Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong nội bộ chuyên ngành: Nông nghiệp; Thủy sản
Trong luận văn có sử dụng kinh tế nông nghiệp theo nghĩa rộng, nông nghiệp bao gồm sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Vì tầm quan trọng, do đó tiến hành phân tích chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo: trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Mỹ Đức là huyện thuộc thành phố Hà Nội, thực hiện sự phát triển kinh tế chung của cả nước và đồng thời cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của nền kinh tế đô thị, huyện Mỹ Đức đang tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, chuyển đổi ngành nghề của nông dân… Nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại là ngành kinh tế quan trọng cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn huyện. Vì vậy, huyện Mỹ Đức thực hiện công tác quy hoạch nông thôn mới gắn liền với quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường, quy hoạch sử dụng đất, phát triển mô hình kinh tế mới có hiệu quả, thực hiện tốt chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp huyện đã tập trung khai thác các tiềm năng và lợi thế, khắc phục những khó khăn, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp, từ đó góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, ổn định tình hình kinh tế - xã hội.
Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Mỹ Đức về mặt kinh tế - kỹ thuật được thể hiện ở bảng 3.2.
Qua số liệu trong bảng 3.2 cho chúng ta thấy kết quả và cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Mỹ Đức được chuyển dịch có hiệu quả các chỉ tiêu
giá trị sản xuất trong ngành nông nghiệp được tăng lên từng năm điều đó khẳng định việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Mỹ Đức bước đầu có hiệu quả; đặc biệt từ năm 2017 đến tháng 9 năm 2020 cơ cấu kinh tế được chuyển đổi khá nhanh, thể hiện ở các giá trị sản xuất đều tăng với tỷ lệ khá cao đặc biệt là tỷ trọng chăn nuôi và thủy sản.
Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện Mỹ Đức có xu hướng tăng lên hàng năm, năm 2017 tổng giá trị sản xuất là 2.418,8 tỷ đồng, đến năm 2019 tăng lên 2.589,9 tỷ đồng gấp 1,07 lần so với năm 2017.
Cụ thể cho từng lĩnh vực sản xuất như sau:
- Ngành trồng trọt: GTSX ngành trồng trọt năm 2017 là 918,2 tỷ đồng chiếm 37,96% đến năm 2019 tăng lên 960,4 tỷ đồng chiếm 37,08%. Đây là ngành có GTSX và chiếm tỷ trọng lớn trong nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần;
- Ngành chăn nuôi GTSX ngành năm 2017 là 1.017,4 tỷ đồng chiếm 42,07% đến năm 2019 tăng lên 1.103,4 tỷ đồng chiếm 42,61%. Đây là ngành có GTSX và chiếm tỷ trọng lớn trong nông nghiệp đang có xu hướng tăng theo hàng năm;
- Ngành thủy sản: Chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nhưng đây là ngành có tiềm năng và hiện tại thủy sản đang được khuyến khích phát triển. GTSX năm 2017 đạt 248,2 tỷ đồng chiếm 10,26%, năm 2019 đạt 267,9 tỷ đồng chiếm 10,34%;
Nhận xét về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp huyện Mỹ Đức giai đoạn 2017 - 2019 đã cơ bản chuyển biến tích cực giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ, thủy sản, lâm nghiệp là mức tăng nhẹ nhưng là yếu tố thuận lợi thực hiện mục tiêu CNH, HĐH.
Bảng 3.2. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
TT Chỉ tiêu ĐVT
Các năm
2017 2018 2019 9/2020
SL TT% SL TT% SL TT% SL TT%
I Giá trị sản xuất trong
Nông nghiệp Tỷ.đ 2418,8 100 2510 100 2589,9 100 2233,5 100
1 Chăn nuôi Tỷ.đ 1017,4 42,07 1061,2 42,28 1103,4 42.61 853 38,19
2 Trồng trọt Tỷ.đ 918,2 37,96 942,5 37,54 960,4 37.08 907,1 40,61
3 Dịch vụ Tỷ.đ 232,5 9,61 245,3 9,77 255,4 9.86 242,7 10,87
4 Thủy sản Tỷ.đ 248,2 10,26 258,4 10,29 267,9 10.34 228,3 10,22
5 Lâm nghiệp Tỷ.đ 2,5 0,10 2,6 0,104 2,8 0.11 2,4 0,11
II Cơ cấu sử dụng đất
trong Nông nghiệp Ha 14574,12 100 14560,60 100 14426,83 100 14408,99 100 1 Đất trồng lúa Ha 8251,52 56,62 8246,16 56,63 8225,39 57,01 8220.43 57,05 2 Đất trồng cây hàng năm Ha 960,85 6,59 953,27 6,55 792,67 5,49 786.14 5,46 3 Đất trồng cây lâu năm Ha 213,64 1,47 219,54 1,51 288,24 2 287.73 2 4 Đất mặt nước nuôi trồng
Thủy sản Ha 1506,60 10,34 1500,12 10,30 1482,52 10,28 1480.66 10,28 5 Đất Lâm nghiệp Ha 3527,56 24,20 3527,56 24,23 3524,07 24,43 3520.09 24,42
6 Đất khác Ha 113,94 0,78 113,94 0,78 113,94 0,79 113.94 0,79
(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Mỹ Đức các năm)
3.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu trong trồng trọt - Đất trồng cây hàng năm:
Diện tích đất nông nghiệp hiện nay của huyện Mỹ Đức đang sử dụng 14.408,99 ha đất nông nghiệp chiếm 63,68% tổng diện tích đất tự nhiên.
Ở bảng 3.3 ta thấy đất trồng lúa và trồng cây hàng năm có xu hướng giảm dần qua các năm và tổng diện tích giảm từ năm 2017 đến năm 2019.
Trong những năm gần đây huyện đầu tư vào CNH, HĐH như: Thủy lợi, điện nước, giao thông để phục vụ chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp trong đó lưu ý đến lĩnh vực trồng trọt; đồng thời với khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, nguồn nước… của khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung và huyện Mỹ Đức nói riêng, ngành trồng trọt đã xuất hiện từ lâu đời và chiếm ưu thế trong sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp ở lĩnh vực trồng trọt của huyện gồm có các loại cây chủ yếu như: cây lúa nước, cây ăn quả, cây đậu, ngô, khoai, sắn, các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác và các loại rau màu phục vụ đời sống hàng ngày người dân trong huyện.
Bảng 3.3. Cơ cấu diện tích đất gieo trồng tại huyện Mỹ Đức giai đoạn 2017 - 2019
TT Chỉ tiêu
Các năm So sánh
2017 2018 2019 2018/
2017 (%)
2019/
2018 (%) Diện tích
(ha)
Diện tích (ha)
Diện tích (ha)
1 Đất trồng cây hàng năm 37.367 36.156 35.514 96,76 98,22 1.1 Đất trồng cây lương thực 15.856 15.469 15.321 97,56 99,04
a Đất trồng lúa 15.166 14.857 14.733 97,96 99,17
b Đất trồng ngô 690 612 588 88,69 96,08
1.2 Đất trồng cây chất bột 338 331 298 97,93 90,03
1.3 Đất trồng cây rau 977 815 776 83,42 95,21
1.4 Đất trồng cây công nghiệp
hàng năm 3.927 3,682 3.444 93,76 93,53
TT Chỉ tiêu
Các năm So sánh
2017 2018 2019 2018/
2017 (%)
2019/
2018 (%) Diện tích
(ha)
Diện tích (ha)
Diện tích (ha)
1.5 Đất trồng cây hàng năm khác 414 389 354 93,96 91,01 2 Đất trồng cây lâu năm 94 103 106 109,57 102,91
2.1 Đất trồng cây ăn quả 91 98 100 107,69 102,04
2.2 Đất trồng cây lâu năm khác 3 5 6 166,67 120
Tổng 37.461 36.260 35.620 96,97 98,23
(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Mỹ Đức các năm) Từ bảng 3.3 có thể thấy: Tổng diện tích gieo trồng nông nghiệp huyện Mỹ Đức có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2017 tổng diện tích gieo trồng là 37.461 ha/năm, năm 2018 là 36.260 ha/năm giảm 96,97% so với năm 2017, đến năm 2019 giảm còn 35.620 ha/năm giảm 98,23% so với năm 2018 Tỷ trọng giảm trong các năm đã thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đã có sự chuyển dịch ban đầu nhất là sự chuyển dịch năm 2019.
- Diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện Mỹ Đức qua các năm 2017 là 37.367 ha/năm, năm 2018 là 36.156 ha/năm giảm 96,76% so với năm 2017, đến năm 2019 giảm còn 35.514 ha/năm giảm 98,22% so với năm 2018 cho chung ta thấy diện tích gieo trồng giảm dần so với các năm.
