Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CNH, HĐH
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và xác định mẫu điều tra - Chọn địa điểm nghiên cứu:
Trong phương pháp nghiên cứu, chọn điểm nghiên cứu được xem là bước quan trọng nhất, bởi kết quả nghiên cứu có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào lựa chọn này. Điểm nghiên cứu cần đảm bảo đại diện cho các vùng, miền thuộc địa bàn nghiên cứu. Với yêu cầu đó, đề tài lựa chọn 3 xã để tiến hành khảo sát gồm:
+ Thị trấn Đại Nghĩa đại diện cho khu vực trung tâm của huyện Mỹ Đức, có điều kiện kinh tế tốt nhất, ngành nông nghiệp tương đối phát triển;
+ Xã An Mỹ là xã thuộc khu vực phía bắc của Huyện, là nơi các ngành trồng trọt và chăn nuôi phát triển mạnh, tuy nhiên điều kiện kinh tế vẫn ở mức trung bình của Huyện;
+ Xã Hương Sơn là xã thuộc khu vực phía nam của Huyện. Đây là xã có điều kiện kinh tế ở mức khá và có nhiều hoạt động dịch vụ phát triển mạnh gắn với lễ hội Chùa Hương.
- Chọn mẫu điều tra:
+ Đối với đối tượng là các hộ gia đình: Luận văn chọn mẫu ngẫu nhiên số lượng 30 hộ/xã, tổng số hộ điều tra là 90 hộ;
+ Đối tượng là các cán bộ quản lý: tại các phòng Lao động thương binh - xã hội, phòng kinh tế và các phòng ban chuyên môn của huyện để thu thập thông tin về lao động việc làm trong nông thôn.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.2.1. Số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp là những số liệu đã được công bố bao gồm từ các nguồn:
- Các công trình đã nghiên cứu, sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Mỹ Đức kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố;
- Số liệu của huyện được thu thập tại Phòng thống kê, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Kinh tế thuộc huyện Mỹ Đức;
- Các báo cáo phát triển kinh tế xã hội huyện Mỹ Đức nhiệm kỳ 2015 - 2019, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mỹ Đức. Các chỉ tiêu đánh giá về chuyển dịch CCKT nông nghiệp, về lao động việc làm, giải quyết việc làm;
- Các bài báo, bản tin trên các phương tiện truyền thông, các trang website của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Công thương, UBND huyện...
2.2.2.2. Tài liệu sơ cấp
Để thu thập được số liệu sơ cấp, luận văn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học thông qua phiếu điều tra được thiết kế sẵn đối với các đối tượng đã được xác định trong mục 2.2.1 với các nội dung phỏng vấn liên quan đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 2.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu
- Công cụ sử dụng trong việc xử lý số liệu sau khi thu thập, đó là phần mềm Excel… để tổng hợp và hệ thống hóa lại những tiêu thức cần thiết, thể hiện bằng đồ thị
- Các chỉ tiêu tổng hợp bao gồm: Số bình quân, tốc độ phát triển...
2.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
Sau khi thu thập được những số liệu cần thiết, để đánh giá thực trạng quá trình chuyển dịch CCKT theo ngành và theo nội bộ ngành, tác giả sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê mô tả:
Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng lao động, việc làm của người lao động tại vùng điều tra.
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu thô, lập bảng phân phối tần suất.
- Phương pháp thống kê so sánh:
Được sử dụng để so sánh nhằm xác định sự thay đổi về:
+ Tỷ lệ chuyển dịch CCKT giữa các ngành;
+ Tỷ lệ chuyển dịch CCKT trong nội bộ ngành.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia, chuyên khảo trên cơ sở thu thập thông tin và trao đổi trực tiếp với giáo viên hướng dẫn, cán bộ quản lý của huyện. Qua đó nắm bắt được những thông tin về thực trạng tình hình và dự báo xu hướng chuyển dịch CCKT nông nghiệp trên địa bàn.
- Phương pháp phân tích SWOT:
Mô hình phân tích SWOT là mô hình dùng để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đe dọa đối với tự tồn tại và phát triển của một tổ chức hoặc đối với một vấn đề nào đó. Là mô hình sử dụng rộng rãi có hiệu quả cao trong việc hoạch định chiến lược cũng như định hướng cho tương lai.
- S (Strengths): Các điểm mạnh;
- W (Weeknesses): Các điểm yếu;
- O (Oppertunities): Các cơ hội;
- T (Threatens): Các thách thức.
Các yếu tố môi trường S. Các điểm mạnh 1-
2-
…
W. Các điểm yếu 1-
2-
… O. Các cơ hội
1- 2-
…
1- S1O1
2- S1O1
…….
1- W1O1
2- W1O1
…….
T. Các thách thức 1-
2-
…
1- S2T1
…..
1- W1T1
…..
Trên cơ sở kết hợp các đểm mạnh và các điểm yếu, cũng như các cơ hội và các thách thức, hoặc kết hợp xen kẽ giữa các điểm với nhau, chúng ta sẽ có nhiều phương án khác nhau. Từ đó cho phép lựa chọn được phương án tối ưu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài.