Định hướng chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện Mỹ Đức

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH hđh trên địa bàn huyện mỹ đức thành phố hà nội (Trang 103 - 107)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5. Quan điểm, định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Mỹ Đức

3.5.2. Định hướng chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện Mỹ Đức

* Định hướng phát triển chung

Phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, về sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề truyền thống;

đẩy mạnh và nâng cao chất lượng CNH, HĐH. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xây dựng các cụm, điểm công nghiệp, mở rộng ngành nghề ở nông thôn.

* Những chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 [6]

- Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng bình quân hàng năm: từ 10% trở lên, trong đó:

+ Dịch vụ: 10 - 15%;

+ Công nghiệp - xây dựng: 10 - 12%;

+ Nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản: 2,5 - 3%;

- Cơ cấu kinh tế, trong đó:

+ Dịch vụ đạt 54,4%;

+ Công nghiệp, xây dựng đạt 34,1%;

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đạt 20,5%.

- Thu nhập bình quân đạt 60 triệu đồng/người/năm trở lên.

- Tỷ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 21 xã (100%).

- Tỷ lệ hộ nông dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt 100%.

- Giá trị 1 ha canh tác đạt 160 - 200 triệu đồng/năm.

- Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo 60%.

- Tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 1,4%; tỷ lệ lao động thiếu việc làm giảm còn 2,2%.

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn Thành phố dưới 0,5%.

- Duy trì 100% số xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng hàng năm giảm từ 0,5%

trở xuống; Tỷ lệ sinh thô là 9%.

- Tỷ lệ trường công lập (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở) đạt chuẩn quốc gia 95%.

- Tỷ lệ rác thải được xử lý, thu gom, vận chuyển đạt:100%; Nước thải làng nghề được xử lý: 100%.

- Tỷ lệ dân số có bảo hiểm y tế đạt từ 96% trở lên.

(Trích nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Mỹ Đức khóa XXIV nhiệm kỳ 2020 - 2025)

* Định hướng phát triển các ngành sản xuất

- Định hướng phát triển sản xuất ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản:

Định hướng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của huyện trong tương lai đảm bảo lương thực tại chỗ, phát triển mạnh các loại cây, con đặc sản phục vụ nhu cầu thị trường Hà Nội, huyện Mỹ Đức và chuỗi đô thị thị trấn Đại Nghĩa về các loại thực phẩm an toàn, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững kết hợp du lịch sinh thái.

+ Ngành trồng trọt: Với quỹ đất nông nghiệp còn lại sau khi chuyển sang các mục đích sử dụng khác cần tập trung thâm canh chiều sâu, đảm bảo lương thực.

Phát triển mạnh cây đậu tương và ngô phục vụ nhu cầu chế biến thực ăn gia súc vì hai loại sản phẩm này đang bị thị trường tiêu thụ ổn định tại chỗ.

Chủ động xây dựng vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho thị trường khu vực. Ngành sản xuất này đang hứa hẹn tiềm năng rất lớn vì khi chuỗi đô thị hình thành, Mỹ Đức nằm giữa vùng trọng điểm phát triển đô thị.

Những nơi có điều kiện sẽ phát triển loại cây có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả, hoa, cây cảnh... nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tăng khối lượng nông sản hàng hóa.

+ Ngành Chăn nuôi: Phát huy lợi thế của vùng nông nghiệp ngoại thành, tập trung phát triển đàn lợn, gia cầm (đặc biệt là gà, vịt, ngan nuôi theo hướng công nghiệp và trang trại).

+ Ngành nuôi trồng thủy sản: Cải tạo những diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng thuận lợi để đưa vào nuôi trồng thủy sản. Tận dụng nuôi trồng thủy sản trên diện tích đã có, chuyển đổi mạnh những vùng đất úng trũng trồng lúa hiệu quả thấp sang mô hình lúa - cá - vịt hoặc mô hình cây ăn quả - cá nhằm mang lại thu nhập cao hơn.

