Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
3.2.2. Chuyển dịch thành phần kinh tế trong nông nghiệp
Trong những năm qua, các thành phần kinh tế đã tích cực tham gia sản xuất và phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện. Điều này thể hiện ở bảng 3.6 dưới đây:
Tính đến thời tháng 9 năm 2020, tại huyện Mỹ Đức chỉ tồn tại 3 thành phần kinh tế chủ yếu đó là: Kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể (Hợp tác xã) và kinh tế cá thể. Trong 3 thành phần kinh tế trên thì số tham gia hoạt động sản xuất nông - lâm - thủy sản chủ yếu là kinh tế hộ gia đình với quy mô sản xuất vừa và nhỏ.
Những năm 2017, việc phát triển kinh tế hộ gia đình còn rất nhỏ lẻ, chỉ là những trường hợp đặc biệt, hoạt động rất manh mún, không tập trung do những nguyên nhân như tiền vốn, chế độ đãi ngộ của Nhà nước, kinh nghiệm và trình độ áp dụng tiến bộ khoa học và sản xuất còn hạn chế cho nên việc sản xuất hiệu quả thấp không thu hút được số hộ hoạt động trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của huyện về công tác thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, sự đãi ngộ của Nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế cá thể, hưởng ứng các cuộc vận động của các cấp, cùng với quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đã xuất hiện một số mô hình sản xuất hàng hóa có quy mô khá lớn dưới
hình thức nông trại gia đình, mô hình kinh tế nông trại, trang trại là yếu tố tất yếu khách quan trong việc phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bền vững nông nghiệp nông thôn của huyện. Trên thực tế phát triển kinh tế nông trại, trang trại đòi hỏi người dân phải có vốn để có thể mở rộng quy mô sản xuất và ứng dụng công nghệ mới và sản xuất; chính vì vậy trong những năm vừa qua huyện đã phải áp dụng chế độ hỗ trợ vốn đầu tư cho thành phần kinh tế cá thể.
Đi đôi với việc phát triển mạnh lĩnh vực sản xuất kinh tế cá thể huyện còn chú trọng và không ngừng phát triển lĩnh vực kinh tế hợp tác xã; thành phần kinh tế này giữ vai trò quan trọng trong quan hệ sản xuất ở nông thôn, thông qua hoạt động hợp tác xã các xã viên sẽ có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất nông nghiệp, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn về sản xuất.
Trong những năm qua, các thành phần kinh tế đã tích cực tham gia sản xuất và phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện. Điều này thể hiện ở bảng 3.6 dưới đây:
Bảng 3.6. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo thành phần kinh tế huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
TT
Thành phần kinh
tế
Các năm So sánh
2017 2018 2019 2018/
2017 (%)
2019/
2018 (%) Số lượng
(trđ)
TT (%)
Số lượng (trđ)
TT (%)
Số lượng (trđ)
TT (%) 1 Kinh tế nhà
nước 72.240 1,78 81.423 1,72 90.412 1,68 112,72 111,04 2 Kinh tế tập
thể 68.613 1,69 75.523 1,59 82.554 1,54 100,07 109,31 3 Kinh tế cá
thể 3.927.785 96,54 4.589.331 96,69 5.193.211 96,78 116,84 113,16 Tổng cộng 4.068.638 4.746.277 5.366.177 116,66 113,06
(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Mỹ Đức các năm)
Qua bảng 3.6 cho thấy, từ năm 2017 - 2019, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của các thành phần kinh tế liên tục tăng, năm 2017 là từ 4.068.638 triệu đồng, năm 2018 là 4.746.277 triệu đồng tăng 116,66% so với năm 2017;
đến năm 2019 là 5.366.177 triệu đồng tăng 113,06% so với năm 2018.
