Nguyên nhận tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại bảo hiểm xã hội tỉnh hòa bình (Trang 90 - 93)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hành chính công tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình

3.4.3. Nguyên nhận tồn tại hạn chế

3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan hay rào cản thể chế

Một trong những rào cản quan trọng đối với việc nâng cao CLDVHCC gắn liền với hai điểm yếu nghiêm trọng trong xây dựng là:

- Thiếu sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, của người dân;

- Thiếu sự hợp tác liên ngành tại địa phương trong thiết kế và thực thi chính sách quản lý BHXH. Cả hai điều này cùng xảy ra khiến các chính sách được thông qua trở nên thiếu hiệu quả và không thể thực hiện (còn nhiều

trường hợp trục lợi BHXH, BHYT… nhưng thiếu sự phối hợp trong xử lý hình sự).

Hoạt động của bộ máy BHXH từ trung ương đến địa phương vẫn chưa thật thống nhất, thông suốt là một rào cản đối với việc nâng cao CLDVHCC.

Còn tình trạng mệnh lệnh hành chính chưa được chấp hành một cách nghiêm túc, kỷ luật, kỷ cương hành chính vẫn còn lỏng lẻo và tình trạng tuỳ tiện, thiếu quy định rõ ràng về quy trình giải quyết công việc ở các cơ quan hành chính. Phương thức quản lý điều hành của bộ máy hành chính chậm thay đổi, quy trình làm việc của các cơ quan hành chính nhìn chung còn thiếu tính chuyên nghiệp.

Nhiều nội dung hoạt động cải cách hành chính do các bộ chủ trì (ISO, một cửa, Đề án 30, ứng dụng CNTT...) chưa có sự thống nhất về cách tổ chức chỉ đạo, điều hành, khác nhau về định mức chi, các cơ chế đãi ngộ...

Nguồn lực và những điều kiện bảo đảm cần thiết cho cải cách hành chính chưa ngang tầm, kể cả nguồn lực con người và tài chính.

Thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHXH còn rườm rà, phức tạp cũng là một rào cản thể chế đối với việc nâng cao CLDVHCC. Số lượng các thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông còn ít. Cơ sở vật chất tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tuy đã được đầu tư nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được hiện đại hóa nền hành chính. Số lượng dịch vụ công cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 còn hạn chế. Việc công bố, công khai thủ tục hành chính trong thời gian qua còn chậm, còn tình trạng công khai thủ tục hành chính đã hết hiệu lực.

3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía BHXH tỉnh

Thứ nhất, một số công chức, viên chức còn thiếu quyết liệt, chưa thực sự coi công tác CCHC là nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá.

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Những yêu cầu về mặt năng lực của công chức, viên chức trong khối cơ quan

cung cấp dịch vụ công hiện nay là một vấn đề bức xúc. Những phẩm chất công chức, viên chức không nói chung chung mà nó phải được thể hiện thành những tiêu chuẩn cụ thể, đó là các tiêu chuẩn cán bộ là cơ sở để đánh giá và bổ nhiệm cán bộ, lấy tài năng và hiệu quả làm thước đo. Trong đó, coi trọng năng khiếu và sự thể hiện trên thực tế.

Vì vậy, để nâng cao chất lượng DVHCC, người công chức, viên chức BHXH tỉnh Hòa Bình phải có tâm huyết và năng lực trong việc thực hiện vai trò và trách nhiệm cá nhân trước tổ chức.

Thứ hai, về công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá chất lượng DVHCC. Thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát hướng dẫn và chuẩn hóa các phòng ban, BHXH huyện, thành phố chưa thường xuyên, sâu sát và toàn diện.

Hệ thống theo dõi, kiểm soát và đánh giá là yêu cầu quan trọng trong tổ chức thực hiện chất lượng DVHCC cung cấp cho công dân. Về cơ bản, mục tiêu của hệ thống nhằm: (i) Hướng dẫn việc thực hiện chất lương; (ii) Cho biết phải so sánh các kết quả thực tế với các kết quả kỳ vọng như thế nào và (iii) Gợi ý các cách sửa sai, điều chỉnh cần thực hiện khi tổ chức không chấp nhận được sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kỳ vọng. Chính vì vậy, vấn đề thiết lập hệ thống theo dõi, kiểm soát và đánh giá có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng DVHCC.

Thứ ba, về nhận thức của công chức, viên chức đối với việc nâng cao chất lượng DVHCC. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức về những yêu cầu mới đặt ra đối với công tác CCHC chưa đầy đủ, còn đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, nhất là những việc khó, nổi cộm, bức xúc. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các trường hợp sai phạm còn thiếu kiên quyết.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhận thức là một quá trình phức tạp, nó được bắt đầu từ việc xem xét hiện tượng một cách trực tiếp, tích cực, sáng tạo và dựa trên cơ sở thực tiễn. Qui trình logic cho thấy,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại bảo hiểm xã hội tỉnh hòa bình (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)