Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng cơ cấu kinh tế chung của huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, được sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Mỹ Đức đã có những bước đi chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp với mục đích đưa ngành nông nghiệp phát triển lên một bước mới phù hợp với yêu cầu của sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường, các chính sách mở cửa trong công cuộc cải cách kinh tế của huyện Mỹ Đức đang từng bước ổn định và phát triển. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện tương đối rõ và đúng hướng, nông nghiệp có xu hướng giảm, công nghiệp xây dựng và dịch vụ có chuyển hướng tăng. Đây là sự chuyển dịch tích cực, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
* Về giá trị sản phẩm
Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện Mỹ Đức được thể hiện qua bảng 3.1, cho thấy: Giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019, giá trị sản xuất của huyện tăng liên tục. Nếu năm 2017 giá trị sản xuất của huyện là 7.564,2 tỷ đồng thì năm 2019 đã tăng lên 9.179,8 tỷ đồng, đạt tốc độ 100,1%/năm và Chín tháng đầu năm 2020 giá trị sản phẩm đạt 8.146,8 tỷ đồng đạt 80,5% kế hoạch của năm.
Trong đó:
+ Giá trị sản xuất nông nghiệp: Tăng từ 2.418,8 tỷ đồng lên 2.589,9 tỷ đồng;
+ Giá trị Công nghiệp - xây dựng: Tăng lên từ 2.342,6 tỷ đồng lên 2.931,2 tỷ đồng. Sơ về tỷ trọng phát triển hàng năm thì ngành Công nghiệp -
xây dựng cơ bản là ngành có tỷ trọng tăng cao nhất, nhanh nhất, tỷ trọng này được tăng đều hàng năm có xu hướng đi lên và đây cũng là ngành có cơ cấu và tiềm năng lớn của huyện với sự đầu tư khá lớn trong những năm gần đây của tỉnh và Trung ương, cùng với sự thu hút vốn đầu tư của các nhà kinh doanh trong và ngoài nước;
+ Giá trị Thương mại - Dịch vụ - Du lịch: Tăng lên từ 2.802,8 tỷ đồng lên 3.658,8 tỷ đồng.
Qua số liệu tổng hợp trong bảng ta có thể khẳng định rằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện cũng đang tiến triển theo hướng tích cực, có hiệu quả:
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế chung của huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
TT Chỉ tiêu ĐVT
Các năm
2017 2018 2019 9/2020
SL TT% SL TT% SL TT% SL TT%
Giá trị sản phẩm Tỷ.đ 7564,2 100 8326,8 100 9179,8 100 8146,8 100 1 Nông nghiệp Tỷ.đ 2418,8 31,98 2510 30,14 2589,9 28,21 2233,5 27,42
2
Công nghiệp - xây dựng cơ
bản
Tỷ.đ 2342,6 30,97 2616,8 31,43 2931,2 31,93 2513,3 30,85
3 Thương mại -
dịch vụ Tỷ.đ 2802,8 37,05 3200 38,43 3658,8 39,86 3400 41,73
(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Mỹ Đức các năm) Cơ cấu kinh tế chung đã có sự chuyển dịch đúng hướng. Nhờ đó tỷ trọng nông nghiệp đã giảm một cách đáng kể từ 31,98% năm 2017 đến năm 2019 chỉ còn 28,21% và chín tháng đầu năm 2020 giảm còn 27,42%. Công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng từ 30,97% lên 31,93% và chín tháng đầu năm 2020 đạt 30,85%. Như vậy, ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng ưu thế trong cơ cấu kinh tế của huyện, nhưng vai trò giảm nhanh, trong khi đó công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đã có bước tiến nhanh.
Giá trị sản phẩm của Thương mại - dịch vụ năm 2017 chiếm 37,05%
trong GDP của huyện, với giá trị 2.802,8 tỷ đồng, đến năm 2019 chiếm 39,86% với giá trị sản phẩm là 3.658,8 tỷ đồng và chín tháng đầu năm 2020 chiếm tỷ trọng là 41,73% với giá trị sản phẩm là 3.400 tỷ đồng.
Huyện Mỹ Đức là khu có nhiều tiềm năng kinh tế nông nghiệp trong thành phố, nhưng những năm gần đây với sự quan tâm của Chính phủ, Nhà nước cộng với sự năng động, sáng tạo của lãnh đạo huyện năm 2017, huyện đã cấp giấy phép cho nhiêu công ty TNHH, cổ phần và các hội kinh doanh cá thể cũng như các trung tâm thương mại. Công tác xây dựng cơ bản tập trung vào việc nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng huyện đã tập trung đầu tư vào điện, đường, hệ thống thủy lợi. Vì vậy, trong thời kỳ 2017 - 9/2020 nền kinh tế huyện đã có sự chuyển dịch đúng định hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại - dịch vụ. Kinh tế - xã hội toàn huyện phát triển khá, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới.
Mỹ Đức là huyện có nhiều tiềm năng về du lịch văn hóa, lịch sử, vui chơi giải trí như: Chùa Hương, Hồ Quan Sơn các trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng hơn 50 km, phương tiện giao thông rất thuận lợi.
Ngoài ra, còn một số làng nghề cần được đầu tư khai thác trước mắt và lâu dài như: làng nghề Dệt Phùng Xá, làng Thêu Đồng Tâm, làng trồng dâu nuôi tằm Phù Lưu Tế.
Mỹ Đức có các hồ chứa nước lớn: Hồ Quan Sơn, hồ Tuy Lai…
Tóm lại: Cơ cấu kinh tế chung tại huyện Mỹ Đức trong những năm qua của huyện đã có sự chuyển dịch đi hướng giá trị sản phẩm toàn huyện được tăng lên, trong đó thủ đẩy mạnh giá trị sản phẩm ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản và thương mại, dịch vụ. Nhưng chưa đáp ứng được công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn diện trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn sử dụng phương pháp thủ công chưa cơ giới hóa toàn diện trong sản xuất nông nghiệp;
sự chuyển dịch đất sản xuất nông nghiệp sang phục vụ công nghiệp, thương mại còn nhỏ lẻ, manh mún chưa đồng bộ. Đặc biệt là khâu giải phóng mặt bằng chưa có hiệu quả.