Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH hđh trên địa bàn huyện mỹ đức thành phố hà nội (Trang 99 - 103)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5. Quan điểm, định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Mỹ Đức

3.5.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tất yếu khách quan, để việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đem lại hiệu quả thiết thực, theo đúng hướng, với cơ cấu các thành phần kinh tế ở địa phương chiếm tỷ lệ hợp lý, tận dụng tối đa lợi thế của vùng đồng thời tranh thủ các cơ hội thuận lợi từ môi trường trong nước và quốc tế, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải đứng trên một số quan điểm có tính định hướng, đó là:

* Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và xây dựng nền kinh tế mở

Quan điểm này dựa trên cơ sở nền tảng của cơ chế thị trường. Nói đến thị trường là nói đến cung cầu, giá cả các loại hàng hóa và dịch vụ. Bất cứ một nền sản xuất nào cũng tập trung giải quyết ba vấn đề chủ yếu là Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?

Hiện nay, nông nghiệp không chỉ đơn thuần phục vụ như cầu lương thực, thực phẩm cho dân cư trong một quốc gia, không còn mang tính tự cung tự cấp như thời xưa. Ngày nay, người ta coi nông nghiệp cũng là một ngành kinh tế, sản phẩm nông nghiệp trở thành hàng hóa, không chỉ lưu thông trong địa bàn nhỏ hẹp mà còn lưu chuyển trong toàn quốc và vươn ra quốc tế. Để đáp ứng được như cầu của người tiêu dùng hay hiểu đơn giản là để sản phẩm nông nghiệp trở thành hàng hóa thì sản phẩm làm ra phải phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Khi đó sản xuất nông nghiệp phải định hướng được chủng loại và chất lượng hàng hóa mà mình sản xuất, đó là một nền nông nghiệp phát triển dựa trên nguyên tắc sản xuất cái mà thị trường cần chứ không phải sản xuất những gì mà ta có.

Hàng hóa sản xuất ra phải đảm bảo cả về mặt chất lượng cũng như số lượng để luôn thỏa mãn các yêu cầu ngặt nghèo ngày càng cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, đây là chìa khóa để hàng hóa nông sản vươn ra thị trường

quốc tế. Xây dựng một nền nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và một thị trường mở cho kinh tế nông thôn chính là định hướng để phát triển nông nghiệp ở nước ta.

* Xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái

Sản xuất nông nghiệp tác động rất lớn đến môi trường sinh thái, tính bền vững của một nền nông nghiệp ở đây được thể hiện trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Hiện nay, hoạt động của con người ngày càng có tác động xấu đến môi trường sinh thái, biểu hiện rõ ràng trong việc xuất hiện nhiều loại sâu bệnh và thời tiết thất thường ảnh hưởng đến trồng trọt cũng như là chăn nuôi. Đó là tác hại do sự thiếu hiểu biết của con người trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những năm trước nông dân còn thiếu hiểu biết về đặc tính sinh học của cây trồng, vật nuôi, sâu bệnh và các biện pháp canh tác. Trong một thời gian dài việc làm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, các loại thuốc kích thích sinh trưởng đã có tác động xấu đến môi trường sinh thái như: làm cho đất đai bạc màu, làm mất cân bằng sinh thái do tiêu diệt dịch thiên địch và tăng khả năng kháng thuốc của sâu bệnh, thóai hóa giống cây trồng... Do vậy một nền nông nghiệp bền vững phải giữ vững tốc độ tăng trưởng ổn định, giảm tối đa và đi đến xóa bỏ áp lực của xã hội đến hủy hoại môi trường, củng cố và xây dựng hệ sinh thái môi trường ngày càng hài hòa, cân đối, phục hồi lại nguồn gen thực vật và động vật quý hiếm. Điều này chỉ có thể thực hiện với một nền nông nghiệp sạch với nhiều ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, hạn chế sử dụng hóa chất, nghiên cứu tạo ra nhiều giống vật nuôi cây trồng mới với năng suất chất lượng, khả năng kháng sâu bệnh cao và chống chịu tốt với những thay đổi của thời tiết.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi lao động nông nghiệp từ thủ công sang cơ giới từng khâu, từng bộ phận tiến tới cơ giới hóa hoàn toàn một số ngành có điều kiện.

Hiện đại hóa là quá trình tiếp thu và ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ hiện đại, tiên tiến.

Một nền kinh tế vững mạnh phải dựng trên cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, sản xuất bằng máy móc cơ giới hóa, hiện đại hóa với năng suất lao động cao phải đứng trên quan điểm đó để từng bướng xây dựng nên nông nghiệp, nền kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ sở hạ tầng vững mạnh.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa tạo điều kiện phát triển sản xuất tăng năng suất chất lượng nông sản, vừa nâng cao khả năng chế biến nông sản tại chỗ, làm gia tăng giá trị của hàng hóa.

Cơ sở hạ tầng nông thôn là nền tảng của nền sản xuất nông nghiệp với các yếu tố như: hệ thống đường xá, giao thông, điện, các công trình thủy lợi, tưới tiêu, hệ thống thông tin về thị trường giá cả.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với cơ sở hạ tầng vững mạnh là xương sống của một nền sản xuất, đánh giá trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự tiến bộ về phương pháp sản xuất.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên cơ sở gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội

Sản xuất nông nghiệp là hoạt động sử dụng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như tiềm lực kinh tế - xã hội có hạn của quốc gia cũng như của từng địa phương. Để có thể khai thác triệt để sử dụng được lâu dài, con người cần có biện pháp sử dụng có hiệu quả nguồn lực đó, đồng thời tìm biện pháp tái tạo những nguồn tài nguyên có thể tái tạo để phục vụ cho mục đích lâu dài và hạn chế một cách tối đa việc sử dụng những tài nguyên không thể tái tạo.

Muốn nâng cao tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chúng, thì các yếu tố nguồn lực như đất đai, lao động, vốn, tập đoàn cây trồng và vật nuôi... phải được kết hợp với nhau một cách hợp lý, từng yếu tố đó phải được sử dụng có hiệu quả, đồng thời phải quan tâm đến quan hệ tác động tương hỗ giữa các yếu tố để đưa lại hiệu quả kinh tế tổng hợp.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải kết hợp giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng cộng đồng nông thôn vì mục tiêu phát triển con người

Con người là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế và là yếu tố năng động tích cực nhất của lực lượng sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải thể hiện quan hệ biện chứng giữa kinh tế với văn hóa - xã hội, tạo điều kiện và động lực phát triển con người.

Mục đích của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là phải triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nông dân cả về vật chất và tinh thần. Không chỉ làm cho nền kinh tế khá hơn mà còn phải làm cho trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, thu hẹp dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, xây dựng cộng đồng nông thôn vì mục tiêu phát triển con người. Chính vì vậy, bên cạnh các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất thì các dịch vụ xã hội (giáo dục, văn hóa, y tế...) phải được đặc biệt quan tâm.

Như vậy, Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tiễn, cơ sở lý luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; các quan điểm của Đảng và Nhà nước, các chủ trương, đường lối, chính sách cảu địa phương về phát triển nông nghiệp nông thôn. Quan điểm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn được khái quát như sau:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phải gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới;

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phải trên cơ sở nhu cầu của thị trường, khai thác hợp lý các tiềm năng thế mạnh của huyện

và ưu thế của từng vùng; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ.

- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phải đồng bộ, huy động được mọi nguồn lực cảu các thành phần kinh tế kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước để đảm bảo sản xuất có hiệu quả, bền vững và an toàn môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH hđh trên địa bàn huyện mỹ đức thành phố hà nội (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)