Hệ thống nhu cầu của người lao động tại Công ty nhiệt điện Nghi Sơn 1

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp tạo động lự ho người lao động tại công ty nhiệt điện nghi sơn 1 tập đoàn điện lự việt nam (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC

2.2. Hệ thống nhu cầu của người lao động tại Công ty nhiệt điện Nghi Sơn 1

<30 30-39 40-49 50-59

Học viên: Nguyễn Minh Hoàng 44 Cao học: QTKD 2014A

định hướng vào sự thoả mãn nhu cầu đó của họ để chính sách tạo động lực đạt đƣợc kết quả cao nhất.

Hiện nay, tại EVNTPC NGHISON 2 chƣa có hoạt động chính thức nào tiến hành xác định nhu cầu của người lao động. Những mong muốn nguyện vọng của người lao động chủ yếu được phản ánh thông qua tổ chức Công đoàn. Hàng năm Công ty có tổ chức Hội nghị người lao động để lắng nghe ý kiến của CBCNV. Do chưa tiến hành xác định nhu cầu của người lao động nên Công ty chưa thật sự hiểu rõ những CBCNV của mình mong muốn gì từ công việc, nhu cầu nào là quan trọng, cấp thiết nhất đối với người lao động. Chính vì thế các biện pháp tạo động lực cho người lao động của Công ty được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng lao động mà ít quan tâm đến sự khác biệt về nhu cầu theo từng nhóm đối tƣợng khác nhau nhƣ về tuổi, thu nhập, giới tính, theo chức danh công việc, theo từng phòng ban v.v.. để đưa ra các chính sách phù hợp. Điều này làm ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động tạo động lực trong toàn Công ty.

Để nghiên cứu hệ thống nhu cầu tạo động lực của CBCNV tại EVNTPC NGHI SON 1, trong quá trình thực hiện luận văn này, học viên đã tiến hành điều tra khảo sát mức độ hài lòng của cán bộ, công nhân viên Công ty đối với thực trạng và công việc hiện tại để bổ sung cho các phân tích của người viết bằng bảng 10 nhóm câu hỏi định tính và sử dụng phần mềm Docs trực tuyến của Google gửi đến 153 địa chỉ email cán bộ, công nhân của Công ty. Với 120 phiếu khảo sát thu đƣợc hợp lệ (Lãnh đạo Công ty: 3 phiếu; Lãnh đạo các phòng/Phân xưởng: 10 phiếu; Lao động chuyên môn nghiệp vụ: 67 phiếu; Công nhân: 40 phiếu) thì nhận thấy nhu cầu của con người trong Công ty là khá đa dạng bởi vì ngoài thu nhập người lao động còn có rất nhiều nhu cầu khác cần đƣợc thỏa mãn nhƣ nhu cầu đƣợc thăng tiến, nhu cầu học tập nâng cao trình độ, sự quan tâm của lãnh đạo.

Do hạn chế về thời gian nên học viên đã lựa chọn mười yếu tố quan trọng để tiến hành khảo sát và đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau(thứ tự quan trọng đƣợc xếp từ 1-10).

Học viên: Nguyễn Minh Hoàng 45 Cao học: QTKD 2014A 5: Nhu cầu của người lao động đối với công việc.