- Định hướng phát triển sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản [12]:

Định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai của huyện là:

+ Công nghiệp cần phát triển với tốc độ nhanh, cơ cấu công nghiệp cần điều chỉnh hợp lý theo hướng tập trung vào việc tạo môi trường thuận lợi cho các liên doanh, liên kết;

+ Xây dựng cụm công nghiệp Đại Nghĩa, quy mô 30ha tại xã Đại Hưng với các ngành sản xuất không gây ô nhiễm, ưu tiên phát triển công nghiệp sinh thái, công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm chất lượng cao, hỗ trợ sản xuất địa phương... Các khu giết mổ gia súc tập trung tại xã Hương Sơn và xã Phúc Lâm được bố trí trong đất hỗ trợ sản xuất kinh doanh, đảm bảo các yếu tố vồ khoảng cách và vệ sinh môi trường;

+ Khuyến khích phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, có định hướng tách riêng các khu vực sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư. Các làng nghề phục vụ du lịch có thể giữ lại trong khu dân cư nhưng cần đảm bảo về môi trường;

+ Các khu vực khai thác đã cần khai thác sâu xuống bề mặt đất tạo nên các hồ, đầm mặt nước sinh thái cảnh quan phục vụ du lịch;

+ Thủ công nghiệp cần mở rộng quy mô sản xuất một số mặt hàng truyền thống có thị trường ổn định. Gắn phát triển tiểu thủ công nghiệp với việc hình thành mạng lưới công nghiệp nông thôn;

+ Cải thiện chính sách về thu hút đầu tư nước ngoài vào huyện, phát triển công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ kết hợp với các ngành tiểu thủ công nghiệp địa phương sản xuất đa dạng các mặt hàng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách địa phương.

- Định hướng phát triển ngành thương mại, dịch vụ và du lịch [12]:

+ Phát triển các trung tâm thương mại tại thị trấn Đại Nghĩa với chức năng là các trung tâm đa chức năng, hỗn hợp với trọng tâm là phát triển thương mại và dịch vụ du lịch. Nâng cấp hệ thống chợ nông thôn, cải tạo hoặc xây dựng mới các chợ nông thôn đáp ứng yêu cầu, bố trí chợ đầu mối tại xã An Mỹ, chợ đầu mối nông sản tại xã Hợp Thanh;

+ Hình thành các trung tâm mua sắm kết hợp mô hình hiện đại và truyền thống tại cụm đổi mới Hương Sơn phục vụ nhu cầu của trung tâm lễ hội Hương Sơn và nhu cầu vùng huyện phía Nam;

+ Du lịch huyện Mỹ Đức phát triển theo các mô hình “Cộng Đồng” và

“Các cơ sở du lịch được đầu tư đồng bộ”.

Phát triển du lịch cộng đồng: Khuyến khích cộng đồng và nguồn lực từ cộng đồng đầu tư cho du lịch chủ yếu gắn với du lịch lễ hội (lễ hội Hương Sơn và lễ hội Festival Hoa Sen), du lịch văn hóa, du lịch làng nghề, du lịch trải nghiệm...

Phát triển du lịch dựa trên các cơ sở du lịch được đầu tư đồng bộ.

+ Các cụm, điểm du lịch: Trung tâm lễ hội, khu du lịch và chức năng hỗ trợ du lịch.

+ Khu du lịch văn hóa lễ hội và cảnh quan Hương Sơn với quy mô khoảng 322 ha.

+ Trung tâm Festival Hoa Sen An Phú với quy mô khoảng 237 ha.

+ Khu du lịch hồ Thượng Lâm với quy mô khoảng 160 ha.

+ Khu du lịch sinh thái tổng hợp Hồ Quan Sơn với quy mô khoảng 1.465 ha.

+ Khu du lịch sinh thái An Phú với quy mô khoảng 55 ha.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH hđh trên địa bàn huyện mỹ đức thành phố hà nội (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)