Các thành phần kinh tế trong huyện có sự biến đổi trong những năm như sau:
- Giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phần kinh tế Nhà nước có biến đổi tăng về giá trị là 72.240 triệu đồng năm 2017, năm 2018 là 81.423 triệu đồng tăng 112,72% so với năm 2017; đến năm 2019 là 90.412 triệu đồng tăng 111,04% so với năm 2018;
- Giá trị sản xuất của thành phần kinh tế tập thể cũng tăng về giá trị năm 2017 là 68.613 triệu đồng, năm 2018 là 75.523 triệu đồng tăng 100,07%
so với năm 2017; đến năm 2019 là 82.554 triệu đồng tăng lên 109,31% so với năm 2018;
- Giá trị sản xuất của thành phần kinh tế cá thể: Năm 2017 giá trị sản xuất là 3.927.785 triệu đồng chiếm 96,54% tỷ trọng giá trị sản xuất, năm 2018 là 4.589.331 triệu đồng chiếm 96,69% tỷ trọng giá trị sản xuất, tăng 116,84%
so với năm 2017; đến năm 2019 là 5.193.211 triệu đồng chiếm 96,78% tỷ trọng giá trị sản xuất tăng 113,16% so với năm 2018. Đây là thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng, là thành phần kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất trong số các thành phần kinh tế tham gia sản xuất nông nghiệp của huyện.
Qua đây cũng khẳng định rằng kinh tế cá thể ngày càng giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, phát triển kinh tế cá thể là xu hướng phát triển phù hợp và hiệu quả.
Bảng 3.7 dưới đây sẽ thể hiện sự chuyển dịch nghề nghiệp của các hộ gia đình trong toàn huyện trong 3 năm từ 2017 đến 2019, năm 2017 tổng số hộ là 32.571 hộ, năm 2018 là 33.289 hộ tăng 102,2% so với năm 2017; đến năm 2019 tăng lên 34.231 hộ tăng 102,83% so với năm 2018.
- Hộ chuyên sản xuất nông, lâm, thủy sản: Toàn huyện năm 2017 có tổng số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp là 32.571 hộ, trong đó có 16.745 hộ chiếm 50,79% tỷ trọng, năm 2018 là 16.680 chiếm 50,11% tỷ trọng, giảm 99,61% so với năm 2017; đến năm 2019 số hộ tham gia là 16.613 hộ chiếm 49,03% tỷ trọng, giảm 99,59% so với năm 2018 tổng số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp toàn huyện;
- Hộ nông nghiệp kiêm nông nghiệp và xây dựng cơ bản: tăng liên tục trong 3 năm qua của huyện Mỹ, năm 2017 có 7.254 hộ chiếm 22,27% tham gia lĩnh vực này, năm 2018 là 7.541 hộ chiếm 22,65%, tăng 103,96% so với năm 2017; tăng lên cho đến năm 2019 số hộ nông nghiệp kiêm công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng lên 8.254 hộ chiếm 24,11%, tăng 109,45% so với năm 2018. Sự tăng số hộ tham gia lĩnh vực này là phù hợp với chiến lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện với phương châm, giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ;
- Hộ nông nghiệp kiêm thương mại, dịch vụ: Qua biểu số liệu cho thấy số hộ tham gia thương mại, dịch vụ trong huyện là chưa nhiều mà chủ yếu số hộ trong huyện vẫn còn tham gia chính vào sản xuất nông, lâm, thủy sản, còn ở lĩnh vực thương mại dịch vụ còn chưa cao; tuy nhiên trong 3 năm qua cơ cấu hộ tham gia thương mại dịch vụ liên tục tăng lên và tốc độ tăng của lĩnh vực này là cao nhất. Số hộ tham gia thương mại, dịch vụ tăng liên tục trong các năm, năm 2017 là 7.493 hộ, năm 2018 là 8.016 hộ tăng 106,98% so với năm 2017; đến năm 2019 là 8.342 hộ, tăng 104,07% so với năm 2018;
- Hộ khác trong toàn huyện Mỹ Đức qua các năm, năm 2017 là 1.079 hộ, năm 2018 là 1.052 hộ giảm 97,49% so với năm 2017; đến năm 2019 giảm còn 1.022 hộ, giảm 97,15% so với năm 2018.
