụng lao động ít, bấp bênh và đầy biến động. Những doanh nghiệp này hiện đang khá lúng túng trong việc nộp BHXH cho người lao động. Do tính chất công việc, việc thuê công nhân là rất khó khăn và thất thường, chủ yếu theo mùa vụ, có khi từ 1 đến 3 tháng, có khi chỉ vài tuần là họ lại xin nghỉ việc hoặc sang làm việc khác trong khi những doanh nghiệp này cũng không có việc làm ổn định, thường xuyên.

Trường hợp, Doanh nghiệp muốn thực hiện các quy định về BHXH cho người lao động, nhưng có một số lao động đã có tuổi, có người trên 45, thậm chí gần 50 tuổi không hứng thú việc đóng BHXH mà yêu cầu trả hết vào lương cho họ, còn BHYT họ đã đóng ở gia đình. Như vậy, người lao động chưa hiểu hết được tầm quan trọng và ý nghĩa an sinh xã hội của chính sách bảo hiểm dẫn đến việc tham gia BHXH, BHYT tự nguyện thấp. Tại huyện Kỳ Sơn, số dân ra khỏi vùng kinh tế khó khăn theo Quyết định số 1049, ngày 26/14/2014 của Thủ tướng Chính phủ tương đối lớn, ảnh hưởng đến số người tham gia BHYT trên địa bàn. Bên cạnh đó, trạm y tế các xã, thị trấn thiếu bác sỹ, trang thiết bị cũ kỹ, trình độ chuyên môn của một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu khám - chữa bệnh của nhân dân…

- Việc tổ chức thanh tra chuyên ngành đóng và kiểm tra thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại các doanh nghiệp đã bộc lộ những hạn chế, bất cập trong quy trình, quy định xử lý kết luận sau thanh tra, kiểm tra..., nhiều sai phạm trong lĩnh vực chi BHXH, BHYT, BHTN chưa được các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, xử lý kịp thời với nhiều lý do nhưng cơ quan BHXH chưa được giao nhiệm vụ thanh tra lĩnh vực chi BHXH, BHYT, BHTN. Việc phối hợp chia sẻ thông tin giữa cơ quan BHXH với các cơ quan liên quan về quản lý doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; các đối tượng được thanh tra, kiểm tra đôi khi còn có biểu hiện cản trở, không hợp tác.

Tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ ốm đau, thai sản, quỹ BHTN, quỹ BHYT còn có diễn biến phức tạp, BHXH Việt Nam đã phối hợp với các bộ, ban, ngành, cơ quan chức năng dùng mọi biện pháp kiên quyết xử lý để giảm thiểu tình trạng trên, đảm bảo quyền lợi của người tham gia, người thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phương tiện làm việc vừa thiếu, vừa lạc hậu, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của BHXH còn chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới và yêu cầu hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại bảo hiểm xã hội tỉnh hòa bình (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)