Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH hđh trên địa bàn huyện mỹ đức thành phố hà nội (Trang 91 - 98)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Tuy đã đạt được một số thành tựu trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song quá trình chuyển dịch diễn ra chậm chạp, chưa vững chắc và nảy sinh nhiều mâu thuẫn.

Công tác quy hoạch tổng thể và quy hoạch cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn chậm, cản trở sự chuyển dịch bền vững.

Việc chuyển dịch một bộ phận diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản diễn ra chậm do thiếu vốn đầu tư.

Một số xã đã xảy ra hiện tượng chuyển dịch kinh tế nông nghiệp một cách tự phát, không theo quy hoạch và định hướng lâu dài.

Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch CCKT nông nghiệp của huyện, đặc biệt là đầu tư khoa học công nghệ trong nông nghiệp chưa được quan tâm.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung chưa giải quyết tốt vẫn đề lao động nông thôn, chưa thu hút được lao động nông thôn sang làm việc ở lĩnh vực khác.

Vẫn đề đào tạo nghề cho nông dân chưa được chú ý đúng mức.

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bền vững nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả nền nông nghiệp hàng hóa. Vì vậy, việc chuyển dịch phải chuyển từ tăng sản lượng sang tăng giá trị trên một đơn vị diện tích; chuyển từ độc canh, đơn nghề sang đa canh,

đa nghề. Muốn như vậy, phải thực hiện đồng bộ ba nội dung: Điều chỉnh ngành sản xuất nông lâm nghiệp; Điều chỉnh sản phẩm của từng ngành hàng nông, lâm nghiệp; điều chỉnh quy mô hàng hóa của sản phẩm nông, lâm nghiệp.

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp phải gắn với chuyển dịch cơ cấu đầu tư, phát triển thị trường và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.

- Trồng trọt:

+ Cơ cấu trồng lúa năng suất, chất lượng tỷ lệ còn thấp; chưa có nhiều cây trồng mới đưa vào sản xuất; một số diện tích ở vùng đất đồi gò thấp sản xuất hiệu quả chưa cao;

+ Chưa có vùng sản xuất rau an toàn, rau sắng chùa Hương chưa phát triển;

+ Các vườn tạp hộ gia đình trồng cây ăn quản chưa chú trọng cải tạo, đầu tư thâm canh nên hiệu quả còn thấp, diện tích mơ Hương Sơn còn ít;

+ Chưa có nhiều vùng sản xuất tập trung, để tạo nhiều sản phẩm hàng hóa;

+ Việc thực hiện cơ giới hóa và sản xuất còn hạn chế.

- Chăn nuôi:

+ Chất lượng giống ở một số nơi chưa đảm bảo;

+ Chưa có vùng chăn nuôi, giết mổ tập trung xa khu dân cư; cơ cấu giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp còn thấp;

+ Thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và kiểm tra vệ sinh thú y có lúc chưa kịp thời; vốn kinh doanh còn khó khăn.

- Thủy sản:

+ Diện tích nuôi thâm canh thủy sản và đặc sản còn ít;

+ Nhiều hộ chưa chủ động được giống thủy sản đảm bảo chất lượng để đưa vào sản xuất; vốn kinh doanh còn khó khăn.

3.4.3. Đánh giá điều tra tại địa bàn a. Kết quả từ điều tra nông hộ

Qua kết quả điều tra khảo sát 90 hộ nông dân ở 3 xã, thị trấn trên toàn huyện, với đặc điểm các hộ có khác nhau, thể hiện ở biểu sau:

Về điều kiện sản xuất, nhìn chung diện tích canh tác thấp, chủ yếu là diện tích lúa, tiềm lực về vốn thấp, hơn nữa vốn của hộ không chỉ dành cho đầu tư sản xuất, mà cho các hoạt động khác, như: tiêu dùng, y tế, học tập…

nên nhìn chung các hộ đều trong tình trạng thiếu vốn.

