Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4.1. Những kết quả đạt được
Nhìn chung, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp tại huyện đạt được những thành công nhất định.
- Tỷ trọng sản xuất ngành nông nghiệp giảm tương đối trong cơ cấu giá trị sản xuất chung toàn huyện.
- Tập trung triển khai có hiệu quả Chương trình, Đề án nông nghiệp, nông thôn. Tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cây giống, con mới có chất lượng cao, áp dụng thâm canh vào sản xuất, chủ động phòng trừ dịch bệnh.
- Diện tích, sản lượng cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế cao ngày càng tăng.
- Chăn nuôi, thủy sản phát triển mạnh. Đã có áp dụng phương pháp nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và mô hình đa canh, thu hút nhiều hộ nông dân và doanh nghiệp tham gia, bước đầu có hiệu quả.
- Trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán trong khu trung tâm huyện, khu công nghiệp và nơi công cộng được chú trọng, môi trường sinh thái được cải thiện.
- Tỷ trọng các lĩnh vực sản xuất trong nông nghiệp đã có thay đổi theo hướng CNH, HĐH (tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản, giảm tỷ trọng trồng trọt).
- Một bộ phận lao động nông nghiệp đã chuyển dịch sang làm việc ở các lĩnh vực khác.
- Cơ cấu sản xuất lĩnh vực trồng trọt có thay đổi theo hướng tạo vùng chuyên canh tập trung trên cơ sở phát huy lợi thế của địa phương.
- Cơ cấu sản xuất lĩnh vực chăn nuôi thay đổi theo hướng tăng dần giá trị chăn nuôi gia cầm, giảm dần giá trị chăn nuôi gia súc.
- Đầu tư của Nhà nước và lĩnh vực nông nghiệp tăng về tổng số vốn, đồng thời tập trung cho cải thiện điều kiện giao thông, thủy lợi, hệ thống năng lượng, chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn như:
điện, đường, trường, trạm... Tích cực triển khai quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên toàn huyện, tiếp tục xây dựng mô hình nông thôn mới ở các xã trong huyện.
- Mạng lưới kinh doanh thương mại phát triển mở rộng. Hệ thống các chợ được đầu tư nâng cấp.
- Các mặt hàng xuất khẩu được tăng lên, chủ yếu là hàng may mặc và hàng thủ công mỹ nghệ.
- Cơ cấu thành phần kinh tế trong nông nghiệp thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất từ thành phần kinh tế cá thể, giảm thành phần
kinh tế nhà nước, một số hộ gia đình đã chuyển hướng sản xuất sang một số lĩnh vực khác (Chăn nuôi, Thương mại - Dịch vụ), kinh tế trang trại phát triển mạnh.
- Giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác tăng mạnh.
- Thu thập và đời sống nông dân được cải thiện khá rõ.
- Đã thực hiện một số chính sách tạo điều kiệu thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như: chính sách dồn điền đổi thửa, chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nông dân.
Kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Mỹ Đức từ năm 2017 đến tháng 9 năm 2020 được thể hiện rõ nét ở một số chỉ tiêu được nêu trong bảng 3.10.
Bảng 3.10. Kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 9/2020
1 Giá trị sản phẩm toàn huyện Tỷ.đ 7564,2 8326,8 9179,8 8146,8
2 Tỷ trọng giá trị sản xuất chung % 100 100 100 100
2.1 Nông nghiệp % 31,98 30,14 28,21 27,42
2.2 Công nghiệp - XDCB % 30,97 31,43 31,93 30,85
2.3 Thương mại - dịch vụ % 37,05 38,43 39,86 41,73
3 Tỷ trọng giá trị sản xuất NN % 100 100 100 100
3.1 Chăn nuôi % 42,07 42,28 42,61 38,19
3.2 Trồng trọt % 37,96 37,54 37,08 40,61
3.3 Dịch vụ % 9,61 9,77 9,86 10,87
3.4 Thủy sản % 10,26 10,29 10,34 10,22
3.5 Lâm nghiệp % 0,10 0,104 0,11 0,11
4 Cơ cấu sử dụng đất ha 22625,08 22625,08 22625,08 22625,08
4.1 Diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp ha 14574,12 14534,13 14426,83 14408,99
4.2 Diện tích đất phi nông nghiệp ha 6653,06 6723,05 6831,53 6852,57
4.3 Diện tích đất chưa sử dụng ha 1397,90 1367,90 1366,72 1363,52
5 Tỷ trọng giá trị sản xuất theo TP kinh tế trong NN % 100 100 100
5.1 Kinh tế Nhà Nước % 1,78 1,72 1,68
5.2 Kinh tế tập thể % 1,69 1,59 1,54
5.3 Kinh tế cá thể % 96,54 96,69 96,78
6 Giá trị sản phẩm của SXNN Tỷ.đ 2418,8 2510 2589,9 2233,5
7 Thu nhập bình quân đầu người Tr.đ 34,1 38 43,5 48
8 Giá trị sản phẩm bình quân/1 ha canh tác Tr.đ 140 146 152 160
(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Mỹ Đức các năm)
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong 10 năm của huyện Mỹ Đức từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng bước đi thích hợp không chỉ đối với ngành sản xuất nông nghiệp mà còn tác động vào một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác của huyện.
Trong sản xuất nông nghiệp: diện tích đất cho nông nghiệp giảm, lao động sử dụng trong sản xuất nông nghiệp giảm, song giá trị sản phẩm của ngành sản xuất nông nghiệp tăng.