STT Yếu tố đánh giá

Thứ tự mức độ quan trọng Lãnh đạo

Công ty

L Đ phòng/

PX

Nhân

viên Công

nhân

1 Công việc thú vị, thách thức 4 10 10 9

2 CV phù hợp khả năng sở

trường 8 7 4 3

3 Công việc ổn định 9 9 1 2

4 Đƣợc tự chủ trong công việc 5 6 3 6

5 Đánh giá đầy đủ các CV đã

làm 10 8 6 5

6 Điều kiện làm việc tốt, an toàn 6 5 5 4

7 Cơ hội học tập nâng cao trình

độ 2 1 7 8

8 Quan hệ đồng nghiệp tốt 3 3 9 7

9 Thu nhập cao 7 4 2 1

10 Cơ hội thăng tiến 1 2 8 10

( Nguồn: Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát về động lực lao động tại CT) Theo bảng 5, nhu cầu được người lao động trong công ty được đánh giá có sự khác biệt khá lớn theo chức danh của người lao động. Đối với công nhân, nhu cầu về mức thu nhập cao (1) được người lao động đánh giá là nhu cầu quan trọng nhất đối với họ, tiếp theo là nhu cầu về công việc ổn định (2), công việc phù hợp với khả năng sở trường (3) điều kiện làm việc tốt, an toàn ( ). Đây đều là những 4 nhu cầu bậc thấp trong hệ thống nhu cầu của Maslow là nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn. Đối với chức danh nhân viên, nhu cầu quan trọng nhất là công việc ổn định (1); thu nhập cao (2) và đƣợc tự chủ trong công việc (3), trong khi đó các vị trí này đối với chức danh lãnh đạo phòng/phân xưởng lần lượt là: Cơ hội học tập nâng cao trình độ (1) cơ hội thăng tiến (2) quan hệ đồng nghiệp tốt (3); thu nhập cao (4); Đối với chức danh lãnh đạo Công ty thì thứ bậc quan trọng của các nhu cầu có sự khác biệt với các nhóm còn lại. Lúc này các nhu cầu bậc cao trở nên quan trọng hơn. Nhu cầu đƣợc đánh giá quan trọng nhất là cơ hội thăng tiến (1), tiếp đến là nhu cầu về cơ hội học tập nâng cao trình độ (2) và quan hệ đồng nghiệp tốt (3). Nhóm lao động này nhu cầu về thu nhập cao lùi xuống vị trí thứ (7).

Học viên: Nguyễn Minh Hoàng 46 Cao học: QTKD 2014A

Ý nghĩa và giải pháp:

Theo lý thuyết nhu cầu của Maslow nhu cầu con người xuất hiện theo thứ bậc từ thấp đến cao. Khi nhu cầu thấp đƣợc thoả mãn thì nhu cầu cao hơn sẽ xuất hiện. Ban đầu là các nhu cầu về sinh lý, tiếp theo là đến các nhu cầu về an toàn, nhu cầu về xã hội, nhu cầu tôn trọng và tự hoàn thiện mình.

Do đó đối với lực lƣợng lao động chính của nhà máy là lực lƣợng công nhân vận hành trực tiếp đến hệ thống máy móc thiết bị nên họ thường xuyên phải làm những công việc trong ngành công nghiệp điện mang tính chất nặng nhọc, nguy hiểm nên có nhu cầu cao về điều kiện làm việc, trang thiết bị bảo hộ v.v..và thông thường cũng đa phần là lao động là Nam giới là một trong những thành phần lao động chính trong gia đình vì vậy để tạo động lực cho nhóm người lao động này, Công ty nên hướng vào các công cụ tiền lương và cải thiện điều kiện an toàn làm việc giúp thỏa mãn các nhu cầu mà người lao động hiện cho là quan trọng nhất với họ. Tóm lại, để tạo động lực cho người lao động có hiệu quả, Công ty cần quan tâm đến các biện pháp nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại đƣợc đánh giá là quan trọng nhất đối với người lao động nói chung đó là: đảm bảo công việc được duy trì ổn định, nâng cao thu nhập cho người lao động và bố trí sử dụng lao động phù hợp với khả năng, sở trường của từng người. Ngoài ra, Công ty cũng cần có các chính sách phù hợp với từng nhóm đối tƣợng khác nhau trong tổ chức. Từ đó Nhà quản trị sẽ tạo ra động cơ thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, giúp họ yên tâm với công việc hơn bằng cách thoả mãn những nhu cầu hiện tại của họ. Nhƣng điều quan trọng đối với nhà quản trị là phải thực hiện phương châm “đói cho ăn, khát cho uống”, tức là phải tìm hiểu xem nhân viên của mình đang ở cấp nhu cầu nào, từ đó mới đƣa ra đƣợc cách giải quyết hợp lý.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp tạo động lự ho người lao động tại công ty nhiệt điện nghi sơn 1 tập đoàn điện lự việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)