Bảng 3.11. Thông tin cơ bản về các hộ điều tra

TT Chỉ tiêu ĐVT Thị trấn

Đại nghĩa

Hương

Sơn An Mỹ Chung Các xã

1 Số hộ điều tra Hộ 30 30 30 90

2 Nhân khẩu BQ/ hộ Khẩu 4,5 5 5 4,8

3 Tỷ lệ chủ hộ là nữ % 32 35 25 31

4 Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 47 44 50 47

Điều kiện sản xuất của hộ

5 DT canh tác BQ của hộ Ha 0,21 0,18 0,57 0,32 Tr. đó: DT canh tác lúa Ha 0,15 0,13 0,18 0,15 - Tỷ lệ DT canh tác lúa % 75,5 72,2 31,5 59,7

6 Nhân khẩu BQ/ hộ Khẩu 4,5 5 5 4,8

7 Số lao động/ hộ LĐ 2,2 2,5 2,7 2,5

8 Số vốn sản xuất của hộ Tr.đ 8,2 12,5 5,6 8,8 (Nguồn: Điều tra của học viên năm 2020)

* Với những kết quả điều tra đề tài đi sâu làm rõ ở các khía cạnh sau:

- Với các giải pháp, như: đồn điền đổi thửa, khuyến nông, chính sách của nhà nước, và thị trường… các hộ từ đặc điểm đất đai đã tiến hành đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu mùa vụ, áp dụng công thức luân canh tiến bộ, nên đã đem lại hiệu quả cao và thu nhập.

Qua bảng 3.10: Tổng hợp điều tra hộ nêu trên cho thấy quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp huyện hình thành rõ nét các vùng nâng cao giá trị gia tăng và tỷ suất hàng hóa các loại nông sản chính đều tăng, nhất là nhóm nông sản chăn nuôi và cây ăn quả…

Trên cơ sở đó các mô hình chuyển đổi sản xuất có hiệu quả ngày cảng nhiều trên các vùng của huyện. Hình thành các các trang trại theo 3 hình thức sau đây:

Thứ nhất: Chủ trang trại tích tụ ruộng đất lập trang trại bằng cách thuê đất công, mua (chuyển nhượng) để phát triển kinh tế trang trại có quy mô từ trên 01 đến dưới 5 ha. Đây là hình thức phổ biến và có hiệu quả nhất ở Mỹ Đức.

Thứ hai: Nhà nước ra quyết định thu hồi đất để cho người có điều kiện thuê đất xây dựng trang trại. Đây là hình thức khá phổ biến trong thời gian gần đây.

Thứ ba: Dồn điền, đổi thửa để phát triển kinh tế trang trại, có dịch vụ của HTX NN. Đây là hình thức hình thành trang trại chưa nhiều ở Mỹ Đức.

- Lao động theo ngành:

Bảng 3.12. Lao động theo ngành tại địa bàn điều tra

Lao động theo ngành

Thị Trấn

Đại Nghĩa Hương Sơn An Mỹ

Số lượng (người)

CC (%)

Số lượng (người)

CC (%)

Số lượng (người)

CC (%)

NLN - TS 78 57,32 77 54,73 84 53,95

CN - XD 36 26,74 38 27,19 43 27,76

TM - DV 22 15,94 25 18,08 29 18,29

Tổng 136 100 140 100 156 100

(Nguồn: Tổng hợp điều tra và tính toán số liệu của tác giả) Qua bảng ta thấy, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp ở TT Đại Nghĩa vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả 3 vùng (chiếm 57,32%) sau đó là Hương Sơn chiếm 54,73% và cuối cùng là An Mỹ chiếm 53,95%. Tỷ trọng lao động trong ngành CN - XD và TM - DV ở Hương Sơn và An Mỹ khá tương đồng

và không có sự chênh lệch nhau nhiều, cụ thể ngành CN - XD lần lượt là 27,19% ở Hương Sơn và 27,76% ở An Mỹ; ngành TM-DV lần lượt là 18,08%

và 18,29%. Đồng thời cả hai ngành CN-XD và TM-DV ở Hương Sơn, An Mỹ cao hơn hẳn TT Đại Nghĩa.

