Đặc điểm tự nhiên của huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH hđh trên địa bàn huyện mỹ đức thành phố hà nội (Trang 40 - 45)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CNH, HĐH

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Nằm về phía Tây Nam thành phố Hà Nội, huyện Mỹ Đức có tổng diện tích tự nhiên 22.625,08 ha (chiếm 6,72% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố); với dân số 195.263 người (mật độ dân số trung bình đạt 863 người/km2). Huyện gồm 21 xã và 1 thị trấn, trong đó có 12 xã đồng bằng dọc sông Đáy, 9 xã trung du và 1 xã miền núi. Trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Hà Nội 54 km về phía Tây Nam và cách thành phố Phủ Lý (Hà Nam) 37 km.

Huyện Mỹ Đức có toạ độ địa lý từ: 20035’40” đến 20043’40” vĩ độ Bắc và 105038’44” đến 105049’33” kinh độ Đông.

+ Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ;

+ Phía Đông có sông Đáy là ranh giới tự nhiên với huyện Ứng Hòa;

+ Phía Tây giáp huyện Lương Sơn, huyện Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình);

+ Phía Nam giáp huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam).

Là huyện nằm ven sông Đáy, có phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Mương máng trong đồng cũng được bê tông hóa dù khả năng cung cấp nước theo yêu cầu của cây trồng và tiêu nước nhanh chóng trong mùa mưa úng.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Mỹ Đức nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhưng cũng là khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng với miền núi. Huyện có hai dạng địa hình chính:

- Địa hình núi đá xen kẽ với các khu vực úng trũng bao gồm 10 xã phía Tây huyện. Độ cao trung bình so với mặt biển của dãy núi đá phía Tây huyện

từ 150 - 300 m. Do phần lớn đá bị hiện tượng Kast bị nước xâm thực qua quá trình kiến tạo lâu dài nên khu vực này hình thành nhiều hang động thiên nhiên đẹp, giá trị du lịch và lịch sử lớn. Điển hình là các động Hương Tích, Đại Binh, Người Xưa, Hang Luồn...;

- Địa hình đồng bằng gồm 12 xã, thị trấn ven sông Đáy. Địa hình khá bằng phẳng và hơi dốc theo hướng từ Tây sang Đông, rất thuận lợi cho việc xây dựng công trình thủy lợi tự chảy dùng nguồn nước sông Đáy tưới cho các cánh đồng lúa thâm canh. Độ cao địa hình trung bình giao động trong khoảng 3,8 - 7 m so với mực nước biển. Trong khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồ đầm nhỏ, tiêu biểu là Đầm Lai, Thài Lài.

Phần tiếp giáp giữa các dãy núi phía Tây và đồng bằng phía Đông là vùng úng trũng, vùng này có nhiều khu vực địa hình thấp tạo thành các hồ chứa nước như hồ Quan Sơn, hồ Tuy Lai, hồ Cầu Giậm, Bán Nguyệt, Ngái Lạng, Đồng Suối với diện tích hàng ngàn ha... Khu vực này có nhiều lợi thế phát triển du lịch, nuôi thả thủy sản kết hợp trồng một số loại cây ăn quả...

Huyện có 01 thị trấn và 21 xã: Thị trấn Đại Nghĩa (trước đây là thị trấn Tế Tiêu), xã Đồng Tâm, Thượng Lâm, Phúc Lâm, Tuy Lai, Bột Xuyên, Mỹ Thành, An Mỹ, Hồng Sơn, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá, Phú Lưu Tế, Đại Hưng, Vạn Kim, Đốc Tín, Hương Sơn, Hùng Tiến, An Tiến, Hợp Tiến, Hợp Thanh, An Phú.

Huyện Mỹ Đức được phân ra thành vùng I và vùng II; vùng I gồm 09 xã, 01 thị trấn, vùng 2 gồm 12 xã.