Bảng 3.7. Phân loại hộ theo nghề nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Đức giai đoạn 2017 - 2019
TT Chỉ tiêu
Các năm So sánh
2017 2018 2019
2018/
2017 (%)
2019/
2018 (%) Số
lượng (hộ)
TT (%)
Số lượng
(hộ)
TT (%)
Số lượng
(hộ)
TT (%) 1 Hộ chuyên sản xuất
Nông, lâm, thủy sản 16.745 51,41 16.680 50,11 16.613 48,53 99,61 99,59 2 Hộ nông nghiệp kiêm
công nghiệp - XDCB 7.254 22,27 7.541 22,65 8.254 24,11 103,96 109,45 3 Hộ nông nghiệp kiêm
Thương mại, dịch vụ 7.493 23,01 8.016 24,08 8.342 24,37 106,98 104,07 4 Hộ Khác 1.079 3,31 1.052 3,16 1.022 2,99 97,49 97,15
Tổng cộng 32.571 33.289 34.231 102,2 102,83
(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Mỹ Đức các năm) Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mỹ Đức, luôn đi đôi với sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ trong sản xuất nông - lâm - thủy sản theo hướng chuyển từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung. Trong nông nghiệp, huyện thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa ruộng đất, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm.
Các loại trang trại cụ thể được thể hiện ở Bảng 3.8 như sau:
Bảng 3.8. Các loại trang trại tại huyện Mỹ Đức giai đoạn 2017 - 2019
TT Chỉ tiêu
Các năm So sánh
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/
2017 (%)
2019/
2018 (%) Số lượng
(hộ)
Số lượng (hộ)
Số lượng (hộ)
1 Trang trại thủy sản 15 23 26 153,33 113,04
2 Trang trại cây ăn quả 5 6 9 120 150
3 Trang trại chăn nuôi 55 73 87 132,72 119,18
4 Trang trại cây hàng năm 7 9 13 128,57 144,44
5 Trang trại tổng hợp 8 12 16 150 133,33
Tổng số trang trại
toàn huyện 90 123 151 136,67 122,76
(Nguồn: Phòng kinh tế huyện Mỹ Đức)
Qua bảng 3.8 cho ta thấy: Tổng số hộ trang trại của huyện Mỹ Đức từ năm 2017 là 90 trang trại, năm 2018 là 123 trang trại tăng 136,67% gấp 1,37 lần so với năm 2017, đến năm 2019 tăng lên 151 trang trại tăng 122,76% gấp 1,23 lần so với năm 2018.
+ Trang trại thủy sản: Năm 2017 có 15 trang trại, năm 2018 là 23 trang trại tăng lên 153,33% so với năm 2017, đến năm 2019 số trang trại tăng lên là 26 tăng 113,04% so với năm 2018.
+ Trang trại cây ăn quả: Năm 2017 có 5 trang trại, năm 2018 là 6 trang trại tăng lên 120% so với năm 2017, đến năm 2019 số trang trại tăng lên là 9 tăng 150% so với năm 2018.
+ Trang trại chăn nuôi: Năm 2017 có 55 trang trại, năm 2018 là 73 trang trại tăng lên 132,72% so với năm 2017, đến năm 2019 số trang trại tăng lên là 87 tăng 119,18% so với năm 2018.
+ Trang trại cây hàng năm: Năm 2017 có 7 trang trại, năm 2018 là 9 trang trại tăng lên 128,57% so với năm 2017, đến năm 2019 số trang trại tăng lên là 13 tăng 144,44% so với năm 2018.
+ Trang trại tổng hợp: Năm 2017 có 8 trang trại, năm 2018 là 12 trang trại tăng lên 150% so với năm 2017, đến năm 2019 số trang trại tăng lên là 16 tăng 133,33% so với năm 2018.
Đặc biệt, huyện phát triển hình thức kinh tế trang trại nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm và sản xuất gắn với thị trường. Số trang trại đạt tiêu chí theo thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn là 151 trang trại, trong đó chủ yếu là trang trại chăn nuôi lợn và một số trang trại kết hợp chăn nuôi lợn và gia cầm. Điều này chứng tỏ chăn nuôi là ngành thế mạnh và là hướng phát triển mũi nhọn của huyện.