Thông qua số liệu cho thấy, trồng các loại cây hàng năm, lúa nước vẫn là cây trồng chính; bởi vì cây trồng này từ xưa đến nay là nguồn thu nhập chủ yếu của người nông dân, đặc biệt là vùng chiêm trũng như huyện Mỹ Đức.
Trong những năm gần đây cây trồng này đã được huyện đầu tư khá lớn kinh phí vào thủy điện nội đồng, càng thuận lợi cho người dân hơn trong việc trồng lúa nước.
Trên thực tế sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển biến tích cực, song sự chuyển đổi đó vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, bởi vì thói
quen của người dân địa phương chủ yếu trồng lúa. Chính vì vậy diện tích đất nông nghiệp để sử dụng cho trồng lúa chiếm đại đa số trong diện tích đất nông nghiệp. Trong sản xuất lúa, sự thay đổi cơ cấu mùa vụ cũng là một đặc trưng quan trọng cho phép giải quyết được những vẫn đề do điều kiện khí hậu thời tiết đặt ra đồng thời nói lên sự tiến bộ trong việc áp dụng khoa học - kỹ thuật và cải thiện điều kiện canh tác như giống, kỹ thuật thâm canh, vấn đề thủy lợi.
Đồng thời, với việc chuyển dịch giống cây trồng huyện đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong sản xuất nông - lâm - thủy sản nói chung. Trong sản xuất nông nghiệp huyện đặt lên hàng đầu về công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để chuyển đổi cơ cấu giống cây, vật nuôi, chọn giống có năng suất, chất lượng cao, có đặc tính sinh trưởng phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng. Huyện đã chỉ đạo và mở các lớp tập huấn tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, vận dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện thổ những từng vùng, từng đống đất để xây dựng nhưng mô hình chuyển dịch đạt kết quả cao. Năm 2019, huyện tổ chức 33 lớp tập huấn trồng cây hàng năm và chuyên canh lúa với học gần 2 nghìn học viên, về các mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tổ chức tham quan, học tập các hộ nông dân sản xuất giỏi về năng suất lúa trong các năm. Huyện đã tiến hành khảo nghiệm một số giống lúa có năng suất cao để đưa vào gieo cây trồng năm 2019 như: Giống lúa lai FI MHC2 được triển khai ở xã Hợp tiến và 91 hộ tham gia trên quy mô 10 ha. Đây là giống lúa mới năng suất, chất lượng có nhiều ưu điểm như cây cứng và gọn khóm, đẻ khá nhanh và tập trung, chống đổ tốt, bông to, nhiều hạt chắc. Thời gian sinh trưởng vụ mua là 105 ngày, năng suất đạt 71,4 tạ/ha, chất lượng gạo trắng trong, cơm mềm, vị đậm, đây là giống lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Với tinh thần bám sát nhà nông, trong quá trình sản xuất nông nghiệp huyện Mỹ Đức trong những
năm vừa qua đã có kết quả cao trong gieo trồng lúa các vụ trong năm 2019 đều tăng năng suất cao hơn so với những năm trước, mặc dù diện tích gieo trồng lúa đã bị thu hẹp để chuyển dịch cơ cấu sang gieo trồng các loại cây khác.
Bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu giống, mùa vụ, huyện Mỹ Đức còn thực hiện tốt chủ trương dồn điền đổi thửa “liên vùng, liên thửa” nhằm hướng sản xuất nông nghiệp tập trung, hiệu quả hơn. Đến nay, huyện đã tiến hành dồn điền đổi thửa cho tất cả 22 xã, thị trấn trong toàn huyện, tiếp tục quy hoạch, đầu tư hệ thống kênh mương, giao thông. Riêng vùng quy hoạch lúa, rau tập trung được hỗ trợ 70% kinh phí làm kênh nội đồng, đầu tư nhiều loại máy móc thiết bị nông nghiệp. Đây có thể coi là một bước “đột phá” nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tại huyện theo hướng CNH, HĐH.
