Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CNH, HĐH
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Đặc điểm KT - XH của huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
- Hệ thống các đơn vị hành chính:
Huyện có 22 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 21 xã.
Thị trấn Địa Nghĩa là trung tâm kinh tế hành chính của huyên, cách thị xã Hà Đông 38 km và các thị xã Hà Nam 37 km, điều kiện giao lưu với các địa phương khác tương đối thuận lợi.
- Dân số - mật độ:
Bảng 2.2. Tình hình dân số và mật độ dân của huyện Mỹ Đức Tổng dân số
(Người)
Mật độ (Người/km2)
Tỷ lệ giới tính Nông thôn/thành thị Nam Nữ Nông thôn Thành thị 199.901 người 884 100.367 99.534 191.886 8.015
(Nguồn: Thống kê của chi cục thống kê Mỹ Đức đến 01 tháng 4 năm 2019) Huyện Mỹ Đức chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 96%, dân tộc Mường chiếm 3%, dân tộc khác 1%. Dân tộc Mường tập trung chính ở xã An Phú (70% dân số của xã là dân tộc Mường). An Phú là xã miền núi nghèo của huyện.
Trong 10 năm (2009 - 2019) tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên tăng 1,62%/năm. Mật độ trung bình là 884 người/km2, tuy nhiên dân cư phân bố không đồng đều giữa các xã.
- Lao động: Năm 2019 huyện đã tổ chức 48 lớp dạy nghề cho 1.680 lao động, trong đó: 1.050 học viên học nghề nông nghiệp và 655 học viên học nghề phi nông nghiệp. Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề đạt 83%.
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân và góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới của địa phương. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn vẫn còn những hạn chế. Công tác dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Số lao động nông thôn sau học nghề thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã còn ít. Một số bộ phận sau học nghề chưa đáp ứng được kiến thức đã học vào thực tế kinh doanh.
Số người trong độ tuổi lao động của huyện có 98.764 người, chiếm 50,58% dân số. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay được sử dụng chưa thật hợp lý.
Tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp vẫn còn phổ biến.
* Giáo dục - đào tạo: 100% số xã được công nhận xóa mù chữ và phổ cấp giáo dục tiểu học.
* Y tế: Trên địa bàn huyện có 26 cơ sở y tế (thuộc nhà nước). Trong đó có 2 bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa và 22 trạm y tế xã.
* Hoạt động văn hóa: Trên địa bàn huyện có 26 trung tâm văn hóa.
Trong đó, có 1 trung tâm văn hóa huyện, 22 trung tâm văn hóa xã và 3 cơ quan văn hóa. 23 thư viện phòng đọc sách bao gồm 1 thư viện của huyện và 22 thư viện xã.
Tổ chức thành công 28 buổi biểu diễn văn nghệ tại huyện, cơ sở và 13 buổi văn nghệ tuyên truyền Đại lệ Vesak năm 2019. Treo 370 m2 tranh panô;
2.900 cờ Đảng, cơ tổ quốc, 1.100 cờ nheo; 15 Phướn cỡ lớn; 125 khẩu hiệu;
Tổ chức Hội thi Thiếu nhi tuyên truyền Giới thiệu sách hè 2019 và tham dự Hội thi Thành phố đạt giải nhì; Tham dự liên hoan Dân ca, dân vũ thành phố đạt giải C tập thể và 2 giải B cá nhân; Tổ chức lớp tập huấn Dân ca Chèo tại huyện cho trên 170 thành viên các Câu lạc bộ về tham dự, hưởng ứng ngày sách Việt Nam và ngày sách thế giới tại trường THCS Hợp Thanh thu hút 901 học sinh tham dự.
* Giao thông, điện lưới: Hệ thống giao thông đi lại thuận lợi. 100%
đường nhựa, bê tông dải đến các xã.
100% hộ dân trên toàn huyện sử dụng điện lưới.
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng - Về giao thông:
Đường bộ: Tổng chiều dài đường bộ của huyện là 921,1 km, trong đó có 2 tuyến quốc lộ dài 20 km. Tỉnh lộ có 6 tuyến với chiều dài 46,4 km, đường huyện có 8 tuyến dài 55,7 km và đường giao thông nông thôn dài 799
km. Đường mòn Hồ Chí Minh đi qua 3 xã của huyện là Hùng Tiến, Hồng Sơn, Hợp Thanh với chiều dài 5 km.
- Về hệ thống thủy lợi: Với hệ thống kênh mương, sông ngòi trong huyện khá nhiều, hoàn chỉnh tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân trong huyện, toàn huyện có 46 km kênh mương đã được kiên cố bê tông tưới tiêu cho toàn bộ diện tích đất canh tác, các trạm bơm: Phù Lưu Tế, Quán Quốc, An Mỹ, Bạch Tuyết, Đốc Tín với môi trạm bơm có từ 3 đến 7 tổ máy, hệ thống tưới tiêu khá tốt và an toàn từ đó đã không có hiện tượng khô, hạn hay ngập úng cho các vụ sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho cây trồng đạt năng suất cao.
- Thông tin liên lạc: 20/20 xã, thị trấn trong huyện có đài truyền thanh, đảm bảo 100% số dân được nghe đài truyền thanh bốn cấp.
Hệ thống viễn thông còn cung cấp các dịch vụ truyền hình như MyTV đến người dân để cải thiện chất lượng truyền hình và các dịch vị internet với chất lượng cao.