2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Khí hậu Mỹ Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 2 mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa nhiệt độ ẩm thấp, trời âm u tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Mùa khô dễ gây hiện tượng hạn hán gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Vê nhiệt độ không khí:

- Nhiệt độ bình quân năm là 23,1ºC, nhiệt độ thấp nhất trung bình trong năm là 13,6ºC (vào tháng 1), nhiệt độ cao nhất trung bình trong năm là 33,2ºC (vào tháng 7). Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 10;

- Trong năm thường có các đợt rét đậm xảy ra vào các tháng 12, 1, 2.

Đặc biệt là tháng 12 và tháng 1 gây ảnh hưởng lớn đến cây trồng. Vào thời gian này là giai đoạn xung yếu của mạ xuân nhiệt độ thấp làm cho mạ sinh trưởng, phát triển chậm và có thể chết rét. Nếu thời tiết ấm sẽ làm mạ sinh trưởng mạnh dẫn đến già, mạ ống;

- Các tháng có nhiệt độ trung bình trong ngày lớn hơn 27ºC là các tháng 6, 7 và tháng 8. Với nhiệt độ này thuận lợi cho lúa trổ bông và hình thành hạt.

Sương muối: Hầu như không có, mưa đá rất ít khi xảy ra. Thông thường cứ 10 năm mới quan sát thấy mưa đá 1 lần.

Thủy văn: Chế độ mưa theo mùa ảnh hưởng rõ nét đến chế độ thủy văn của các sông chính trong khu vực.

- Sông Đáy: Là một phần lưu lượng của sông Hồng, phần sông chảy qua địa phận huyện Mỹ Đức dài 40 km. Độ uốn khúc của sông lớn bên sông bị bồi lấp mạnh. Về mua khô nhiều đoạn sông chỉ như một đoạn lạch nhỏ.

Tuy nhiên lưu lượng đủ cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

- Sông Thanh Hà: Là một nhánh của sông Đáy, bắt nguồn từ vùng núi đá huyện Kim Bôi (Hòa Bình) và chảy vào sông Đáy tại cửa Đục Khê. Sông có chiều dài 28 km và diện tích lưu vực 390 km2. Do không có đê nên sông thường gây ngập úng cho các khu vực hai bên bờ trong mùa mưa là xã Hợp Thanh và xã Hợp Tiến, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của bà con địa phương.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có sông Mỹ Hà và các kênh lớn như kênh tiêu 7 xã, kênh dọc trục huyện.

Mỹ Đức nằm trong vùng phân lũ của Hà Nội, quy hoạch sử dụng đất cần đảm bảo không cản trở đến dòng chảy, an toàn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong mùa lũ.

2.1.1.4. Về lượng mưa, giờ nắng

- Tổng số giờ nắng trong năm trung bình là 1.503,6 giờ, năm cao nhất là 1.700 giờ, năm thấp nhất là 1.460 giờ. Với tổng số giờ nắng trong năm như vậy có đủ năng lượng cần thiết cho quá trình quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ kiến tạo năng suất cây trồng trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

- Tổng lượng mưa bình quân năm là 1.520,7 mm, đã cung cấp được khoảng 81% nhu cầu nước của cây trồng. Nhưng lượng mưa phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,2% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336,1 mm.

- Mùa khô từ cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 chỉ có 17,5 - 23,2 mm. Cuối mùa lạnh có mưa phùn có tác dụng là tăng độ ẩm đất.

2.1.1.5. Về độ ẩm không khí và chế độ gió

Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 80 - 89% vào các tháng 3, tháng 4. Trong hai tháng này có thời điểm độ ẩm gần đạt đến bão hòa. Với độ ẩm như vậy bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn không nhỏ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Đây là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Vào đầu mùa xuân (tháng 2, tháng 3) thời tiết còn có mưa phùn, trời âm u thuận lợi cho sâu bệnh hại và bệnh dịch phát triển mạnh đặc biệt là bệnh đạo ôn cần chú ý đến cần chú ý đến việc phòng trừ cho lúa xuân và các cây màu vụ xuân. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là tháng 11 và tháng 12.

Chế độ gió: Hướng gió chính về mua khô là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Các tháng còn lại trong năm chủ yếu là gió Nam, gió Tây Nam và gió Đông Nam.

2.1.1.6. Tài nguyên đất, thổ nhưỡng và hiện trạng sử dụng đất - Đất đai, thổ nhưỡng:

Mỹ Đức là huyện nằm ven bờ sông Đáy, có phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng cũng là khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, lại có dãy núi đá vôi chạy dọc ở phía Tây nên huyện Mỹ Đức có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và coi đây như tuyến phòng thủ phía Tây Nam đối với Thủ đô Hà Nội.

- Hiện trọng sử dụng đất:

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 22.625,08 ha, trong đó đất nông nghiệp 14.408,99 ha chiếm 63,68%, đất phi nông nghiệp chiếm 30,29%, đất chưa sử dụng chiếm 6,03%. Đất vùng đồng bằng được hình thành từ phù sa sông Hồng và sông Đáy, thích hợp với việc trồng lúa và hoa màu. Vùng đồi núi chủ yếu là đất nâu vàng và đất màu, thích hợp cho phát triển cây lấy gỗ, cây ăn quản và cây công nghiệp.

Đất Lâm nghiệp của huyện 3.520,09 ha trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 85% và được tập trung ở 8 xã vùng núi phía Tây. Vì thế cho nên Mỹ Đức cũng có nhiều tiềm năng về rừng và khai thác Lâm sản như: gỗ, tre, nứa, giang...; có lợi thế phát triển các loại cây ăn quả như: Dứa, nhãn, na, bưởi, mận, cam và cả trồng các loại cây cảnh.

Huyện có nguồn đá vôi với trữ lượng hàng tỷ m3, tập trung chủ yếu ở 5 xã Tây Đáy, trong đó có Bột Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa. Ngoài ra, còn có mỏ sét ở xã An Mỹ, Thanh Tâm, An Tiến trữ lượng hàng triệu m3 dùng làm chất liệu phụ gia cho sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận cùng với mỏ đá trắng cung cấp cho ngành công nghiệp hóa chất.

Sử dụng đất của Huyện Mỹ Đức trong năm 2020 được thể hiện qua bảng cơ cấu đất đai như sau:

Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội năm 2020

TT Chỉ tiêu Diện tích

(ha)

Tỷ trọng (%)

Ghi Chú

1 Đất nông nghiệp 14.408,99 63,68%

1.1 Đất dùng để sản xuất nông nghiệp

1.1.1 Đất trồng lúa 8.220,43 36,33%

1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 786,14 3,47%

1.1.3 Đất trồng cây lâu năm 287,73 1,27%

1.2 Đất Lâm nghiệp 3.520,09

Đất rừng Đặc dung 3.312,94 14,64%

Đất rừng sản xuất 207,15 0,92%

1.3 Đất nuôi trồng Thủy sản 1.480,66 6,54%

1.4 Đất nông nghiệp khác 113,94 0,05%

2 Đất phi nông nghiệp 6852,57 30,29%

3 Đất chưa sử dụng 1363,52 6,03%

Công quỹ đất 22.625,08 100%

(Nguồn: Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Mỹ Đức) - Tổng diện tích đất: Huyện Mỹ Đức là huyện chủ yếu người dân tham gia vào sản xuất nông nghiệp, tính đến tháng 9 năm 2020 tổng số dân tham gia vào lĩnh vực này trên 70% cho nên việc sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Quỹ đất trong toàn huyện năm 2020 là 22.625,08 ha, trong đó đất cho sản xuất nông nghiệp hàng năm chiếm phần lớn.

Đất Nông nghiệp: Năm 2017 là 14.574,12 ha chiếm 64,42% đến năm 2020 là 14.408,99 ha chiếm 63,68% trên tổng diện tích đất toàn huyện.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH hđh trên địa bàn huyện mỹ đức thành phố hà nội (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)