Số liệu trên cho thấy trong lao động hiện nay ở tại các vùng điều tra thì lao động ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn (trung bình 55,33%), trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, trung bình lần lượt là 27,23% ngành công nghiệp và 17,44% ngành dịch vụ. Quá trình phát triển KT - XH hiện nay đòi hỏi phải làm sao để giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp, dịch vụ đến mức thích hợp. Điều này thể hiện sự cần thiết khách quan phải có những giải pháp đồng bộ để chuyển dịch một lượng lao động khá lớn từ lĩnh vực nông nghiệp sang các lĩnh vực khác như công nghiệp và dịch vụ.

- Theo lứa tuổi:

Bảng 3.13. Lao động theo lứa tuổi tại địa bàn điều tra

Chỉ tiêu

Nhóm tuổi

0-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 >60 Số

lượng (người)

98 50 76 63 43 16 21 19 23 15 33

Cơ cấu

(%) 21,39 11,03 16,72 13,86 9,41 3,58 4,67 4,04 5,13 3,25 6,92

(Nguồn: Tổng hợp điều tra và tính toán số liệu của tác giả) Cụ thể cơ cấu nguồn lao động theo lứa tuổi được minh họa bằng đồ thị sau:

Đồ thị 3.1. Nguồn lao động theo lứa tuổi tại địa bàn điều tra

Qua đồ thị trên cho thấy, số lượng người trong độ tuổi lao động thuộc nhóm tuổi từ 15 - 19; 20 - 24; 25 - 29 chiếm tỷ trọng cao trong tổng số, với tỷ lệ lần lượt là 11,03%, 16,72% và 13,86%; đồng thời nhóm tuổi từ 0 - 14 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số. Điều này cho thấy trong thời gian hiện tại và các giai đoạn tiếp theo thì lực lượng lao động trẻ vẫn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Theo trình độ chuyên môn:

Trong tổng số 456 người trong độ tuổi lao động thì phần lớn lao động không có trình độ chuyên môn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cả 3 vùng, cụ thể chất lượng lao động tại địa bàn điều tra được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.14. Phân tích lao động theo trình độ chuyên môn tại địa bàn điều tra

Trình độ chuyên môn

TT Đại Nghĩa Hương Sơn An Mỹ

Bình quân trung bình

(%) Số

lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%) 1. Không có trình

độ chuyên môn 80 52,84 63 43,71 68 42,58 46,38

2. Sơ cấp 27 17,63 19 13,25 22 13,47 14,78

3. Trung học chuyên nghiệp (Trung cấp)

17 11,51 23 15,79 22 14,02 13,77

4. Cao đẳng 14 9,37 21 14,86 27 16,94 13,72

5. Đại học trở lên 13 8,65 18 12,39 21 12,99 11,34

Tổng 152 100 144 100 160 100 100

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán số liệu của tác giả từ kết quả điều tra) Qua bảng trên ta thấy, bình quân trung bình cả 3 vùng có đến 46,38%

số người chưa qua đào tạo về chuyên môn và 53,62% số người còn lại đã qua đào tạo với nhiều hình thức khác nhau. Số người đã qua đào tạo với các hình thức sơ cấp, trung học, cao đẳng vẫn chiếm tỷ lệ trong cả 3 vùng, số người có trình độ đại học trở lên trong cả 3 vùng chiếm tỷ lệ thấp nhất, trung bình là 11,34%.

b. Một số mô hình trong nông nghiệp Mỹ Đức

Tại Mỹ Đức, trong thời gian qua đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp:

- Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng hoa, cây cảnh đạt giá trị 250 - 300 triệu đồng/ha.

Hình 3.1. Một góc vườn cây cảnh nhà ông Hải tại xã Hương Sơn

- Chuyển đổi đất trồng lúa, rau màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, nuôi cá đạt giá trị từ 200 - 300 triệu đồng ha.

Hình 3.2. Vườn cây có múi của hộ ông Long - xã An Mỹ

- Chuyển đổi đất trồng lúa dễ ngập úng sang thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt 200 đến 350 triệu đồng/ha.

Hình 3.3. Một góc trang trại nhà ông Thái xã An Phú

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH hđh trên địa bàn huyện mỹ đức thành phố hà nội (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)