Trong 3 năm qua, sản lượng và năng suất lúa tăng chủ yếu là do nông dân chọn sử dụng giống lúa năng suất cao vào sản xuất, tuy nhiên cần chú trọng tới những loại lúa có năng suất thấp hơn nhưng giá trị cao như giống lúa Bắc thơm. Ngành nông nghiệp huyện đã nỗ lực triển khai đồng bộ các chương trình để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến nông dân và xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp như: chương trình sản xuất và nhân giống lúa mới, chương trình quản lý, dịch hại tổng hợp trên lúa, chương trình bảo vệ thực vật, chương trình khuyến nông, thi công các công trình thủy lợi để đảm bảo tưới tiêu và chống lũ cho cây lúa như thủy lợi nội đồng, đê bao chống lũ, trạm bơm điện, quỹ hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ đó, từng bước đưa sản xuất cây lúa của cả huyện vào thế ổn định và phát triển bền vững.
- Đất trồng cây lương thực: Nhìn chung, từ năm 2017 đến 2019 đất trồng cây lương thực có xu hướng giảm năm 2017 là 15.856 ha/năm, năm 2018 là 15.469 ha/năm giảm 97,56% so với năm 2017, đến năm 2019 là 15.321 ha/năm giảm 99,04% so với năm 2018. Như vậy, ta thấy trong đó các năm có sự giảm đều, với phương châm của huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng với hình
thức quy hoạch gieo trồng từng loại cây thích hợp với từng vùng khí hậu và đất đai, trên địa bàn nào có lợi thế về trồng loại cây gì huyện sẽ khuyến khích và đầu tư vốn vào gieo trồng cây đó, để kết quả sử dụng đất có hiệu quả và đúng mục đích hơn, tránh tình trạng sử dụng lãng phí đất nông nghiệp.
- Đất trồng cây ngô: Ta thấy diện tích trồng cây ngô năm 2017 là 690 ha/năm, năm 2018 là 612 ha/năm giảm 88,69% so với năm 2017, đến năm 2019 giảm 588 ha/năm giảm 96,08% so với năm 2018. Vì hiện nay huyện Mỹ Đức cây ngô không có hiệu quả kinh tế cao, việc sử dụng ngô hạt chủ yếu là cho chăn nuôi, chưa chế biến được các thương phẩm khác và cũng chưa thực hiện xuất khẩu, cho nên diện tích trồng ngô ngày sẽ bị thu hẹp nhường diện tích cho cây trồng khác có hiệu quả kinh tế hơn.
- Đất trồng cây rau tổng diện tích trồng rau năm 2017 là 977 ha/năm, năm 2018 là 815 ha/năm giảm 83,42% so với năm 2017, đến năm 2019 là 776 ha/năm giảm 95,21% so với năm 2018. Tuy nhiên, rau cũng như các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác đều chịu sự tác động của thời tiết, ảnh hưởng của sâu bệnh, sự biến động của thị trường, người dân lại thiếu thông tin về kỹ thuật và thị trường đã gây nên không ít khó khăn cho nông dân.
Diện tích đất trồng rau của huyện tuy chỉ chiếm 776 ha trên tổng diện tích đất gieo trồng nông nghiệp, nhưng trong 3 năm qua diện tích này đã được mở rộng, vì nhu cầu sử dụng rau sạch của tiêu dùng trong và ngoài huyện ngày càng được nâng cao, chủ trương của huyện tiếp tục mở rộng diện tích trồng ra trong toàn huyện, quy hoạch các vùng rau sạch cung cấp cho trung tâm thành phố Hà Nội và các vùng lân cận. Hiện nay, trong toàn huyện đã có 5 vùng được quy hoạch trồng rau sạch đảm bảo chất lượng và được hỗ trợ vốn, hỗ trợ kinh phí đào tạo kỹ thuật gieo trồng là vùng trồng rau thôn Phú Khê, thôn Phú Hữu, thôn Lai Tảo (xã Bột Xuyên), thôn Quất (xã Tuy Lai), thôn Phúc Lâm (xã Phúc Lâm). Với các trung tâm trồng rau sạch này đã cung cấp rau sạch an toàn cho nhân dân trong huyện và các vùng lân cận, các trung
tâm trồng rau sạch này đều phải ký cam kết thực hiện tốt vệ sinh, an toàn thực phẩm với cơ quan chức năng trong huyện và thành phố. Các sản phẩm từ rau thu được trong huyện như: Rau cải lai, rau su su, rau ngót, rau rền, rau thơm các loại… bầu, bí đỏ, bí xanh, mướp đắng… Song song với quy hoạch vùng trồng rau sạch là quy trình đầu tư máy móc thiệt bị và ứng dụng công nghệ - kỹ thuật mới theo hướng CNH, HĐH.
- Đất trồng cây công nghiệp hàng năm:
Ngoài ra, huyện còn trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm như: lạc, đậu tương, ngô, khoai, sắn… nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong huyện.
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm của huyện năm 2017 là 3.927 ha/năm, năm 2018 là 3.682 ha/năm giảm 93,76% so với năm 2017, đến năm 2019 là 3.444 ha, giảm xuống 93,53% so với năm 2018. Thực tế, huyện đã sử dụng đất trồng cây hàng năm có hiệu quả và được phân khu trồng lạc, trồng đậu tương theo từng khu và đã thực hiện thu hoạch theo phương thức công nghiệp, tiêu thụ sản phẩm tốt; bên cạnh đó còn gặp các hạn chế như: năng suất chưa cao, chưa biết cách xử lý dịch bệnh ở các giống mới cho nên việc trồng giống đậu tương mới trong năm chưa có hiệu quả.
- Đất trồng các loại cây khác: Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện Mỹ Đức các năm, năm 2017 là 414 ha/năm, năm 2018 là 389 ha/năm giảm 93,96% so với năm 2017, đến năm 2019 giảm xuống còn 354 ha/năm giảm 91,01% so với năm 2018. Trong huyện sử dụng đất để trồng các loại cây hàng năm khác như cây dâu ở xã Phù Lưu Tế, cây chuối ngự ở xã Bột Xuyên… các loại cây này chủ yếu phát triển ở quanh bờ sông Đáy, vì loại cây này rất phù hợp ở vùng bãi bồi. Hiện nay, đất dùng cho các loại cây này cũng ngày được mở rộng. Loại cây này phù hợp chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Chủ trương của huyện sẽ phát triển đất trồng chuối lên 100 ha để cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng trong và ngoài huyện và phát triển làng nghề trồng dâu nuôi tằm.
- Đất trồng cây lâu năm:
Huyện Mỹ Đức là vùng chiêm trũng chủ yếu là cấy lúa và một số lại cây màu khác, còn các loại cây công nghiệp dài ngày và các loại cây lâu năm rất ít. Hiện nay, huyện Mỹ Đức các cây trồng lâu năm được trồng theo tự phát của các hộ gia đình chứ chưa được chú trọng đầu tư quy hoạch vùng chủ yếu là trồng các như: Cam, vải, nhãn, na, bưởi…
Diện tích gieo trồng cây lâu năm của huyện Mỹ Đức đang có xu hướng tăng dần theo các năm, năm 2017 là 94 ha/năm, năm 2018 là 103 ha/năm tăng 109,57% so với năm 2017, đến năm 2019 là 106 ha/năm tăng lên 102,04% so với năm 2018.
Mặc dù vậy, đối với diện tích đất trồng cây ăn quả trong huyện tuy chiếm diện tích ít nhưng huyện đã chuyển dịch có hiệu quả, thực hiện trồng cây ăn quả theo quy mô trang trại, bước đầu đã thu được kết quả tốt. Tuy nhiên, vẫn còn gặp khó khăn về kỹ thuật trồng và chăm sóc vẫn còn thủ công, sản phẩm chưa mang tính chất hàng hóa thương mại, chất lượng sản phẩm chưa cao. Diện tích đất trồng cây lâu năm khác của huyện trong nhưng năm qua của huyện được mở rộng và có hiệu quả chủ yếu trồng các cây nguyên liệu phục vụ cho làng nghề trong và ngoài huyện, việc trồng cây đã được khoanh vùng và trồng theo quy mô lớn. Tuy nhiên, trông nuôi trồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật.
3.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu trong chăn nuôi
Huyện Mỹ Đức với mục tiêu đưa chăn nuôi thực sự trở thành ngành sản xuất chính, ngoài việc tiếp tục nhân rộng mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc xuất khẩu, chăn nuôi bò lai sim, bò sữa, dê, gà, vịt, ngan siêu chứng... Sự đi lên từ các ngành chăn nuôi truyền thống như trâu, bò, dê, lợn… tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, ổn định, bảo đảm chất lượng, tham gia tích cực vào thị trường hàng hóa. Hướng phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện đã khai thác tối đa tiềm năng sẵn có, huy động mọi nguồn lực, tạo ra nhiều